Bảng 4.14. Tần suất sử dụng phƣơng pháp siêu âm ở chó bị bênh viêm tử cung
Phƣơng pháp Không siêu âm Siêu âm Tổng trong dạng viêm
Chú thích: Trong cùng một hàng của tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo phương pháp siêu âm hoặc không siêu âm, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in thường nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có
ýnghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng một cột tỷ lệ của cùng dạng viêm tử cung giữa phương pháp siêu âm so với với không siêu âm, nếu các giá trị có ký hiệu chữ số la mã nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng bảng về tỷ lệ từng dạng viêm tử cung theo từng phương pháp so với tổng thể, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in hoa phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Theo Bigliardi & cs. (2004), siêu âm và X-quang là hai phương pháp chẩn đoán viêm tử cung dạng đóng hoặc dạng mở tốt nhất. Về mặt siêu âm, một cơ
bụng có thể được sử dụng để xác định một cơ quan hình ống chứa đầy chất lỏng giống như xúc xích nằm giữa kết tràng và bàng quang (Troxel & cs., 2002). Nghiên cứu Lee & cs. (2016) khi sử dụng siêu âm trên 102 chó cái mắc viêm tử cung (39 chó dạng đóng và 63 chó dạng mở) cho thấy các phát hiện khi siêu âm
của tử cung với viêm tử cung dạng mở hoặc dạng đóng cho thấy các dạng mô hình khác nhau. Các phát hiện khi siêu âm viêm tử cung dạng đóng cho thấy sừng tử cung to ra rõ rệt và chứa chất (dịch viêm) trong lòng tử cung, hình siêu âm là vùng giảm âm. Thành tử cung có nhiều dạng khác nhau, từ dày và không đều (30 trường hợp) đến trơn và mỏng (36 trường hợp). Thành tử cung dày lên có cấu trúc nang và ổ giảm âm. Nội mạc tử cung dày lên chứa nhiều cấu trúc giảm âm đại diện cho ống tuyến quanh co. Hình ảnh siêu âm viêm tử cung dạng mở cho thấy sừng tử cung chứa các chất cho hình ảnh tăng âm. Thành tử cung dày hơn so với viêm tử cung dạng đóng. Ngoài ra, thành tử cung dày lên và không đều (16 trường hợp), và chứa nhiều nang nhỏ không vang âm. Ở viêm tử cung dạng đóng, khoang ống bao gồm một lượng nhỏ chất lỏng không vang âm so với viêm tử cung dạng đóng. Điều này là do sự rò rỉ liên tục của dịch tử cung trong viêm tử cung dạng mở. Những kết quả này chỉ ra rằng những con chó cái bị viêm tử cung dạng đóng có thể ở trạng thái nghiêm trọng hơn những chó mắc viêm tử cung dạng mở. Do đó, những ca bệnh này phải được kiểm tra huyết học và sinh hóa máu, như những con chó cái với viêm tử cung có thể bị tổn thương gan, mất nước và mất cân bằng điện giải, để từ đó xác định được tình trạng ca bệnh và đưa ra các phương án giải quyết kịp thời và hiệu quả nhất.
Trong quá trình chẩn đoán viêm tử cung ở chó cũng cần phân biệt viêm tử cung với mang thai hoặc khi đó có một số hình ảnh xuất hiện như bàng quang tích nước tiểu, sỏi bàng quang…
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG CHÓ
4.3.1. Kết quả điều trị viêm tử cung ở các phƣơng pháp khác nhau
Các phương điều trị khác nhau khi sử dụng có thể mang lại các hiệu quả điều trị khác nhau. Trong nghiên cứu này, các chó được chẩn đoán mắc bệnh viêm tử cung khi được đưa đến khám tại phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia sẽ được tiến hành điều trị và được tư vấn điều trị theo hai phương pháp gồm phương pháp bảo tồn và phương pháp phẫu thuật ngoại khoa thú y. Những chó được chẩn đoán mắc viêm tử cung khi đưa đến khám tại phòng khám, các bác sỹ thường tư vấn phẫu thuật triệt sản cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp chó già yếu không đủ điều kiện để phẫu thuật hoặc trường hợp chủ nuôi mong muốn điều trị bảo tồn tử cung và buồng trứng để sau
khi khỏi bệnh, chó tiếp tục chửa đẻ. Tổng cộng có 125 ca viêm tử cung tiến hành điều trị, trong đó có 93 ca mắc bệnh viêm tử cung được điều trị bằng phương pháp bảo tồn (74,4%) nhiều hơn so với phương pháp phẫu thuật (32 ca; 25,6%). Kết quả đánh giá hiệu quả điều trị của hai phương pháp được thể hiện ở bảng 4.15.
Bảng 4.15. Hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở chó theo các phƣơng pháp điều trị khác nhau
Phương pháp điều trị Phương pháp bảo tồn Phương pháp phẫu thuật Tổng trong kết quả điều trị
Trong 136 chó được phát hiện viêm tử cung, tuy nhiên chỉ điều trị 125 chó, còn 11 chó sau khi phát hiện viêm tử cung và được chuyển đi một số phòng khám khác điều trị do yêu cầu của chủ bệnh súc.
tồn so với phương pháp phẫu thuật, nếu các giá trị có ký hiệu chữ số la mã nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng bảng về tỷ lệ kết quả điều trị theo từng phương pháp so với tổng thể, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in hoa phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Qua bảng 4.15 cho thấy, trong tổng số 125 ca điều trị viêm tử cung có 108 ca điều trị thành công, đạt tỷ lệ 86,4%. Đối với phương pháp điều trị bảo tồn, tỷ lệ điều trị thành công đạt tới 91,4% (85/93 con) cao hơn so với phương pháp phẫu thuật với tỷ lệ thành công đạt 71,88% (23/32 con).
Nghiên cứu Lika & cs. (2011) cho thấy khi tiến hành so sánh hai phương pháp điều trị bảo tồn (truyền dịch, sử dụng PGF2alpha và kháng sinh) và phương pháp phẫu thuật trên 20 chó mắc bệnh viêm tử cung dạng đóng (mỗi nhóm gồm 10 chó). Kết quả cho thấy điều trị viêm tử cung dạng đóng bằng phương pháp phẫu thuật kết quả thành công hơn so với điều trị bảo tồn (80% và 60%), bởi vì thông qua phương pháp phẫu thuật ngoại khoa giúp loại bỏ nguồn gây nhiễm trùng và độc tố. Phương pháp điều trị bảo tồn có kết quả thấp hơn phẫu thuật vì PGF2alpha có thể không mở cổ tử cung trong một số trường hợp. Trong nghiên cứu này, tiến hành sử dụng hai phương pháp phẫu thuật và bảo tồn trên cả nhóm chó viêm tử cung dạng đóng và dạng mở, nên có thể dẫn đến kết quả tỷ lệ thành công khác hơn so với các nghiên cứu khác.
Về phương pháp phẫu thuật, tỷ lệ thành công khi điều trị viêm tử cung trong nghiên cứu nảy đạt 71,88% (23/32). Nghiên cứu Jitpean & cs. (2014b) khi điều trị 315 chó mắc viêm tử cung bằng phương pháp phẫu thuật, tỷ lệ chó cái chết sau khi phẫu thuật chỉ chiếm 1% (4/315 ca). Theo tác giả, tỷ lệ chó mắc viêm tử cung bị chết sau khi phẫu thuật thấp hơn so với một số nghiên cứu khác do trong nghiên cứu này khi thực hiện phẫu thuật trên những ca đã được chọn là có tiên lượng tốt. Nghiên cứu Küplülü & cs. (2009) cho thấy trong tổng số 30 chó cái mắc viêm tử cung, có 8 chó cái bị chết trong vòng 3 ngày sau khi phẫu thuật, chiếm tỷ lệ 26,67%. Một số nghiên cứu báo cáo rằng, khi xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm tử cung, tiên lượng sống sau khi điều trị là tốt và tỷ lệ chết tương đối thấp, chỉ từ 3 đến 20% (Hagman, 2018; Jitpean & cs., 2014b). Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến toàn thân nặng hơn hoặc xuất hiện các biến chứng, như vỡ tử cung, viêm phúc mạc hoặc sốc nhiễm trùng, tỷ lệ chết có thể cao hơn đáng kể. Các biến chứng phát triển ở khoảng 20% ca bệnh viêm tử cung, trong đó thường gặp nhất là viêm phúc mạc khoảng 12% (Fransson & cs., 2007; Hagman, 2018). Một số biến chứng khác được báo cáo bao gồm như viêm mô mắt, nhiễm trùng đường tiết niệu, xuất huyết não, viêm tủy xương nhiễm khuẩn, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm khớp nhiễm khuẩn, sưng tấy vết mổ, vết nứt tách,
chấn thương niệu đạo, viêm phần gốc tử cung còn lại sau khi phẫu thuật triệt sản, đường lỗ rò và đi tiểu không tự chủ (Maddens & cs., 2011; Hagman, 2018).
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung buồng trứng (OHE - ovariohysterectomy) là một trong những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất, nhưng phương pháp điều trị bảo tồn có thể được sử dụng trong các trường hợp đã lựa chọn (Trasch & cs., 2003; Jitpean & cs., 2014b). Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát của bệnh do loại bỏ phần tử cung buồng trứng bị viêm. Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ tử cung buồng trứng là một quy trình thông thường, việc gây mê và phẫu thuật ở những chó cái mắc bệnh ở mức độ nặng toàn thân hoặc và có những vấn đề sự cố về chức năng các cơ quan có thể nguy hiểm (Bille & cs., 2012). Điều quan trọng, về mặt lâm sàng khó khăn hơn để dự đoán kết quả, đó là lý do tại sao các chỉ số về khả năng sống sót, biến chứng và chết sau khi phẫu thuật là rất cần thiết. Việc dự đoán nguy cơ chết có thể được thực hiện thông qua đánh giá tình trạng sinh lý và các chỉ tiêu khác nhau trong phòng thí nghiệm. Hướng dẫn về thực hiện gây mê và đánh giá nguy cơ gây mê dựa trên các chỉ tiêu khác nhau cũng đã được thực hiện. Các nghiên cứu về các chỉ tiêu lâm sàng cũng như các chỉ tiêu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và các biến chứng sau phẫu thuật, thời gian nhập viện đã được thực hiện (Jitpean & cs., 2014b; Küplülü & cs., 2009). Trước khi phẫu thuật, các ca bệnh cần được theo dõi đánh giá tình trạng lâm sàng và xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu gồm hồng cầy, bạch cầu, tiểu cầu... và sinh hóa máu gồm chỉ tiêu chức năng gan, thận... để xác định tình hình về thể trạng của chó và đưa ra quyết định phẫu thuật hợp lý. Ngoài ra, trước khi thực hiện phẫu thuật, chó bệnh cần được ổn định với liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch phù hợp để điều chỉnh các trường hợp giảm huyết áp, giảm lưu thông máu, shock, mất nước, mất cân bằng axit-bazo, rối loạn điện giải, rối loạn đông máu và rối loạn cơ quan chức năng (Fantoni & Shih, 2017). Việc giám sát và can thiệp phẫu thuật với chó được khuyến nghị thực hiện theo Kirby & Linklater (2016).
Trong tổng số 32 chó điều trị bằng phương pháp ngoại khoa, 9 trường hợp không thành công, nguyên nhân là do chó quá già, thể trạng yếu trước khi phẫu thuật, một nguyên nhân khác có thể do viêm tử cung dạng kín, mủ tích trong tử cung thời gian dài, dẫn đến nhiễm trùng máu. Trong nghiên cứu của Jitpean & cs. (2017) ghi nhận 59% chó viêm tử cung dạng đóng bị nhiễm trùng huyết, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng huyết trên các chó viêm tử cung
dạng đóng và tỷ lệ chết cao hơn so với những chó viêm tử cung dạng mở (Fransson & cs., 2007).
Trong trường hợp nhiễm trùng máu do tử cung bị nhiễm trùng, phẫu thuật phải được thực hiện nhanh chóng và do đó cần phải điều trị bằng truyền dịch tích cực. Nếu trong trường hợp tử cung bị vỡ, phương pháp rửa ổ bụng bằng dung dịch 200-300 mL/kg và đặt ống dẫn lưu, tỷ lệ sống sau khi rửa bụng và đặt ống dẫn lưu là 70% trong trượng hợp nhiễm trùng phúc mạc (DeClue, 2016). Ở những trường hợp chó bệnh ở mức độ vừa và nặng, hoặc nếu nhiễm trùng huyết hoặc các biến chứng nghiêm trọng được xác định, kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng truyền tĩnh mạch được sử dụng để ngăn ngừa tác động nhiễm khuẩn toàn thân hoặc nhiễm trùng huyết (DeClue, 2016). Lựa chọn ban đầu của thuốc kháng sinh nên có hiệu quả chống lại các loại E. coli gây bệnh phổ biến nhất và được điều chỉnh phù hợp sau khi nuôi cấy và xác định độ nhạy vi khuẩn để thay thế bằng các kháng sinh phổ hẹp. Thuốc sử dụng không nên độc cho thận, liều dùng, đường dùng và tần suất sử dụng được điều chỉnh để tối ưu hiệu quả sử dụng và sử dụng phù hợp theo quy định về sử dụng kháng sinh trong điều trị. Trong trường hợp viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết nặng, shock nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng, việc sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh thường được khuyến nghị sử dụng để tạo phổ rộng diệt khuẩn hơn (DeClue, 2016). Nếu trường hợp bệnh súc có tình trạng sức khỏe gần như bình thường hoặc chỉ mắc ở mức nhẹ và không có các biến chứng hoặc các bệnh xảy ra đồng thời, phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể giúp điều trị khỏi bệnh và không cần sử dụng kháng sinh hỗ trợ trước phẫu thuật. Việc loại bỏ nhiễm trùng là chìa khóa và phẫu thuật không nên trì hoãn nếu không cần thiết, do nguy cơ của độc tốc và nhiễm trùng huyết khi tử cung viêm vẫn chưa được loại bỏ. Việc gây mê và quản lý trước khi phẫu thuật tập trung vào duy trì và bảo vệ chức năng huyết động học, chức năng tiêu hóa, giám sát việc đau đớn, oxy hóa tế bào, dinh dưỡng và chăm sóc (Devey, 2013). Ngoài ra, các loại thuốc có chức năng giảm tình trạng viêm cũng được sử dụng trong phương pháp điều trị phẫu thuật (Liao & cs., 2014). Theo dõi hậu phẫu là rất cần thiết, trong các trường hợp không biến chứng 1 ngày đến 2 ngày nhập viện sau phẫu thuật thường là đủ. Nhu cầu tiếp tục chăm sóc hỗ trợ và điều trị kháng sinh được đánh giá nhiều lần mỗi ngày trên cơ sở từng trường hợp. Điều trị kháng sinh được ngừng càng sớm càng tốt. Tình trạng sức khỏe tổng thể và
hầu hết các bất thường đều cải thiện nhanh chóng sau phẫu thuật và trở lại bình thường trong vòng 2 tuần (Jitpean & cs., 2014b).
Đối với phương pháp bảo tồn, việc lựa chọn bệnh súc cẩn thận là yếu tố trọng tâm để đảm bảo kết quả tốt nhất có thể thu được (tức là giải quyết các tình trạng lâm sàng và duy trì khả năng sinh sản). Các ca phù hợp thường là những chó cái còn ít tuổi và khỏe mạnh và cổ tử cung mở và không có u nang buồng trứng. Điều quan trọng thể trạng chó ổn định và không bị bệnh nặng, bởi vì có thể khi sử dụng một số loại thuốc sau 24 giờ điều trị đã có tác dụng (Fieni, 2006). Nên chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nặng toàn thân, sốt hoặc hạ thân nhiệt, sót nhau trong tử cung, rối loạn chức năng cơ quan hoặc biến chứng như viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng huyết. Các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra, độc tố và nhiễm trùng huyết có thể diễn biến nhanh chóng từ tình trạng ổn định sang cấp cứu. Do vậy, cần nhập viện kịp thời để theo dõi, điều trị hỗ trợ và can thiệp nhanh chóng. Các dấu hiệu lâm sàng và dịch âm đạo giảm, kích thước tử cung và các chỉ tiêu bất thường khi xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể dần trở lại bình thường trong 1 đến 3 tuần. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung buồng trứng có thể cần thiết ngay lập tức nếu có các biến chứng phát sinh, tình trạng sức khỏe chung xấu đi và trong các trường hợp khó chữa.
Trong nghiên cứu này, phương pháp điều trị bảo tồn chủ yếu áp dụng đối với các trường hợp viêm tử cung dạng mở, các trường hợp chó quá già yếu không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật, trường hợp chủ muốn nuôi với mục đích cho sinh sản. Ngoài ra còn liên quan đến chi phí phẫu thuật cao nên nhiều trường hợp chủ không muốn phẫu thuật mà quyết định điều trị bảo tồn. Đối với trường hợp viêm tử cung dạng kín không được khuyến cáo điều trị bảo tồn, đặc biệt là khi sử dụng prostaglandin như một phương pháp điều trị duy nhất, vì nó có thể dẫn đến viêm phúc mạc do vỡ tử cung, hoặc rò rỉ dịch từ tử cung thông qua thành tử cung.
Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ điều trị bệnh viêm tử cung bằng phương pháp điều trị bảo tồn cho tỷ lệ thành công rất cao. Trong 93 trường hợp mắc bệnh viêm tử cung điều trị theo phương pháp bảo tồn có 85 trường hợp điều trị khỏi chiếm