Siêu âm đường sinh dục được ứng dụng chẩn đoán như bệnh viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung có mủ, số lượng và kích thước của thai, phát hiện thai còn sống hay đã chết trước khi sinh qua hình ảnh tim thai, ước định tuổi thai, phát hiện các trường hợp thai giả...
Hui & cs. (2017) đã thực hiện nghiên cứu hồi cứu để phân tích các trường hợp bệnh viêm tử cung trên chó tại bệnh viện Thú y Segar, Kuala Lumpur, Malaysia từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2016 và để điều tra mối quan hệ giữa viêm tử cung với giống và tuổi của chó. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu từ những ca bệnh được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh,
kiểm tra lâm sàng và siêu âm và / hoặc chụp X-quang. Dữ liệu thu thập về giống chó được chia thành 3 nhóm (nhỏ, trung bình và lớn) còn tuổi chó được phân thành chó con, chó trưởng thành và chó già. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm chó nhỏ (72,5%, n=58) và nhóm chó già (62,5%, n=50). Các giống chó như Mongreal, Becgie Đức, Silky Terrier, Toy Poodle, Beagle, Chow Chow, Golden Retriever, Rottweiler, Cocker Spaniel, White Terrier, Siberian Husky và Bắc Kinh trên 5,5 tuổi có tỷ lệ 100% (n=37) chó mắc viêm tử cung dạng mở. Các giống chó nhỏ và chó ở lửa tuổi già có tỷ lệ mắc viêm tử cung dạng mở cao hơn, trong khi các giống chó cỡ vừa hoặc lớn và chó trưởng thành có tỷ lệ mắc viêm tử cung dạng đóng cao hơn. Theo nghiên cứu của Johnston & cs. (2001a), viêm tử cung xuất hiện ở chó trưởng thành khoảng từ 4 tuổi đến 16 tuổi, tuy nhiên bệnh xuất hiện phổ biến nhất nhất ở 7,5 năm tuổi với chu kỳ động dục bình thường. Gần đây, tỷ lệ xuất hiện bệnh được báo cáo là 19% ở nhóm chó cái dưới 10 tuổi và 20% ở nhóm chó già hơn (Jitpean & cs., 2014b). Khả năng mắc bệnh theo giống chó cũng khác nhau (Smith, 2006). Jitpean & cs. (2012) nhận định rằng, hệ gen của giống chó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh.
Maharathi & cs. (2020) tiến hành đánh giá những thay đổi về huyết học cũng như sinh hóa ở những chó cái mắc viêm tử cung. Tổng số 20 chó cái trong độ tuổi từ 6-10 tuổi không phân biệt giống chó đã được kiểm tra lâm sàng và chẩn đoán bệnh viêm tử cung. Kết quả đánh giá huyết học cho thấy số lượng PCV, HGB, tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân thấp hơn (P<0,05), còn số lượng bạch cầu trung tính cao hơn đáng kể (P<0,05) ở những chó mắc viêm tử cung so với bình thường. Ngoài ra, các chỉ số sinh hóa cho thấy sự gia tăng đáng kể (P<0,05) nồng độ glucose huyết thanh, cholesterol, tổng số protein, globulin ở chó mắc viêm tử cung. Nồng độ albumin không có sự khác biệt giữa 2 nhóm chó trong nghiên cứu này. Hơn nữa, Jitpean & cs. (2014b) chỉ ra rằng xét nghiệm sinh hóa cho thấy sự gia tăng đáng kể BUN, creatinine, GOT, GPT, ALP và globulin, còn nồng độ albumin giảm nhiều làm tăng tỷ lệ globulin / albumin ở những chó mắc viêm tử cung.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá hiệu quả điều trị viêm tử cung trên chó bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cắt tử cung buồng trứng được đánh giá
có hiệu quả vượt bậc so với những phương pháp bộc lộ tử cung thông thường (Adamovic-Rippe & cs., 2013; Wallace & cs., 2015). Ngoài ra, nhiều phác đồ điều trị bảo tồn cũng được áp dụng, như sử dụng PGF2alpha (Myhre, 2016), các chất kháng progesterone khác là mifepristone (Hoffman & Schuler, 2000) cho kết quả điều trị tốt hơn. Ngoài ra, Contri & cs. (2015) đã thành công áp dụng phác đồ aglepristone kết hợp kháng sinh trong thời gian ngắn (6 ngày) và cho hiệu quả điều trị cao.
Jitpean & cs. (2014b) kết luận trong 356 chó cái chẩn đoán bị viêm tử cung có 315 trường hợp đã được phẫu thuật điều trị bằng cắt tử cung buồng trứng, 9 trường hợp đã được điều trị bảo tồn và 32 trường hợp chết trước điều trị. Trong phẫu thuật điều trị chó cái, nguy cơ nhập viện kéo dài (≥ 3 ngày) hoặc có dấu hiệu viêm phúc mạc. Các biến chứng thường gặp nhất trong phẫu thuật điều trị chó cái là viêm phúc mạc (40 chó cái), tiếp theo là nhiễm trùng đường tiết niệu (19 chó cái), nhiễm trùng vết mổ (8 chó cái) và rối loạn nhịp tim (5 chó cái). Giảm bạch cầu là điểm đánh dấu quan trọng nhất, kết hợp với tăng nguy cơ viêm phúc mạc và tăng nguy cơ nằm viện kéo dài. Sốt hoặc hạ thân nhiệt, mệt mỏi và niêm mạc nhợt nhạt có liên quan với tăng nguy cơ viêm phúc mạc hoặc nhập viện kéo dài.
Ros & cs. (2014) nghiên cứu, ghi nhận tại bệnh viện thú y của trường đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển trong khoảng thời gian 9 năm, đã nghiên cứu hồi cứu và theo dõi các cuộc phỏng vấn qua điện thoại với các chủ chó cái đã được điều trị bằng aglepristone và tất cả chó cái cũng đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian trung bình 23 ngày, thường xuyên được sử dụng nhất là enrofloxacin. Escherichia coli là vi khuẩn phổ biến nhất được phân lập từ âm đạo. Các kết quả được đánh giá lên đến 6 năm sau khi điều trị. Tỷ lệ thành công được xác định là phục hồi trạng thái khỏe mạnh về mặt lâm sàng, lần lượt là 75,0% (21/28 chó cái), và tỷ lệ tái phát của bệnh là 48,0% (10/21 chó cái). Thời gian trung bình cho đến khi tái phát là 10,5 tháng sau khi kết thúc điều trị. Sau khi điều trị có 69,0% (9/13) chó cái giao phối sinh được chó con. Trong kết luận, điều trị với aglepristone kết hợp với liệu pháp kháng sinh đã cho kết quả thành công trong 75,0% của chó cái nghiên cứu và tỷ lệ tái phát là 48,0%.
Basessar & cs. (2013) đã phân lập vi khuẩn từ dịch âm đạo của 20 chó cái được chẩn đoán bị bệnh viêm tử cung. Trong đó, kết quả có 9 mẫu là vi khuẩn
Escherichia. Coli, 4 mẫu là vi khuẩn Salmonella spp, 2 mẫu là Pseudomonas spp, 3 mẫu là Staphylococcus spp, và 2 mẫu là kết hợp giữa 2 vi khuẩn Escherichia. Coli và Staphylococcus spp. Tiến hành lập kháng sinh đồ cho 20 mẫu kết quả cho thấy Gentamicin là kháng sinh nhạy cảm nhất (85%). Kháng sinh tiếp theo
Enrofloxacin, Ciprofloxacin và Amoxicillin (65%, 65% và 55%) tương ứng. Các chủng kháng nhất Oxytetracycline (85%), tiếp theo Tetracycline, Ampicillin, Chloramphenicol, Erythromycin và cloxacillin (80%, 80%, 75%, 70% và 70%), tương ứng. Gentamicin được tìm thấy là kháng sinh hiệu quả nhất chống lại các loài vi khuẩn phân lập từ bệnh viêm tử cung tích mủ ở chó.