Tình hình nghiên cứu và vận dụng học theo vấn đề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an NCS. Nguyen Thi Hang 12-2015 (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc của luận án

1.3.2. Tình hình nghiên cứu và vận dụng học theo vấn đề ở Việt Nam

Từ những năm 1960 trở lại đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu với mục đích nâng cao chất lƣợng dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Hầu hết các GV đã làm quen với thuật ngữ DHNVĐ, DHGQVĐ.

23 Trong lĩnh vực dạy học hoá học, Nguyễn Ngọc Quang là ngƣời đã có nhiều nghiên cứu vận dụng DHGQVĐ. Tiếp sau, có các tác giả: Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Am, Dƣơng Tất Tốn,...

24 Trong lĩnh vực dạy học toán học, có các tác giả: Phạm Văn Hoàn; Nguyễn Bá

Kim,…

25 Trong lĩnh vực dạy học vật lý, có các tác giả: Lê Nguyên Long; Nguyễn Đức Thâm; Phạm Hữu Tòng,…

Trong lĩnh vực dạy học sinh học, Trần Bá Hoành là ngƣời sớm có những nghiên cứu về mặt lý luận và vận dụng thành công DHGQVĐ. Các tác giả Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Nguyễn Nhƣ Ất đã vận dụng DHGQVĐ vào một số

bài dạy cụ thể. Tiếp đó là những đóng góp quan trọng của các nhà giáo dục Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Vũ Đức Lƣu, Lê Đình Trung, Nguyễn Thị Dung, Trần Văn Kiên,… vào việc phát triển ứng dụng DHGQVĐ trong dạy học sinh học.

Trong luận án Phó tiến sĩ của Đinh Quang Báo (1981) bảo vệ tại Liên xô (cũ) đã sử dụng câu hỏi, bài tập để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học sinh học. Tác giả đã thành công khi sử dụng biện pháp logic để vạch ra phƣơng hƣớng sử dụng chúng vào hoạt động tìm tòi của học sinh dựa trên cơ sở logic nội dung dạy học sinh học [4]. Nội dung luận án phần nào cũng thể hiện đƣợc tƣ tƣởng DHNVĐ.

Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Đức Thành đã sử dụng bài tập nhằm rèn luyện một số kĩ năng cơ bản giải bài tập Di truyền lớp 12. Tác giả đề xuất giải pháp sử dụng giải bài tập để tích cực hoá nhận thức của HS theo con đƣờng suy diễn lý thuyết [41].

Luận án Phó tiến sĩ của Vũ Đức Lƣu là công trình nghiên cứu về dạy các quy luật di truyền bằng bài toán nhận thức ở khâu nghiên cứu tài liệu mới. Tác giả đã đề xuất và phân tích khá sâu sắc các nguyên tắc thiết kế, xác định các tiêu chuẩn cho phép mô hình hoá bài toán tổng quát và phƣơng pháp sử dụng bài toán nhận thức trong dạy học các quy luật di truyền [33]. Thực chất, nội dung luận án phản ánh việc vận dụng DHNVĐ trong dạy học các quy luật di truyền ở trƣờng phổ thông.

Luận án Phó tiến sĩ của Lê Đình Trung đề xuất việc thực hiện ở giai đoạn nghiên cứu tài liệu mới dạy phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền bằng bài toán nhận thức kết hợp các bài tập tự lực với sách giáo khoa [46]. Những bài toán nhận thức mà tác giả đề xuất là một khâu của DHNVĐ.

Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Thị Dung đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn của DHGQVĐ để vận dụng một cách có hệ thống vào giảng dạy giải phẫu sinh lí và vệ sinh ngƣời lớp 9, sử dụng phiếu học tập trong DHGQVĐ nhằm nâng cao chất lƣợng học tập và khả năng vận dụng vào thực tiễn trong giảng dạy bộ môn [20].

Trong cuốn “Dạy học GQVĐ trong bộ môn sinh học” (Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên THPT chu kỳ 1997 - 2000), các tác giả Nguyễn Văn Duệ, Trần Văn Kiên, Dƣơng Tiến Sỹ, đã trình bày về những đặc điểm của DHGQVĐ, thiết kế bài học và tổ chức DHGQVĐ trong môn sinh học ở trƣờng phổ thông [19].

Luận án Tiến sĩ của Trần Văn Kiên đã đề xuất các nguyên tắc, quy trình dạy học, các mức độ giải quyết vấn đề trong dạy học di truyền học ở trƣờng THPT [30].

Tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh trong đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, đã nghiên cứu “Vận dụng DHGQVĐ trong dạy học sinh thái học ở trƣờng trung học phổ thông” đã vận dụng DHGQVĐ trong môn học cụ thể ở trƣờng trung học phổ thông [13].

Tuy các nghiên cứu về DHNVĐ, DHGQVĐ đã diễn ra từ khá lâu và việc vận dụng đã phần nào có một số kết quả nhất định nhƣng chủ yếu nghiên cứu, vận dụng trong dạy học ở trƣờng phổ thông. Hầu hết các GV phổ thông đã tiếp cận với DHNVĐ, DHGQVĐ nhƣng vận dụng chúng ở mức độ 3, 4 còn hạn chế.

Thuật ngữ HTVĐ thực sự đƣợc biết đến ở Việt Nam từ năm 2004 do Khoa Y tế công cộng (Đại học Y Hà Nội) áp dụng trong khuôn khổ dự án do EC tài trợ. Sau đó, từ năm học 2007- 2008, trƣờng Đại học Y triển khai áp dụng thử nghiệm này cho một số môn học. Một số trƣờng đại học khác cũng vận dụng HTVĐ cho một số môn học. Kết quả cho thấy, HTVĐ phù hợp với các môn học đƣợc lựa chọn, làm cho ngƣời học tích cực, hứng thú và chủ động trong học tập [23], [24], [29].

Một số tài liệu tập huấn giáo viên cũng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của HTVĐ [31], [45].

Nhƣ vậy, đã có các công nghiên cứu về HTVĐ. Tuy nhiên, việc vận dụng HTVĐ vào từng lĩnh vực cụ thể nhƣ dạy học STH ở trƣờng ĐHSP vẫn cần có những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luan an NCS. Nguyen Thi Hang 12-2015 (Trang 33 - 35)