Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó bị viêm tử cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó (Trang 103 - 107)

Để đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu giữa chó khỏe và chó bị viêm tử cung có sự thay đổi hay không. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và kết quả được trình bày ở bảng 4.12.

Căn cứ vào kết quả thu được ở bảng 4.12, nhận thấy sau khi kiểm tra những chó mắc bệnh viêm tử cung, số lượng hồng cầu trung bình là 5,53 ± 0,24 1012/L thấp hơn số lượng trung bình ở nhóm chó khỏe (6,70 ± 0,21 10 12/L). Theo Singh & cs. (2006) cho rằng ở hầu hết các chó bị viêm tử cung ở giai đoạn cuối thường mệt mỏi, bỏ ăn, làm cho sức đề kháng giảm, trao đổi chất kém dẫn đến hồng cầu trong máu thấp. Mặt khác theo Dabhi & cs. (2009) cho rằng các ca bệnh viêm tử cung ở chó được đưa tới phòng khám thường ở giai đoạn muộn, nên quá trình viêm tích mủ đã sản sinh ra các độc tố, tác động lên tủy xương làm giảm quá trình tạo hồng cầu, nên gây hiện tượng thiếu máu. Theo Emanuelli & cs. (2012) nguyên nhân gây thiếu máu có thể khác nhau và một trong số chúng được cho là quá trình chuyển hóa oxy hóa bạch cầu trung tính, phá hủy màng tế bào của hồng cầu dẫn đến thiếu máu liên quan đến viêm

tử cung tích mủ. Thiếu máu được cho là do giảm hồng cầu, được gọi là thiếu máu của bệnh mãn tính và do mất hồng cầu vào lòng tử cung (Nath & cs., 2009a). Thiếu máu của bệnh mãn tính có thể do nhiều rối loạn khác nhau bao gồm viêm mãn tính, trong đó các protein phản ứng làm trung gian cho sự cô lập sắt trong tế bào tủy xương, rút sắt từ quá trình tạo hồng cầu bình thường.

Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó bị viêm tử cung và chó khỏe

Chỉ số huyết học Hồng cầu (RBC ) Huyết sắc tố (HBG) Thể tích hồng cầu (MCV ) Thể tích khối hồng cầu (HCT) Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH) Số lượng bạch cầu (WBC) Trung tính (109/L) Lymphocyte (109/L) Monocyte (109/L)

(PLT, 109/L) Thể tích khối tiểu cầu (PCT)

Ngoài ra qua bảng cho thấy, khi chó bị bệnh viêm tử cung, hàm lượng huyết sắc tố giảm. Số lượng huyết sắc tố trung bình trên chó bị viêm tử cung là 16,25 ±

3,42 g/dL, thấp hơn trên chó khỏe là 19,84 ± 3,41 g/dL. Kết quả tương tự cũng được các nghiên cứu trước đây ghi nhận, chó viêm tử cung có chỉ số hemoglobin (Hb) thấp hơn so với chó khoẻ mạnh (Nath & cs., 2009a; Hagman & cs., 2009).

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở chó bị viêm tử cung, thể tích trung bình hồng cầu là 67,8 ± 1,11 fL trong khi tỷ lệ này ở chó khỏe là 72,89 ± 1,59 fL. Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu có sai khác nhiều giữa chó khỏe và chó bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Bigliardi & cs. (2004), Basanti & cs. (2013).

Qua bảng chúng tôi thấy, ở chó bị bệnh viêm tử cung, số lượng bạch cầu tăng lên khá cao 31,68 ± 3,97.109/L, trong khi chỉ số này ở chó khoẻ là 10,96 ± 1,1.109/L, có sự khác biệt rõ về mặt thống kê. Số lượng bạch cầu tăng là phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể để đáp ứng với sự xâm nhiễm của vi khuẩn do viêm loét niêm mạc tử cung (Nath & cs., 2009a).

Bên cạnh đó, số lượng các loại bạch cầu trung tính ở nhóm chó khỏe là 3,18 ± 0,57.109/L, lymphocyte 6,52 ± 0,64.109/L, monocyte 1,26 ± 0,19.109/L. Ngược lại, ở nhóm chó bệnh các chỉ số này tăng cao như số lượng bạch cầu trung tính là

11,28 ± 4,05.109/L, lymphocyte 16,89 ± 2,5.109/L, monocyte 10,15 ± 2,4.109/L. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê.

Dưới góc độ sinh lý học, bạch cầu trung tính giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực bào, tiêu diệt vi khuẩn để bảo vệ cơ thể. Nguyên nhân, khiến cho bạch cầu trung tính tăng do trong quá trình chó bị bệnh viêm tử cung xuất hiện các loại vi khuẩn. Bạch cầu trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập, chúng di chuyển đến đó để thực hiện chức năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn (Nath & cs., 2009a).

Hơn nữa, sự biến đổi về số lượng lympho bào có thể do vai trò của lympho bào trong quá trình viêm, không có khả năng thực bào mà tham gia chủ yếu vào quá trình miễn dịch của cơ thể, khiến cho số lượng giảm trong quá trình viêm cấp tính và tăng trong quá trình viêm mãn tính. Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này vì chủ nuôi chưa có quen với việc cho chó đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ khi con vật xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thì mới cho đi khám và tại thời điểm khám, chó đã mắc bệnh trong một thời gian dài, khiến cho chức năng hệ miễn dịch giảm sút.

Viêm tử cung gây rối loạn các chức năng cơ quan được ghi nhận trong các xét nghiệm huyết học và sinh lý máu. Chủ yếu là tăng bạch cầu, với bạch cầu trung

tính (Børresen, 1980). Bạch cầu trung tính là những phát hiện điển hình trong báo cáo này, phù hợp với những phát hiện của Mahesh & cs. (2014). Sự tăng bạch cầu được đặc trưng bởi tăng bạch cầu trung tính cho thấy nhiễm trùng nặng.

Tăng bạch cầu rõ ràng hơn trong các trường hợp viêm tử cung dạng đóng so với các trường hợp dạng mở vì trong các trường hợp dạng mở, mủ thoát ra khỏi tử cung qua cổ tử cung, nhưng trong các trường hợp viêm tử cung dạng đóng mủ được giữ lại trong tử cung do cổ tử cung đóng (Mojzisova & cs., 2000). Tăng bạch cầu đa nhân trung tính vì viêm tử cung là một bệnh nhiễm trùng nặng do vi khuẩn kích thích tủy xương giải phóng nhiều bạch cầu trung tính chưa trưởng thành vào tuần hoàn máu ngoại vi trong việc chống lại nhiễm trùng (Mojzisova & cs., 2000).

Tiểu cầu khởi nguồn từ những tế bào có nhân to là các đại bào hiện diện trong tủy xương, lưu thông trong máu trong 7-10 ngày (Budak & cs., 2016). Xét nghiệm tiểu cầu đóng vai trò quan trọng và được mô tả rõ ràng trong cơ chế đông máu. Trong những năm gần đây, những thay đổi về mức tiểu cầu cũng đã được tìm thấy trong quá trình viêm (Avcioglu & cs., 2014). Qua bảng trên ta thấy số lượng tiểu cầu trung bình chó bị viêm tử cung là 150,3 ± 25.1012/L thấp hơn số lượng trung bình ở nhóm chó khỏe là 218,1 ± 30,8.1012/L. Nguyên nhân có thể do trong quá trình viêm tử cung xảy ra hiện tượng xuất huyết tử cung, tiểu cầu di chuyển nhiều đến tử cung, tham gia vào quá trình đông máu ở tử cung nên tiểu cầu trong máu giảm.

Đánh giá huyết học cho thấy giảm hồng cầu, giảm nồng độ hemoglobin (Hb), giảm dung tích hồng cầu (PCV), và tăng bạch cầu với bạch cầu trung tính là những phát hiện nhất quán liên quan đến bệnh (Patil & cs., 2013). Gupta & Dhami (2013) giải thích rằng mức độ giảm của Hb, PCV tổng số lượng hồng cầu và tiểu cầu cùng với tốc độ lắng đọng của hồng cầu, tổng số lượng bạch cầu và tế bào đa nhân trung tính cho thấy nhiễm độc tố trong máu trong khi mức độ tăng lên của bạch cầu, tế bào đa nhân trung tính và tế bào lympho chỉ ra sự phục hồi sau nhiễm độc máu. Do đó, các giá trị huyết học thay đổi này được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán cũng như tiên lượng bệnh viêm tử cung ở chó (Mohan & cs., 2015).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó (Trang 103 - 107)