siêu âm viêm tử cung
3.3.11. Phƣơng pháp chẩn đoán phân biệt viêm tử cung với thai lƣu bằng siêu âm
Nhiều trường hợp chó mang thai nhưng chủ nhà không biết, nếu thai bị chết lưu thì dịch chảy ra thường nghi ngờ bị viêm tử cung.
Dấu hiệu thai chết bao gồm không có nhịp tim và chuyển động của bào thai, tư thế bào thai bất thường, giảm thể tích và tăng độ vang của dịch trong túi thai, tích tụ khí trong bào thai hoặc tử cung và sự phân hủy của bào thai (England & cs., 2003). Siêu âm có giá trị đặc biệt trong việc đánh giá khả năng sống và suy thai. Bào thai bình thường, nhịp tim gấp đôi so với nhịp tim của mẹ và là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng sống của thai. Rối loạn nhịp tim là phản ứng bình thường của bào thai đối với thiếu oxy và là một thông số quan trọng để xác định đẻ khó.
Mặc dù một số lượng lớn các khuyết tật bẩm sinh có thể xảy ra ở chó, những khiếm khuyết này rất hiếm khi chẩn đoán trong tử cung. Ví dụ về các bất thường của bào thai có thể được phát hiện bằng phương pháp siêu âm bao gồm
tràn dịch não, tràn dịch màng phổi bào thai và thai phù tích dịch hoặc chứng phù toàn thân. Xoắn tử cung là một tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, được đặc trưng bởi nhồi máu của đoạn tử cung bị ảnh hưởng, sau đó vách dày, tăng độ vang của vách tử cung và dịch bào thai và thai chết.
3.3.12. Phƣơng pháp chẩn đoán phân biệt viêm tử cung với chửa giả bằng siêu âm
Chửa giả tử cung sưng nhưng không tích dịch, siêu âm không thấy có thai bên trong tử cung. Thông thường, chúng ta kết hợp với triệu chứng bên ngoài để chẩn đoán bệnh. Các triệu chứng bao gồm thay đổi biểu hiện tâm lý, thích chơi đồ chơi, cào ổ, tăng cân, tuyến vú phát triển và có sữa.
3.3.13. Phƣơng pháp chẩn đoán phân biệt viêm tử cung với viêm bàng quang hay bàng quang có sỏi bằng siêu âm
Nhiều trường hợp thấy chó đi tiểu có lẫn máu, mủ thì có thể do viêm bàng quang hoặc viêm tử cung. Để chẩn đoán chính xác cần chẩn đoán phân biệt giữa viêm bàng quang và viêm tử cung bằng siêu âm.
Hình 3.3. Hình ảnh siêu âm sỏi bàng quang
Trường hợp viêm bàng quang, khi siêu âm thấy hình ảnh tiêu biểu nhất là độ dày lan tỏa ở thành bàng quang, bề mặt bàng quang có hiện tượng tăng âm không đều. Trong trường hợp có sỏi bàng quang thì sẽ thấy các hình dạng không đều của các viên sỏi, thấy các khối sinh âm trong lòng bàng quang với bóng lưng sau, các vùng phản âm có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào kích thước của viên sỏi, vùng phản âm này có thể di động và thay đổi vị trí khi di chuyển đầu dò. Nếu sỏi lớn có thể thấy phù lỗ niệu quản, và thành bàng quang dày lên, đôi khi sỏi dính vào thành bàng quang do phản ứng viêm lân cận.
Đối với siêu âm bàng quang cần có nước tiểu trong bàng quang mới thấy rõ được hết, nếu nước tiểu hết thì cho chó uống nước và sau vài giờ siêu âm lại sẽ cho kết quả chính xác.
3.3.14. Phƣơng pháp chẩn đoán đẻ khó bằng siêu âm
Chó trước khi đẻ, thường có các dấu hiệu bỏ ăn, ỉa di đái dắt, sữa về, cổ tử cung mở và cào ổ… Khi chó gần đẻ, thai ra gần cổ tử cung hơn nên dễ chèn vào bàng quang, do vậy có cảm giác muốn đi tiểu nên thường tiểu dắt. Đồng thời khi thai chèn vào trực tràng gây cảm giác muốn đi ngoài nên có hiện tượng đi phân són nhiều lần.
Nhiều trường hợp chó có các biểu hiệu rõ ràng như rặn đẻ, cào ổ, sữa về… nhưng vẫn không đẻ được, khi đó việc siêu âm giám sát tim thai và tư thế của thai là quan trọng, qua đó để quyết định mổ đẻ hay can thiệp tiêm thuốc kích thích đẻ.
3.3.15. Phƣơng pháp điều trị bảo tồn viêm tử cung tích mủ
Nhiều trường hợp viêm tử cung, nhưng chủ vẫn muốn nuôi sinh sản hoặc nhiều trường hợp chó quá già hoặc chức năng gan thận không đảm bảo cho phẫu thuật thì sẽ tiến hành điều trị bảo tồn. Đối với chó còn trong độ tuổi sinh sản, sau khi điều trị bảo tồn thành công, cần cho chửa đẻ lại ngay sau khi thấy lần động đục đầu tiên sau điều trị, nếu không thường dẫn đến tái phát viêm tử cung tích mủ trở lại.
Sau khi chẩn đoán viêm tử cung, với những chó bị viêm tử cung dạng hở, thể trạng tốt hoặc theo yêu cầu của chủ bệnh súc thì được chỉ định điều trị bảo tồn liên tục trong 5-7 ngày với phác đồ điều trị:
Postaglandin F2alpha: 0,05-0,1 ml/kgP
Presnisolon: 1ml/10kgP
Marbofloxacine: 1ml/10kgP
A.D.E: 2-5ml/10kgP
Trường hợp chó có hiện tượng tiêu chảy, nôn, bỏ ăn liên tục, tiến hành kết hợp truyền dung dịch Ringer Lactac và đường Glucose 5% qua tĩnh mạch với liều lượng 60ml/kg P/ngày chia hai lần sáng và chiều (Ringer Lactac chiếm 2/3 và đường Glucose 5% chiếm 1/3 lượng dung dịch truyền).
Bên cạnh sử dụng phác đồ điều trị, hộ lý chăm sóc chu đáo vật nuôi, cho ăn thức ăn dễ tiêu, theo dõi tiến triển và hiệu quả điều trị sau 5-7 ngày.
Prostagladin F2alpha có tác dụng làm tiêu biến thể vàng, vỡ nang trứng chín, mở cổ tử cung, làm giảm nồng độ progesterone trong huyết tương và tăng cường co bóp hệ cơ trơn của đường sinh dục cái. Kích thích co bóp mạnh lên hệ cơ trơn tử cung có tác dụng đẩy sản dịch hay dịch viêm trong tử cung ra ngoài, tăng cường sự hồi phục của cơ tử cung.
3.3.16. Phƣơng pháp điều trị viêm tử cung bằng phẫu thuật ngoại khoa
Những chó bị viêm tử cung tích mủ nặng dạng kín, tử cung sưng lớn tích nhiều dịch, hoặc những chó đã được điều trị bảo tồn nhưng không có kết quả thì được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa.
Chuẩn bị trước khi mổ
Dụng cụ dùng trong phẫu thuật được chuẩn bị sẵn, sấy tiệt trùng trong 30 phút. Phòng mổ được sát trùng, bật đèn tử ngoại trước khi mổ 1-2 giờ trong vòng 30 phút.
Quan sát, theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của chó bị viêm tử cung, nếu đánh giá đủ sức khỏe thì mới tiến hành phẫu thuật, cho chó nhịn ăn trước khi mổ 8-10 giờ. Tùy theo từng cá thể, tính toán liều lượng, gây mê bằng Ketamine hoặc Zoletin 50 tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Khi chó mê, cạo sạch lông vùng bụng trong phạm vị rộng, dùng xà phòng rửa sạch rồi lau khô, dùng bông cồn và cồn iodine 10% sát trùng theo vòng tròn từ trong ra ngoài theo chiều kim đồng hồ từ 2-3 lần. Cố định gia súc trên bàn mổ, phủ săng mổ lên toàn bộ phần ngực và bụng, chỉ để hở vùng phẫu thuật.
Tiến hành mổ
Đối với chó, thực hiện đường mổ rạch da ở vị trí đường trắng giữa hai hoặc ba hàng vú cuối cùng để bộc lộ đường trắng. Dùng nhíp có mấu để gắp da đoạn qua đường trắng và nâng lên, dùng mũi dao mổ rạch thủng một lỗ nhỏ trên đường trắng phía trước nhíp, dùng kéo để cắt mở rộng vết mổ về hai phía.
Xác định vị trí sừng tử cung và sử dụng móc ngoại khoa để móc sừng tử ra ngoài qua vết mổ (có thể sừng bên phải hay bên trái), đối với giống chó lớn, khi bị viêm tử cung tích mủ, tử cung choáng đầy xoang bụng và xoang chậu, sau khi bộ lộ phúc mạc, rất dễ nhìn thấy tử cung bị viêm, lúc đó dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái cầm và kéo sừng tử cung ra ngoài vết mổ. Khi đã xác định và đưa được sừng tử cung ra bên ngoài, dùng panh kẹp phần dây chằng và mạch máu
phía dưới của buồng trứng. Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm màng bao buồng trứng, trong khi dùng ngón trỏ của tay kia để làm giãn dây chằng buồng trứng và mạch máu rồi dùng chỉ tiêu Polyglyconate 2/0 hoặc 3/0 để thực hiện một nút thắt hình số 8 ngay giữa dây chằng buồng trứng và mạch máu. Có thể thắt thêm một nút nữa ở ngay vị trí phía dưới nút vừa thắt để ngăn ngừa chảy máu nếu tử cung lớn có mạch máu to. Đặt 2 panh kẹp mạch máu ở phía trên nút thắt 0,5cm về phía buồng trứng, dùng dao mổ cắt ở phần giữa 2 panh. Mở một panh kẹp phía dưới và kẹp nhẹ nút thắt chỉ bằng một panh khác để quan sát xem có chảy máu hay không, nhỏ cồn iodine và sát trùng vết cắt trước khi cho vào bên trong xoang bụng. Từ buồng trứng và sừng tử cung đã được tách rời, lần tìm sừng tử cung phía bên kia và làm tương tự.
Dùng chỉ tiêu thắt phần thân tử cung dưới ngã ba khoảng 2-5 cm, đâm kim vào vị trí giữa phần thân tử cung (chú ý tránh đâm phải mạch máu) ở trên nút chỉ vừa thắt và thắt chỉ theo vòng số 8, nếu thân tử cung to thì có thể thắt thêm lần nữa. Dùng 2 panh kẹp phần trên nút chỉ vừa thắt, sau đó dùng dao mổ cắt tử cung ở đoạn giữa 2 panh. Sát trùng vết cắt bằng cồn iodine, bỏ panh phía dưới ra, kẹp nhẹ nút thắt bằng một panh khác để kiểm tra xem còn chảy máu hay không, dùng chỉ tiêu thắt những mạch máu chính. Lúc này tử cung viêm đã được cắt bỏ hoàn toàn, kiểm tra nếu trong xoang bụng có thẩm xuất dịch viêm thì rửa bằng nước muối sinh lý và hút dịch bằng máy hút.
Khâu đóng ổ bụng lại với các lớp phúc mạc, cơ thẳng bụng, mô dưới da và da bằng các nút khâu ngoại khoa. Sau mỗi lớp khâu, sát trùng đường khâu bằng cồn iodine, nhỏ dung dịch kháng sinh Amoxicillin. Cuối cùng đặt một tấm gạc vô trùng lên vết mổ và băng lại.
3.3.17. Phƣơng pháp hậu phẫu sau phẫu thuật
Đặt chó (bệnh súc) nơi yên tĩnh chờ cho tỉnh mê hoàn toàn, hộ lý và chăm sóc chu đáo, cho ăn cháo, thức ăn nhẹ sau phẫu thuật. Tiêm kháng sinh liên tục trong 3 ngày, hằng ngày theo dõi sát trùng vết mổ bằng cồn iodine. Đối với chó có thể trạng yếu sau khi mổ, tiến hành truyền bổ sung Ringer Lactac và đường Glucose 5% qua tĩnh mạch...
3.3.18. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Căn cứ vào sô liệu trong hồ sơ khám và điều trị bệnh (bệnh án), số liệu được ghi chép theo dõi (bản cứng và bản mềm) tại phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia.
Căn cứ vào các thông tin chi tiết thu thập từ chủ nuôi cũng được ghi vào hồ sơ bệnh án của phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia.
Khám và theo dõi trực tiếp trên thú cưng bằng các phương pháp lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm.
Thông tin, số liệu cá thể được tập hợp liên hoàn theo thời gian, điều kiện khám và điều trị, tình trạng sức khỏe, bệnh lý của từng cá thể.
3.3.19. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp kiểm định 1 proportion test trên phần mềm Minitab 16 để kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ mắc các bệnh sản khoa, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống, mùa vụ, lứa đẻ và lứa tuổi. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê nếu P-value <0,05.
H0: P1 = P0
H1: P1 ≠ P0
Mức kiểm định (α = 0,05),
- Nếu α <0,05, Bác bỏ H0 chấp nhận H1; - Nếu α >0,05 chấp nhận H0 và bác bỏ H1
Sử dụng phương pháp kiểm định Likelihood Ratio để kiểm định khi bình phương (Chi-square test) để xác định mối liên quan của các số liệu thống kê theo các triệu chứng lâm sàng đến tỷ lệ mắc các dạng bệnh viêm tử cung. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê nếu P-value < 0,05.
Sử dụng thống kê mô tả để tính giá trị trung bình (Mean) và sai số (SE) và độ lệch chuẩn (SD) của các chỉ số sinh lý, sinh hoá máu. Kiểm tra sự khác biệt theo từng chỉ số sinh lý và sinh hoá máu giữa nhóm chó mắc bệnh viêm tử cung và nhóm đối chứng (chó khoẻ mạnh) bằng Two-Sample T test. Các giá trị so sánh có sự khác biệt về mặt thống kê khi giá trị P-value <0,05.
H1: Mean1 ≠ Mean2 Mức kiểm định (α = 0,05),
- Nếu α <0,05, Bác bỏ H0 chấp nhận H1; - Nếu α >0,05 chấp nhận H0 và bác bỏ H1.
Sử dụng phương pháp hồi quy logistics để đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh viêm tử cung theo các phương pháp và theo các dạng bệnh lý khác nhau.
Logit (Πi) = β0 + β1 * DVTC + β2 * PPDT + e
P = Thành Công
Logit ( i) = ln(
P = Không thành công)
Trong đó:
- Logit ( : hàm hồi quy logistics
- hàng số intercept
- DVTC: ảnh hưởng của dạng viêm tử cung (dạng mở và dạng đóng) - β1 giá trị slope của dạng viêm tử cung
- PPDT: ảnh hưởng của phương pháp điều trị (phẫu thuật và bảo tồn) - β2: giá trị slope của phương pháp điều trị.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ MANG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM
4.1.1. Tỷ lệ các bệnh sinh sản trên chó đƣợc mang đến khám tại phòng khám
Bệnh sinh sản trên chó bao gồm các bệnh liên quan đến đường sinh dục như âm đạo, tử cung buồng trứng, ngoài ra còn liên quan đến chậm động dục, phối nhiều lần không chửa, sảy thai sau thụ tinh... Trong quá trình khám và chữa bệnh tại phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia, chúng tôi tiến hành khám, điều trị các bệnh sinh sản trên chó, kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ các bệnh sinh sản trên đàn chó mang đến phòng khám
Bệnh Đẻ khó Viêm tử cung Chửa giả Chậm động dục Sa âm đạo Sảy thai Tổng
Chú thích: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau là tỉ lệ viêm tử cung khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) Trong tổng số 1273 ca chó được mang đến khám và điều trị sinh sản tại phòng khám, trong đó đẻ khó là bệnh thường gặp nhất với tỷ lệ 76,36%, các bệnh chửa giả, sa âm đạo và hiện tượng sảy thai chiếm tỷ lệ rất thấp. Riêng đối với bệnh viêm tử cung có tỷ lệ mắc 10,68%.
Sinh đẻ là thời điểm quan trọng nhất trong toàn bộ thai kỳ, và khó khăn trong quá trình chuyển dạ là vấn đề thường xuyên xảy ra trong động vật bao gồm cả loài chó (Smith, 2007; Ross & cs., 2018), nhưng sự xuất hiện chung của hiện tượng khó đẻ ở chó không cao so với toàn bộ quần thể của loài này, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 5% (Bergström & cs., 2006), ngoại trừ ở một số giống chó thậm chí có thể đạt tới 100% (Wydooghe & cs., 2013; Holinshead & Hanlon, 2017).
Ở Việt Nam, nhu cầu nuôi chó ngày càng phát triển, nhu cầu nhập các giống chó ngoại ngày càng nhiều, xu hướng nuôi chó sinh sản ngày càng tăng. Với quan tâm của chủ nuôi đến sức khỏe thú cưng (chó) ngày càng lớn, nên chó thường được mang đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe thai sản và can thiệp khi đẻ khó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chủ nuôi thiếu sự quan tâm đến sức khỏe sinh sản của đàn chó, chủ nuôi không thể nhận biết được hoặc có thể hiểu sai các triệu chứng chuyển dạ nên chủ quan trong quá trình sinh đẻ của chó và tìm kiếm sự hỗ trợ thú y muộn hơn nhiều so với mức cần thiết làm tăng nguy cơ chết chó mẹ và chó con (Mir & cs., 2011). Theo Jakub & cs. (2020) đã đánh giá về nguy cơ xảy ra hiện tượng đẻ khó trên chó phối giống không kiểm soát (46,6% (110/236) chó con sinh ra đã chết cao hơn so với trường hợp chó mẹ được quản lý phối giống (26,4% (864/3273)) (P<0,05).
Một số nghiên cứu trước đây đã đánh giá tỷ lệ khó đẻ trên chó dao động từ 5% đến 26% (Johnston & cs., 2001b). Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường do chó mẹ hoặc chó con hoặc kết hợp cả hai yếu tố cản trở sự đẩy thai ra ngoài như kích thước thai quá lớn, đặc biệt trên đàn chó phối giống không có kiểm soát khi phối giống tự do với đực giống không phù hợp. Các trường hợp mang thai đơn, thường tăng tỷ lệ đẻ khó bởi thai đơn thường có xu hướng kích