Động lực xem như là một nội dung quan trọng của tổ chức. Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, luận án đề cập tới nội dung liên quan đến các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV ở khu vực Bắc Trung Bộ. Để lý giải rõ hơn về các kết quả khảo sát, luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết.
Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện thông qua các bước cơ bản:
Thứ nhất, luận án tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu, đặc biệt là các công trình liên quan đến các nhân tố tác động tới động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung. Từ đó, xác định các khoảng trống nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu, xác định các biến và thang đo sử dụng trong nghiên cứu của luận án.
Thứ hai, nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà quản lý nhằm tìm hiểu, khảo sát các vấn đề liên quan đến động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung. Từ đó sàng lọc, lựa chọn các biến và thang đo đưa vào mô hình và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình.
Thứ ba, nghiên cứu định lượng: sau khi điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi cũng như các biến, và chỉ báo. Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm mục đích:
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo;
- Kiểm định giá trị của thang đo bằng EFA; - Kiểm định hệ số tương quan Pearson; - Phân tích mô hình hồi quy;
- Kiểm định Anova, T-test nhằm đánh giá sự khác biệt trung bình giữa các nhóm biến nhân khẩu học về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung;
- Thống kê mô tả dữ liệu.
Thứ tư, kết luận và các hàm ý quản trị: trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã được kiểm định độ phù hợp, luận án tổng hợp lại các nội dung chính được đề cập, kiến nghị các giải pháp phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ nhằm tạo động lực tốt hơn cho các nhà quản trị cấp trung nói riêng và các cấp quản trị nói chung trong tổ chức.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo; Kiểm định giá trị của thang đo bằng EFA;
Kiểm định hệ số tương quan Pearson;
Phân tích mô hình hồi quy;
- Kiểm định sự khác biệt; - Thống kê mô tả dữ liệu. Nghiên cứu
định lượng
Kiểm tra, chỉnh sửa sơ bộ thang đo ban đầu Xây dựng bảng hỏi Nghiên cứu
định tính
Kết luận và hàm ý quản trị
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu