Để tìm hiểu mối liên hệ giữa tuổi và bệnh viêm tử cung, chúng tôi sắp xếp những chó bệnh vào trong 3 nhóm tuổi, số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 4.5.
Từ kết quả của bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tăng dần theo lứa tuổi của chó, cao nhất gặp ở chó từ 5 năm tuổi trở lên với 49,26% thấp nhất ở chó từ 1-2 năm tuổi với 25,45%. Nguyên nhân do những chó lớn tuổi không cho sinh sản mà không được cắt bỏ tử cung và buồng trứng, lúc này progesterone vẫn được buồng trứng tiết ra, lớp nội mạc tử cung của chó rất nhạy cảm với progesterone nên sẽ hình thành những nang, những nang này tiết nhiều dịch và lưu lại bên trong tử cung làm gia tăng kích thước của tử cung. Khi bệnh tiến triển, dịch tràn ra ngoài âm đạo, lúc này vi khuẩn có sẵn ở âm đạo đi vào bên
trong qua cổ tử cung và gây nhiễm trùng. Cơ thể đáp ứng lại với sự nhiễm trùng bằng cách huy động nhiều tế bào bạch cầu đến tử cung, mặt khác tử cung vẫn gia tăng sự tiết dịch, từ đó càng làm cho tử cung căng lớn ra.
Bảng 4.5. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo lứa tuổi Tuổi (năm) Số chó bị bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tuổi (năm) Số chó bị bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Dưới 2 21 25,45a
Từ 2 - 5 48 35,29b
Trên 5 67 49,26c
Tổng cộng 136 100
Chú thích: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau là tỷ lệ viêm tử cung khác nhau có ý nghĩa (P<0.05)
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu thực hiện đánh giá tỷ lệ mắc bệnh ở các độ tuổi của chó nhưng cho kết quả khác nhau.
Trong nghiên cứu của Fakuda (2001), lứa tuổi trung bình mắc bệnh viêm tử cung của giống chó Beagle là 9,36 0,38, tất cả các chó mắc bệnh đều lớn hơn 4 tuổi. Chó cái bị viêm tử cung có thể do quá trình phối giống, do chó đực bị bệnh về đường sinh dục nên gây viêm nhiễm cho chó cái trong quá trình giao phối, hoặc do kĩ thuật thụ tinh nhân tạo còn kém, gây sây sát niêm mạc đường sinh dục cũng như vệ sinh bẩn đã làm cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Theo Baithalu & cs. (2010) cũng báo cáo bệnh viêm tử cung thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi sau lần động dục đầu tiên, thông thường là tình trạng từ chó trung tuổi đến chó già, độ tuổi trung bình báo cáo 7,25 năm tuổi trong khoảng từ 4 tháng tuổi đến 16 năm tuổi. Nghiên cứu Antonov & cs. (2015) cho thấy tuổi trung bình chó cái mắc viêm tử cung dao động tử 1 đến 17 năm tuổi (trung bình 7,55±3,45 năm tuổi), trong đó chó cái 7 năm tuổi chiếm đến 11,98% trong tất cả các trường hợp. Thời gian khởi phát của bệnh viêm tử cung thường xuyên nhất là 4 tuần sau lần động dục gần nhất (33,18% trong tất cả các trường hợp). Tuy nhiên, độ tuổi có nguy cơ phát triển viêm tử cung là khác nhau giữa các giống. Các giống chó nhỏ như Bolognese, Miniature Pinscher (Fox Min Pin), Pekingese (chó Bắc Kinh) thường phát triển bệnh viêm tử cung muộn trong thời gian sống (12,57 ± 2,44, 8,44 ± 4,12 và 8,22 ± 3,80 năm) so với những giống chó lớn như
Caucasian Shepherd và Bulgarian Shepherd (6,00 ± 3,24 và 6,25 ± 1,67 năm). Trong khi đó, chó Siberian Husky bị viêm tử cung phát triển trong khoảng 5,67 ± 3,98 năm tuổi. Việc sử dụng hormone điều trị bao gồm sử dụng progestins để ức chế động dục hoặc estrogens để gây động dục hoặc loại bỏ thai có thể giải thích cho sự phát triển bệnh viêm tử cung ở những chó ít tuổi.
Thêm vào đó, nhiều trường hợp chó mắc mắc bệnh phức hợp tăng sản nội mạc tử cung dạng nang (CEH/P), trước đó được gọi là phức hợp viêm nội mạc tử cung-viêm tử cung tích mủ (EPC), là một trong những bệnh tử cung nghiêm trọng nhất và phổ biến nhất ở chó cái (Kida & cs., 2006). Người ta ước tính rằng phức hợp CEH/P là rối loạn sinh sản phổ biến nhất ở chó và có thể ảnh hưởng đến 25% tổng số chó cái trước 10 tuổi (Egenvall & cs., 2001). Tuổi trung bình của một chó cái với phức hợp CEH/P thay đổi từ 6 đến 10 năm tuổi (Niskanen & Thrusfield, 1998) và 5,5 năm ở những chó cái được điều trị bằng oestrogen.
Nghiên cứu Hagman (2004) đã báo cáo khi tuổi sinh học được thêm vào, hầu hết các rủi ro riêng dành cho các giống chó đều giảm ngoại trừ giống Golden và Retriever lại tăng lên. Giống chó này rõ ràng có nguy cơ phát triển bệnh viêm tử cung cao hơn và ảnh hưởng thậm chí còn rõ ràng hơn khi được điều chỉnh theo tuổi sinh học vì rất ít chó Golden và Retrievers chết sớm. Khi điều chỉnh tuổi sinh học của hai giống chó German Shepherd và Drever phân tích trong mô hình đa biến cho thấy nguy cơ phát triển bệnh viêm tử cung thấp hơn so với dữ liệu cơ sở. Rủi ro thấp có thể phản ánh thực tế nhiều chó thuộc các giống này chết sớm hơn (ví dụ: Drevers là chó săn thường chết vì chấn thương). Kết quả có thể khác nhau và những giống này được đưa vào dữ liệu cơ sở nếu biến tuổi sinh học chỉ bao gồm chết do bệnh (trái ngược với chết do chấn thương hoặc bệnh). Các tương tác với tuổi sinh học có thể được hiểu như ở một số giống (Rottweiler, Collie lông xù, Golden Retriever và Cavalier King Charles Spaniel), nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung thực sự tăng nhiều hơn và ở độ tuổi sớm hơn so với các giống khác, những giống này có thể mang gen di truyền mắc viêm tử cung cao hơn các giống khác. Nhìn chung, sự khác biệt về giống có thể phản ánh sự khác biệt di truyền thực sự hoặc chỉ đơn thuần là sự phản ánh tuổi thọ trung bình kéo dài khác nhau ở các giống khác nhau. Một số chủ nuôi có thể mong muốn triệt sản chó cái ở tuổi sớm hơn để ngăn ngừa sự phát triển viêm
tử cung. Với độ tuổi khác nhau thì nguy cơ khác nhau, tuổi tối đa hoặc tối ưu để lựa chọn triệt sản khác nhau giữa các giống chó. Có vẻ như khuynh hướng mắc bệnh viêm tử cung là giống nhau giữa các quốc gia, nhưng việc tạo thói quen triệt sản ở độ tuổi sớm hơn để phòng bệnh viêm tử cung làm giảm tỷ lệ tần số mắc bệnh thực tế khác nhau. Sự phát triển của bệnh viêm tử cung phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất để dự đoán nguy cơ phát triển bệnh. Bệnh có nguy cơ phát triển cao ở một số giống chó lớn hoặc giống chó kích thước rất lớn và cũng tăng theo tuổi tác (Jitpean, 2015). Do vậy, khi thực hiện phẫu thuật triệt sản hay lựa chọn phương pháp điều trị cần xem xét các yếu tố giống và tuổi chó để đưa ra phương án hiệu quả. Nói chung, sự khác biệt về giống có thể phản ánh sự khác biệt về gen thực sự hoặc chỉ đơn thuần là sự phản ánh của vòng đời khác nhau ở các giống khác nhau. Nếu tồn tại sự khác biệt di truyền thực sự trong dự đoán, thì khả năng thành lập các chương trình nhân giống để kiểm soát bệnh có thể được xem xét.