VÀ HÌNHCHÓP CỤT ĐỀU

Một phần của tài liệu HÌNH HỌC 8 HKII (2 CỘT) 2009-2010 (Trang 59 - 61)

Soạn: Giảng: A.Mục tiêu:

- Giúp học sinh: nắm được khái niệm hình chóp, hình chóp đều, hình chóp cụt đều - Giúp học sinh có kỷ năng: nhận dạng hình chóp, hình chóp đều, hình chóp cụt đều; vẽ hình chóp; xác định các yếu tố của chúng.

B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích. C.Chuẩn bị:

-GV: Mô hình chóp, chóp đều, chóp cụt đều, thước. -HS:

D.Tiến trình: I.Ổn định: II.Bài cũ:

Các yếu tố của hình lăng trụ đứng có tính chất gì ? Sxq = ? V = ? III.Bài mới:

*Đặt vấn đề: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp.

Giới thiệu các hình như thế được gọi là hình chóp. Vậy hình chóp là hình như thế nào ?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Cho học sinh quan sát hình 116

GV: Hình 116 là một hình chóp. Hình chóp có đáy là hình gì ? mặt bên là hình gì ? các mặt bên có quan hệ gì ? GV: Đỉnh chung của các mặt bên được gọi là gì ?

Đường thẳng nào được gọi là đường cao của hình chóp ?

GV: Kí hiệu hình chóp S.ABCD nghĩa là gì ? HS: S là đỉnh; ABCD là đáy; S.ABCD là hình chóp tứ giác

GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp tứ giác đều; mô hình khai triển của hình chóp tứ giác đều

GV: Hình chóp này có gì đặt biệt ? Đáy là hình gì ? Các mặt bên có tính chất gì ? HS: Đáy là hình vuông; các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau

GV: Các hình chóp như thế được gọi

1) Hình chóp:

-Hình chóp có đáy là một đa giác; mặt bên là những hình tam giác có chung một đỉnh.

-Đỉnh chung của các mặt bên được gọi là đỉnh của hình chóp; đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với đáy là đường cao của nó.

-Kí hiệu hình chóp: S.ABCD (S là đỉnh; ABCD là đáy) 2) Hình chóp đều:

là hình chóp đều. Tổng quát hình chóp đều là hình chóp như thê nào ?

GV: Đường cao của hình chóp đều có tính chất gì ? HS: Đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp đáy

GV: Trung đoạn của nó là đường nào ?

HS: Là đường cao kẻ từ của mỗi mặt bên

GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp cụt đều

GV: Nhận xét các mặt, các cạnh bên của hình chóp cụt ?

HS: Hai mặt đáy là các đa giác nằm trên hai mặt phẳng song song; các mặt bên là các hình thang cân bằng nhau; các cạnh bên của nó bằng nhau.

GV: Chỉ ra cách tạo hình chóp cụt đều từ hình chóp đều ? HS: Cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song song với đáy.

*Hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh được gọi là hình chóp đều.

Hình 117

3) Hình chóp cụt đều:

Cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song song với đáy. Phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt phẳng đáy gọi là hình chóp cụt đều.

Hình 119

IV.Củng cố và luyện tập:

- Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 36 V. Hướng dẫn về nhà:

-BTVN: 37, 38, 39sgk tr119.

Tiết 64:

Soạn: Giảng: A.Mục tiêu:

B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập. C.Chuẩn bị: -GV: -HS: D.Tiến trình: I.Ổn định: II.Bài cũ: III.Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung IV.Củng cố và luyện tập:

V. Hướng dẫn về nhà: -BTVN:

Một phần của tài liệu HÌNH HỌC 8 HKII (2 CỘT) 2009-2010 (Trang 59 - 61)