Tần suất xuất hiện triệu chứng nôn mửa ở chó bị viêm tử cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó (Trang 100 - 103)

Để đánh giá về triệu chứng nôn mửa trên chó, chúng tôi đã khảo sát trên 136 chó đến khám bị viêm tử cung và kết quả được trình bày ở bảng 4.11

Kết quả được thể hiện trong bảng 4.11 về có hoặc không xuất hiện triệu chứng nôn mửa trên 136 chó đến khám phát hiện viêm tử cung.

Bảng 4.11. Tần suất xuất hiện triệu chứng nôn mửa ở chó bị viêm tử cung Triệu chứng Không nôn mửa Nôn mửa Tổng trong dạng viêm

Chú thích: Trong cùng một hàng của tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo triệu chứng không nôn mửa hoặc nôn mửa, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in thường nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có

ýnghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng một cột tỷ lệ của cùng dạng viêm tử cung giữa triệu chứng không nôn mửa so với với nôn mửa, nếu các giá trị có ký hiệu chữ số la mã nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng bảng về tỷ lệ từng dạng viêm tử cung theo từng triệu chứng so với tổng thể, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in hoa phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

cung dạng đóng. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa hai dạng viêm tử cung trong nhóm chó không có triệu chứng nôn mửa (53,85% và 46,15%). Đánh giá

trong từng dạng bệnh, chó không có biểu hiện nôn mửa chiếm tỷ lệ cao ở cả dạng đóng và dạng mở (93,1% và 80,77%), cao hơn hẳn so với nhóm có biểu hiện nôn mửa (6,9% và 19,23%).

Hầu hết trong trường hợp viêm dạng mở thường là trường hợp viêm nặng, con vật tích mủ nhiều trong tử cung, đến giai đoạn động dục cổ tử cung mở, dịch tử cung mới chảy ra ngoài. Trong trường hợp này thường con vật sẽ ở giai đoạn bị nhiễm độc, trúng độc tố của vi khuẩn gây ra nên có hiện tượng nôn mửa. Trong khi đó viêm tử cung dạng đóng thường con vật mới bị hoặc ở giai đoạn sớm nên ít xuất hiện triệu chứng nôn. Hoặc trong trường hợp dạng đóng cũng có thể con vật cũng bị nhiễm độc, trúng nội độc tố từ vi khuẩn nhưng trong trường hợp ít thì một lượng nhỏ nội độc tố có nguồn gốc từ vi khuẩn được hấp thu liên tục vào tuần hoàn và sau đó được hệ thống lưới nội mô gan biến đổi và đào thải ra ngoài. Do sự thải nội độc tố nhanh chóng, tác dụng toàn thân ở chó cái viêm tử cung tích mủ chỉ xảy ra khi khả năng trung hòa và giải độc của gan bị vượt quá. Điều này cũng giải thích tại sao trong cùng một dạng đóng ta thấy triệu chứng nôn mửa cũng ít gặp hơn, còn ngược lại trong bệnh viêm tử cung dạng mở lại gặp triệu chứng nôn mửa nhiều hơn..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w