Kiểm định sự khác biệt về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực bắc trung bộ (Trang 108 - 110)

định ANOVA và T-Test. Mô hình kiểm định ANOVA sử dụng với biến nhóm tuổi và thâm niên công tác, với kiểm định T-Test sử dụng cho biến giới tính (nam và nữ).

4.5.1. Kiểm định sự khác biệt về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấptrung theo giới tính trung theo giới tính

Kiểm định T-Test sử dụng cho biến giới tính (nam và nữ). Kết quả cho thấy, giá trị sig của kiểm định Levene's Test là 0.880 > 0.05 nên phương sai giữa 2 nhóm biến giới tính là không khác nhau, nghiên cứu sử dụng giá trị sig T-Test ở hàng Equal variances assumed. Giá trị sig T-Test là 0.000 < 0.05. Vì vậy, có thể kết luận không có sự khác biệt về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung theo giới tính. Nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H6a.

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định T - Test về sự khác biệt của năng lực cảm xúc nhà quản lý cấp trung theo giới tính

Levene's Test

NLCX

4.5.2. Kiểm định sự khác biệt về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung theo nhóm tuổi trung theo nhóm tuổi

Mô hình kiểm định ANOVA sử dụng với biến độ tuổi (4 nhóm), nhóm I bao gồm những người quản lý cấp trung dưới 30 tuổi, nhóm II từ 30 đến dưới 40 tuổi, nhóm III từ 40 đến dưới 50 tuổi, nhóm IV từ 50 tuổi trở lên.

Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị sig là 0.000 < 0.05. Vì vậy, có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung theo các nhóm tuổi. Do đó, giả thuyết H6b được chấp nhận.

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định ANOVA về sự khác biệt của năng lực cảm xúc nhà quản lý cấp trung theo nhóm tuổi

Between Groups Within Groups Total

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích

Nghiên cứu tiến hành kiểm định sâu sau ANOVA nhằm đánh giá mức bình quân và sự khác biệt về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung theo nhóm tuổi. Kết quả kiểm định cho thấy, nhóm 3 (từ 40 đến dưới 50 tuổi) có giá trị bình quân về yếu tố năng lực cảm xúc ở mức cao nhất so với các nhóm tuổi khác (3.8162). Kế tiếp là nhóm 4 (từ 50 tuổi trở lên) với giá trị bình quân về năng lực

cảm xúc là 3.5756, nhóm 2 (từ 30 đến dưới 40 tuổi) là 3.1075 và cuối cùng là nhóm 1 (3.0192) bao gồm những người quản lý cấp trung dưới 30 tuổi.

Bảng 4.15. Giá trị bình quân về năng lực lực cảm xúc của các nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV ở khu vực Bắc Trung Bộ theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi 1 2 3 4 Tổng

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực bắc trung bộ (Trang 108 - 110)