Với đặc điểm công việc của nhà quản lý cấp trung

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực bắc trung bộ (Trang 117 - 129)

trung Thứ nhất, tạo sự chủ động trong thực hiện công việc.

Sự chủ động trong quá trình thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tạo lập mọi nỗ lực, sự cố gắng trong công việc cũng như động lực làm việc hiệu quả của nhà quản lý. Với vai trò điều hành mọi hoạt động trong bộ phần mình phụ trách, cũng như tạo lập và điều tiết các mối quan hệ, hiệu quả làm việc của nhà quản trị cấp trung một phần xuất phát từ chính sự chủ động trong công việc của họ. Nhà quản lý cấp trung cần tự xây dựng cho mình các bản kế hoạch rõ ràng, hướng đi cụ thể, chi tiết trong mọi hành động. Cần nắm bắt các nhân tố tác động, chi phối từ cả bên trong và bên ngoài, thấy được các thời cơ, thách thức để từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn trong mọi tình huống.

Để tạo sự chủ động trong công việc, doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện để các nhà quản lý cấp trung được tham gia vào việc ra quyết định và đưa ra những ý tưởng, đề nghị, đề xuất liên quan đến công việc của mình và tham gia vào xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty. Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến định hướng hoạt động nhóm trong tổ chức, tăng cường các hoạt động làm việc nhóm một cách hiệu quả, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ đi đôi với quyền lợi trong hoạt động nhóm một cách rõ ràng. Khuyến khích nhà quản lý cấp trung tích cực tham gia các hoạt động quản lý nhóm trong và ngoài công việc nhằm kích thích hiệu quả công việc và sự gắn bó với nhau giữa nhà quản lý và nhân viên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển năng lực của nhà quản lý cấp trung. Tạo cơ hội để nhà quản lý cấp trung có thể phát triển chuyên môn, sự sáng tạo một cách tốt nhất trong công việc. Đồng thời, khuyến khích quá trình quản lý, tạo động lực làm việc dựa trên các chính sách trao quyền và ủy quyền hiệu quả, đảm bảo sự công bằng và dựa trên năng lực cũng như sự đóng góp và nỗ lực của nhà quản lý.

Nhà quản lý cấp trung với yêu cầu về công việc lên quan đến các hoạt động chuyên môn cụ thể nên hiệu quả làm việc của họ gắn liền với yêu cầu về tính chủ động trong phân công công việc hợp lý. Phân công công việc hợp lý giúp nhà quản lý cấp trung dễ dàng trong quản lý, giảm các áp lực trong công việc, đồng thời giúp

nhà quản lý cấp trung đưa ra được những ý tưởng sáng tạo, giúp công việc của họ được vận hành một cách trôi chảy và hiệu quả.

Phân công công việc là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của nhà quản lý cấp trung. Nhà quản lý cần biết giao việc, giám sát và đánh giá nhân viên một cách hiệu quả. Sự minh bạch trong vai trò và trách nhiệm sẽ có ảnh hưởng đến sự hài lòng, gắn kết và hiệu suất làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, sự phân chia công việc rõ ràng sẽ khiến cho nhân viên không bị mất động lực làm việc cũng như tâm lý căng thẳng. Để phân công công việc hiệu quả, trước tiên, nhà quản lý cấp trung cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm đối với các nhiệm vụ.

Đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc là một trong những lợi ích lớn nhất mà kỹ năng tổ chức, phân công công việc mang lại. Khi biết cách sắp xếp một cách khoa học, mọi việc sẽ diễn ra đúng tiến độ, theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Nhân viên được phân công công việc phù hợp với năng lực của mình cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn, tránh được sự chán nản trong công việc, qua đó giúp nhà quản lý cấp trung nâng cao được hiệu quả làm việc và tạo động lực trong công việc cho họ.

Phân công công việc phù hợp tạo ra sự chủ động trong công việc của nhà quản lý cấp trung, họ sẽ phải dành ít thời gian để sửa lỗi, tìm kiếm thông tin hay khắc phục sự cố không đáng có. Tiết kiệm được thời gian cho những việc vặt đồng nghĩa với việc nhiều công việc có ích, hiệu quả cao khác được thực hiện. Không chỉ có ích về mặt quản lý thời gian hay hiệu suất làm việc mà kỹ năng tổ chức và phân công công việc còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong công ty chia sẻ thông tin, cách thức và kinh nghiệm làm việc với những người khác, tạo nên một quy trình làm việc nhóm hiệu quả cao, có tác dụng trong hiệu suất công tác và tạo động lực cho nhà quản lý cấp trung.

Thứ hai, tạo sự hứng thú trong làm việc.

Bất cứ một công việc nào muốn đem lại hiệu quả cao cũng đều đòi hỏi sự chi tiết, tỷ mỉ và niềm say mê đối với công việc đó. Quản lý là một hoạt động mang tính sáng tạo, khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi nhà quản lý cần hội tụ nhiều kỹ năng khác nhau và sự hứng thú trong công việc này sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp nhà quản lý vượt qua được nhiều khó khăn trong công việc và mang lại thành công. Sự hứng thú trong công việc đối với nhà quản lý cấp trung có thể xuất phát từ nhiều nguyên

nhân khác nhau như sự gắn kết trong công việc của nhà quản lý và nhân viên; môi trường làm việc; kết quả thực hiện công việc của bản thân nhà quản lý cấp trung hay là những phần thưởng của tổ chức mang lại cho chính bản thân các nhà quản lý. Nhà quản lý cấp trung khi có được sự hứng thú trong công việc, hõ sẽ phát huy được nhiều tố chất tích cực, vốn có của bản thân trong công việc, phát huy được tinh thần sáng tạo, nỗ lực cố gắng và từ đó chi phối không nhỏ tới động lực làm việc của họ. Với các DNNVV, việc tạo hứng thú cho bản thân các nhà quản lý cấp trung càng trở nên quan trọng hơn. Bởi vì, các DNNVV với quy mô hạn chế, nguồn lực không nhiều. Thì bên cạnh các giải pháp khuyến khích về mặt vật chất như lương, thưởng thì tạo sự hứng thú trong làm việc là yêu cầu quan trọng. Cần giao việc đúng năng lực cho nhà quản lý cấp trung. Mỗi nhà quản lý sẽ có các thế mạnh khác nhau trong làm việc, họ được đào tạo để phát huy năng lực chuyên môn trong từng lĩnh vực nhất định. Vì vậy, để nhà quản lý cấp trung hăng say hơn trong công việc, lãnh đạo cần giao việc đúng năng lực cũng như niềm đam mê. Bởi chỉ khi thật sự yêu thích và cảm thấy hứng thú với công việc họ mới có thể tập trung và nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo tính công bằng để nâng cao tinh thần làm việc của nhà quản lý cấp trung. Tránh sự phân biệt đối xử về giới tính, vùng, miền… Cần chú trọng vấn đề khen thưởng, động viên đúng lúc, đúng cách để thúc đẩy tinh thần làm việc và sự nỗ lực của các nhà quản lý. Cụ thể là tùy theo thành tích mà nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp có thể lựa chọn cách khen thưởng phù hợp đối với quá trình làm việc của nhà quản lý cấp trung, cũng như có các chế tài xử lý đối với những sai phạm, tinh thần thiếu trách nhiệm trong công việc, hay sự thiếu lỏng lẻo trong công tác quản lý nhân viên dưới quyền để dẫn tới những hậu quả không mong muốn của nhà quản lý cấp trung.

Thứ ba, tạo cơ hội phát triển năng lực chuyên môn cho nhà quản lý cấp trung.

Kỹ năng chuyên môn được coi là kỹ năng quan trọng đối với quản lý cấp

trung, những người sẽ phụ trách quản lý từng bộ phận chuyên trách trong doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhà quản lý cấp trung không những là yêu cầu cấp thiết trong thời điệm hiện tại mà sẽ là mục tiêu mang tính lâu dài, thường niên của mọi tổ chức. DNNVV với quy mô hạn chế, trình độ công nghệ chưa tiệm cận nhiều với các doanh nghiệp lớn cũng như các tập đoàn

hàng đầu. Vì vậy, họ cần phát huy yếu tố sức mạnh về nguồn nhân lực. Mà biểu hiện chính là năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc của đội ngũ quản lý, để từ đó tác động vào hiệu quả làm việc của nhân viên. Để nâng cao năng lực chuyên môn của nhà quản lý cấp trung, cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo với nhiều hình thức phù hợp như đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, mời các chuyên gia tư vấn…. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo cần kết hợp với các phương pháp đánh giá công bằng trong kết quả đào tạo về mặt lý thuyết cũng như thể hiện qua kết quả làm việc thực tế của nhà quản lý cấp trung. Từ đó, đưa ra các thông tin phản hồi và trao đổi với nhà quản lý về năng lực làm việc, năng lực quản lý của họ.

Trong quá trình đào tạo, cần kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, kết hợp giữa đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý nhân viên của nhà quản lý cấp trung và năng lực thực hành công việc. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo. Quá trình kiểm tra nên thực hiện thường xuyên và áp dụng đối với mọi đối tượng quản lý để đảm bảo những nhà quản lý khi được tham gia vào các khoá đào tạo luôn chuyên tâm trong quá trình học tập, phát triển năng lực chuyên môn, kỹ năng cần thiết để đóng góp có hiệu quả trong công tác quản lý của họ trên thực tế sau khi kết thúc mỗi khoá đào tạo. Đồng thời, cần có những đánh giá công bằng đối với kết quả đào tạo của đội ngũ nhà quản lý cấp trung để đưa ra các chế độ thưởng, phạt hợp lý, cũng như phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với năng lực chuyên môn và kỳ vọng phát triển trong tương lai của nhà quản lý cấp trung.

Bên cạnh đó, cần giáo dục đào tạo để nhà quản lý cấp trung nhận thức rõ vai trò của công tác quản lý trong doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ chủ động gương mẫu trong mọi hoạt động công tác, trong lối sống cá nhân, tạo sức hút và thúc đẩy tập thể đồng thuận, tạo tổng hợp lực lớn nhất cho thực hiện nhiệm vụ chung của tổ chức, đơn vị, cũng như của toàn xã hội. Nhà quản lý làm việc trước hết với động cơ vì lợi ích tập thể, động cơ làm việc tích cực, trong sáng chính là chìa khóa thành công trong hoạt động quản lý, là nền tảng, cơ sở cho nhà quản lý cấp trung vượt lên trước cám dỗ đời thường, hành động công tâm vì hiệu quả công việc và lợi ích của doanh nghiệp và xã hội.

Trong xu thế phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, tri thức của loài người không ngừng được bổ sung thì yêu cầu về tri thức, văn hoá và trình độ chuyên môn của các cấp quản lý nói chung nhà quản lý cấp trung nói riêng càng phải cao hơn. Nhà quản lý cấp trung cần có tri thức khoa học xã hội phong phú và tri thức khoa học kỹ thuật sâu rộng mà trước hết là phải có những hiểu biết cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ trên các mặt của lĩnh vực, ngành hoặc đơn vị mà họ đảm nhiệm cũng như tri thức khoa học tổ chức quản lý hiện đại và tư duy, kỹ năng quản lý.

Thực tế, việc học tập của nhà quản lý cấp trung chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý. Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác quản lý. Do vậy, mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng, một số quản lý cấp trung còn tỏ ra lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Để nâng cao năng lực của nhà quản lý cấp trung, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công việc, quy định theo tiêu chuẩn của cán bộ quản lý. Phương pháp đào tạo cần đổi mới theo hướng nâng cao năng lực quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của cán bộ.

Năng lực chuyên môn được coi là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với các nhà quản lý cấp trung bởi họ là những người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp nhân viên và điều hành các hoạt động gắn liền với từng nhiệm vụ, chuyên môn của tổ chức. Vì vậy, bên cạnh những khoá đào tạo, nâng cao năng lực quản lý trong công việc do doanh nghiệp tổ chức, các nhà quản lý cấp trung cũng cần tự mình nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân bằng nhiều phương pháp như tự nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao sự hiểu biết của bản thân về các hoạt động quản lý, tăng cường các mối quan hệ trong giao lưu, hợp tác

với các đối tác, đồng nghiệp nhằm giúp nhà quản lý cấp trung rèn luyện và nâng cao kinh nghiệm trong quản lý.

Thứ tư, phát triển các mối quan hệ trong và ngoài công việc.

Động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau và có tác động không nhỏ tới kết quả làm việc của nhà quản lý. Nhà quản lý cấp trung với kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng quan hệ, luôn đòi hỏi nhà quản lý cần rèn luyện và nâng cao tố chất liên quan đến kỹ năng này. Việc thường xuyên xây dựng, tạo sự gắn kết trong các mối quan hệ với cả nhân viên dưới quyền, các đồng nghiệp và nhà quản lý cấp cao, cũng như tạo dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với bên ngoài được coi là các yêu cầu cần thiết đối với tất cả các hoạt động kinh doanh có sự tham gia của nhà quản lý cấp trung. Nhà quản trị cấp trung cần thương xuyên tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác với các đối tác liên quan như khách hàng, nhà cung ứng. Cần cung cấp các thông tin về đối tác, xây dựng các kế hoạch cụ thể trong quá trình tiếp cận và làm ăn lâu dài với khách hàng và đối tác tin cậy. Không những vậy, việc tạo niềm tin đối với đối tác cũng là yêu cầu mà các nhà quản lý cấp trung phải xem trọng trong quá trình làm việc bên ngoài tổ chức.

Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, các buổi toạ đàm, giao lưu hợp tác trên tinh thần hữu nghị và cùng có lợi với các đối tác, nhà cung cấp và khách hàng. Cần xây dựng hệ thống dữ liệu và lưu trữ thông tin đầy đủ, quan trọng về khách hàng. Tạo dựng niềm tin thông qua việc chia sẻ các tri thức cần thiết, hỗ trợ đối tác và cùng nhau tháo gỡ khó khăn cũng là những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp, nhà quản lý cấp trung có được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng và đối tác.

Đồng thời, với nhiệm vụ quản lý nhân viên thuộc bộ phận chuyên môn, nhà quản lý cấp trung cần xây dựng mối quan hệ hài hoà, tốt đẹp và thân thiện với nhân viên cấp dưới. Kết quả làm việc của nhân viên là một trong các yếu tố có thể tác động đến động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung. Vì vậy, bản thân nhà quản lý cần tạo dựng cho mình một phong cách làm việc dân chủ, hài hoà và được sự tín

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực bắc trung bộ (Trang 117 - 129)