Kết quả phân tích định tính

Một phần của tài liệu Luan an NCS. Nguyen Thi Hang 12-2015 (Trang 134 - 193)

8. Cấu trúc của luận án

3.4.2. Kết quả phân tích định tính

Trƣớc khi tiến hành TNTĐ, chúng tôi đã thực hiện TNKS, sau khi kết thúc môn học đƣợc 2 tuần, chúng tôi thực hiện kiểm tra khảo sát. Kết quả bài kiểm tra đƣợc chúng tôi chấm điểm ở 3 nội dung và đánh giá đƣợc mức độ năng lực nhận thức về 3 mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Qua các bài kiểm tra TNKS, nhận thấy:

Về khả năng xác định các kiến thức có liên quan: Rất ít SV xác định đƣợc đầy đủ các kiến thức có liên quan đến VĐ cần giải quyết về diễn thế sinh thái ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Khi xác định, SV trình bày dƣới dạng liệt kê kiến thức, không đọc kỹ đầu bài, không thể hiện đƣợc kỹ năng lập bảng, sơ đồ. SV thƣờng chỉ liệt kê kiến thức về khái niệm diễn thế sinh thái, các dạng, nguyên nhân diễn thế sinh thái,

không chú ý đến các khái niệm liên quan nhƣ quần thể, quần xã, biến động số lƣợng cá thể của quần thể và biến động số lƣợng loài của quần xã.

Về khả năng phân tích VĐ, SV thƣờng phân tích kiến thức sơ lƣợc, nhầm lẫn nhiều, chỉ nghĩ tới việc trả lời diễn thế là gì mà chƣa phân tích nó có đặc điểm thế nào, có biến đổi không, các dạng diễn thế khác nhau nhƣ thế nào. Đặc biệt về

nguyên nhân gây nên diễn thế, SV chỉ nêu tên nguyên nhân mà không phân tích đƣợc nguyên nhân đó gây biến đổi quần xã nhƣ thế nào.

SV cũng chƣa phân tích đƣợc ảnh hƣởng của con ngƣời đến sự biến đổi quần xã và ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái đối với tự nhiên và đối với đời sống con ngƣời. Nhƣ vậy, SV hạn chế trong việc nhớ và hiểu kiến thức nên các kỹ năng tƣ duy, kỹ năng học tập, kỹ năng GQVĐ không đƣợc trau dồi.

Với cùng đề kiểm tra nhƣ TNKS, sau khi TNTĐ kết thúc đƣợc 2 tuần, chúng tôi cũng thực hiện ở các lớp TN và ĐC.

So với nhóm lớp ĐC, ở nhóm lớp TN, nhìn chung các nội dung kiến thức liên quan đến VĐ cần giải quyết đƣợc SV nêu và phân tích một cách đầy đủ, rõ ràng hơn. Nhiều em đã biết lập sơ đồ, khung logic, thể hiện đƣợc khả năng tổng hợp kiến thức khi xác định các kiến thức có liên quan và cần thiết để GQVĐ. Khi phân tích đặc điểm của các kiến thức đó, nhiều em đã biết dẫn dắt từ những kiến thức liên quan, lập đƣợc các bảng phân biệt, lấy đƣợc các ví dụ cụ thể cho các nguyên nhân diễn thế sinh thái. Phân tích về ảnh hƣởng của con ngƣời đến quần xã sinh vật, nhiều em đã nêu các dẫn chứng rất cụ thể về việc chặt phá, đốt rừng, khai thác sinh vật và các nguồn tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, không chỉ có ở một địa phƣơng mà có ở khắp các vùng trên cả nƣớc. Từ đó các em đề xuất quan điểm của mình trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của chính con ngƣời. Nhƣ vậy, các em không chỉ ghi nhớ đƣợc các kiến thức mà còn biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đƣợc rèn luyện trong quá trình học tập môn học theo phƣơng pháp HTVĐ để GQVĐ trong thực tế, mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình đối với VĐ thực tế đó.

Tác dụng tích cực của HTVĐ cũng đƣợc GV và SV tham gia thực nghiệm đánh giá là gây đƣợc hứng thú học tập, rèn luyện đƣợc các kỹ năng cơ bản và xây

dựng đƣợc nền tảng kiến thức sâu rộng, linh hoạt của SV. HTVĐ đáp ứng đƣợc yêu cầu đánh giá thƣờng xuyên trong tiến trình dạy học theo học chế tín chỉ. Qua tổ chức các giờ học HTVĐ, chúng tôi nhận thấy:

Ở tiết học đầu tiên làm quen với HTVĐ, SV còn bỡ ngỡ. Với sự hƣớng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận của GV, từ việc phân chia nhóm, phân công trách nhiệm cho các thành

viên trong nhóm, NT, TK, mỗi thành viên thực hiện nhiệm vụ gì, cách khai thác VĐ, tìm ra những kiến thức liên quan, mối liên quan giữa các kiến thức nhƣ thế nào, cách ghi chép, cho đến cách trình bày, xác định mục tiêu, SV đã hào hứng, vui vẻ tham gia vào giờ học. Tới những tiết học sau, các kỹ năng học tập của các em đƣợc củng cố, phát triển.

Trong quá trình làm việc theo nhóm, các em đều hăng hái, nhiệt tình hƣởng ứng, chịu khó đọc giáo trình, tài liệu, thảo luận sôi nổi. Khi tiếp cận với một VĐ mới, các em đã tự thành lập nhóm, phân công công việc, vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có để đƣa ra phƣơng án GQVĐ khả thi nhất, trình bày báo cáo mang tính khoa học nhất. Những kiến thức, kỹ năng đó đƣợc SV củng cố, mở rộng qua mỗi buổi học HTVĐ khi phải hoàn thành báo cáo kết quả làm việc của nhóm và báo cáo phƣơng án GQVĐ cho một VĐ tƣơng tự.

Từ sự tiếp nhận, làm quen và GQVĐ do GV nêu ra, nhiều SV đã hƣớng đến việc tự phát hiện VĐ và đã mạnh dạn nêu ra VĐ đó. Chẳng hạn:

Khi GQVĐ tìm hiểu về môi trƣờng và các nhân tố sinh thái, có SV nêu: Tại sao trong cùng một địa phƣơng, có nhiều gia đình cùng thực hiện chăn nuôi lợn hoặc gà nhƣng hiệu quả kinh tế thu đƣợc lại khác nhau? Điều này trở thành chủ đề thảo luận rất sôi nổi giữa các nhóm SV, liên quan đến nhiều nội dung khám phá nhƣ việc tạo môi trƣờng sống, chăm sóc cho vật nuôi nhƣ thế nào để đảm bảo những điều kiện sinh thái tốt nhất (thời điểm chăn nuôi, loại thức ăn chăn nuôi, vị trí chuồng trại, thời điểm thu hoạch sản phẩm,...); Nhận thức của các thành viên trong gia đình về việc chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình (nguồn cung cấp thức ăn, xử lí chất thải,…); Vai trò của địa phƣơng, nhà nƣớc trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế gia đình,… Ngoài ra, các em cũng thảo luận về ảnh

hƣởng của quá trình chăn nuôi đến môi trƣờng sống và đề xuất các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi tốt nhất.

Khi GQVĐ tìm hiểu về quần thể sinh vật, có SV nêu: Số lƣợng ốc bƣơu vàng tăng lên theo cấp số nhân. Vậy những yếu tố nào góp phần vào sự bùng nổ số lƣợng này, nó có tác động thế nào đến hệ sinh thái? Từ đó, đề cập tới nội dung khám phá liên quan là động lực dân số, đƣờng cong tăng trƣởng, hệ sinh thái, các mối quan hệ trong cộng đồng.

GQVĐ liên quan đến quần xã sinh vật, hệ sinh thái, có SV nêu VĐ: Một gia đình có ao nuôi cá, họ thả vào ao rất nhiều loài cá, cá Mè, cá Trắm, cá Chép, cá Rôphi, cá trôi, cá Quả, cá Chim. Tại sao họ không tập trung nuôi những loài cá khi bán có giá tiền cao hơn nhƣ cá Quả, cá Chép hoặc cá Trắm, mà lại còn thả cả những loài cá rẻ tiền nhƣ cá Mè, cá Rôphi nhỉ? Từ VĐ gợi ý này, SV thảo luận về đặc trƣng thành phần loài, cấu trúc phân tầng của quần xã, chú ý đến các biện pháp giữ gìn môi trƣờng sống, những nhu cầu, thị hiếu của con ngƣời đối với các loài vật nuôi để quá trình chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

Liên quan đến chủ đề Tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, SV đƣa ra rất nhiều thông tin liên quan đến hiện tƣợng nhiều nhà máy, công ty sả nƣớc thải chƣa qua xử lý vào các nguồn nƣớc, gây ảnh hƣởng đối với môi trƣờng, đối với đời sống của các loài sinh vật và sức khỏe con ngƣời. Từ đó nêu quan điểm cá nhân về các hiện tƣợng đó, đề xuất các biện pháp để khắc phục tình trạng đó.

Trong quá trình hoạt động nhóm, SV học đƣợc vai trò của các thành viên trong nhóm, biết phân công lao động. Mỗi một buổi họp nhóm, các em đã luân phiên ngƣời làm NT, TK, nên nhiều em rèn luyện và phát triển đƣợc kỹ năng tổ chức thảo luận và ghi chép. Cách ghi chép của các em không đơn thuần là liệt kê các ý kiến mà đã biết thể hiện dƣới dạng bảng, khung logic, cây VĐ hoặc sơ đồ tƣ duy. Các kỹ năng này đã đƣợc nhiều em thể hiện qua các báo cáo, bài kiểm tra. Bên cạnh đó, các em cũng rèn luyện đƣợc kỹ năng trình bày. Khi NT nêu ra VĐ cần thảo luận, mỗi thành viên đều phải nêu ý kiến của mình, đƣa ra lí lẽ để bảo vệ

kiến của mình và có những phản biện cho ý tƣởng của bạn, dựa trên cách viết tóm tắt của TK, ngƣời trình bày đã thể hiện đƣợc ý tƣởng của nhóm. Đây là các kỹ

năng rất cần thiết, là hành trang để các em hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội sau này.

Tuy đã thảo luận trên lớp về VĐ cần giải quyết nhƣng SV đều phải hoàn thành bài tập GQVĐ tƣơng tự nên SV đƣợc rèn năng lực tự học, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Đối với việc ứng dụng ICT, cần chú ý đến ba cấp độ năng lực ứng dụng ICT là khai thác, lƣu trữ, chia sẻ thông tin; chế tác sản phẩm mới và xây dựng tƣơng tác mới [6], chúng tôi nhận thấy: Nhiều SV đã biết sử dụng “bộ máy tìm kiếm” khổng lồ nhƣ Google, Bing, biết sử dụng các trang Wikipedia, Encatra để tìm kiếm nhanh các khái niệm liên quan khi học, biết chọn lọc, sắp xếp các dữ liệu để lƣu trữ hợp lý, dễ dàng truy xuất và sau đó chia sẻ thông tin, dữ liệu qua email, qua các mạng xã hội với GV và bạn học để có thể dễ dàng điều chỉnh, hoàn thiện kiến thức.

Khi nộp bản báo cáo cho GV, nhiều SV đã biết chế tác những sản phẩm học tập của mình bằng các phần mềm phổ biến nhƣ Word, Powerpoint (đã thể hiện đƣợc các kỹ thuật tạo dựng trình chiếu), đặc biệt còn biết sử dụng các phần mềm chuyên dụng nhƣ camera, điện thoại tích hợp đa chức năng, các trình chiếu multimedia,… Ngoài ra, trong quá trình tự học, nhiều SV vẫn tiếp tục trao đổi học thuật với GV và bạn học bằng online làm tăng khả năng giao tiếp, xây dựng đƣợc quan hệ tƣơng tác mới. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lƣu ý với SV rằng trong xu thế toàn cầu, các “cộng đồng mạng” giúp cho thu thập thông tin, chế tác thông tin và giao tiếp dễ dàng hơn nhƣng cần tuân theo các tiêu chí vì quyền lợi tiếp nhận kiến thức và phát triển nhân cách nhƣ yếu tố bảo mật (công khai nhƣng an toàn), chất lƣợng băng thông (thông tin nhanh, nhiều, chính xác), lọc spam, trừ virus (môi trƣờng sạch).

Nhƣ vậy, qua tổ chức HTVĐ, SV đã rèn luyện đƣợc nhiều kỹ năng quan trọng, nhờ đó kiến thức đƣợc giữ lại lâu hơn. Khi đƣợc tiếp cận với một VĐ bất kỳ, SV có khả năng xác định, GQVĐ một cách hợp lý, với cách trình bày khoa học. GV dạy thực nghiệm thì cho biết sẽ tiếp tục sử dụng PPDH này trong quá trình dạy học của mình.

Đối với các lớp ĐC, khi đƣợc tiếp cận với VĐ trong bài kiểm tra, các em có sự lúng túng, nhiều em còn có vẻ hoang mang nên GV đã có một số gợi ý là bài làm cần đề cập tới 3 yêu cầu nội dung nhƣ xác định các kiến thức, phân tích đặc điểm các kiến thức và đề xuất những vai trò và tác động của con ngƣời liên quan đến VĐ cần giải quyết. Do đó, cũng có một số em thực hiện đƣợc một số yêu cầu, nhƣng cách trình bày bài không đƣợc logic, chặt chẽ, và không mạnh dạn khi đề cập tới ảnh hƣởng của con ngƣời và đề xuất biện pháp tác động.

Qua quá trình tổ chức TNSP chúng tôi nhận thấy một số khó khăn : Số lƣợng SV trong một lớp còn đông, mặc dù đã chia làm nhiều nhóm nhỏ nhƣng GV khó theo dõi và hỗ trợ sát sao cho mỗi nhóm. SV vốn đang quen với việc đến lớp ngồi nghe giảng, thỉnh thoảng đứng dậy trả lời câu hỏi của GV, nay phải học theo nhóm, học tự định hƣớng nên trong nhóm các thành viên chƣa thực sự phát huy rõ

vai trò của mình, nhiều SV vẫn còn ỷ lại vào những thành viên tích cực hơn. Việc tìm kiếm thông tin cũng gặp trở ngại về vốn tiếng Anh, nên những tài liệu tiếng Anh hầu nhƣ chƣa đƣợc các em chú ý tới. Những yếu tố đó tác động khiến cho quá trình dạy học có lúc chƣa chủ động đƣợc về mặt thời gian, chƣa thực sự khai thác đƣợc triệt để vai trò của HTVĐ.

Từ TNSP, chúng tôi đề xuất một số gợi ý khắc phục nhƣợc điểm của HTVĐ: Tìm VĐ: Từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thực tế sản xuất và đời sống, những hiện tƣợng tự nhiên/xã hội đã và đang diễn ra hàng ngày,… GV hƣớng dẫn ngƣời học tìm những VĐ chứa đựng những yếu tố gần gũi với thực tế, phù hợp với môn học, phù hợp với vốn hiểu biết, nhu cầu và kinh nghiệm của ngƣời học, có khả năng thu hút sự quan tâm của ngƣời học.

Số lƣợng VĐ cho môn học: Việc thiết kế VĐ dựa vào các chủ đề dạy học, số lƣợng VĐ đƣợc thiết kế càng nhiều thì khả năng lựa chọn VĐ sát với nội dung dạy học càng cao. Nhƣng trong giờ lên lớp, mỗi chủ đề nên chọn một VĐ trung tâm bao quát đƣợc nội dung của cả chủ đề, những VĐ khác đƣợc sử dụng trong tự học, trong đánh giá hoặc sử dụng làm tình huống trong quá trình hoạt động nhóm, khi GV hỗ trợ hoạt động của SV.

Dự kiến thời gian hợp lý: GV cần định rõ tỷ trọng thời gian hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, trình bày, viết báo cáo. Nên bố trí mỗi buổi học trên lớp là 3 tiết, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân đƣợc thực hiện luân phiên, ƣu tiên cho hoạt động nhóm. Khi tiếp nhận VĐ, nhóm hoạt động khoảng 1 tiết để xác định, tìm hiểu VĐ, đảm bảo mọi thành viên trong nhóm hiểu VĐ và xác định đƣợc ý tƣởng, giả thuyết, kiến thức liên quan; sau đó, các cá nhân nghiên cứu VĐ dựa trên sự phân công của NT trong khoảng ½ tiết học; nhóm tiếp tục họp lại để thảo luận về những tƣởng, giả thuyết, xác định mục tiêu học tập, thống nhất kết quả hoạt động nhóm; tiếp theo GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả trong 1 tiết. Bài báo cáo của mỗi cá nhân thực hiện trong giờ tự học.

Chuẩn bị tốt tƣ tƣởng cho ngƣời học: Ngƣời học đƣợc khuyến khích hoạt động, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, mạnh dạn đƣa ra ý tƣởng. Các em không nên e

ngại việc nêu ý kiến của mình là sai mà chú ý đến việc lập luận để bảo vệ ý kiến của mình, phản biện ý kiến của bạn. Các em chủ động hoạt động nhóm vì thông qua đó, các em thu lƣợm kiến thức một cách tích cực và chuẩn bị đƣợc những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp trong tƣơng lai.

Chuẩn bị tốt khâu tài liệu tham khảo: GV nên chuẩn bị trƣớc một số tài liệu tham khảo cơ bản, hƣớng dẫn ngƣời học các nguồn tài liệu có thể có (thƣ viện, sách báo, internet,…). GV hƣớng dẫn cách tra cứu tài liệu; cách thu thập, khai thác thông

tin trong các tài liệu; cách lƣu trữ, chia sẻ thông tin thu thập đƣợc với bạn học. Chuẩn bị tốt khâu tổ chức: GV chú ý phân chia số lƣợng nhóm, số lƣợng thành viên trong nhóm (thƣờng mỗi nhóm khoảng 5 – 7 SV), địa điểm thảo luận (tiến hành trong lớp học nên mỗi hoạt động ở một vị trí ứng với 2 bàn học ghép lại), GV hỗ trợ, tập trung vào những ý tƣởng trung tâm và các VĐ nổi bật trong chƣơng trình giảng dạy.

Các hình thức đánh giá đa dạng (đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá hoạt động cá nhân, đánh giá cách thuyết trình, bài báo cáo, đánh giá sự phát triển các kỹ năng, đánh giá qua bài kiểm tra,…) cho phép GV và SV điều chỉnh và kiểm tra quá trình dạy học sao cho không chệch mục tiêu đã đề ra.

Những biện pháp bổ trợ: Biện pháp để hạn chế ngƣời học vắng mặt (những SV vắng mặt vẫn đƣợc yêu cầu phải hoàn thành bài báo cáo và có thể phải trình bày

Một phần của tài liệu Luan an NCS. Nguyen Thi Hang 12-2015 (Trang 134 - 193)