Tử cung ở một con chó lai 12 tuổi khỏe mạnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó (Trang 45)

Chú thích: A: Hình ảnh Sagittal. khối u cơ trơn cơ tử cung xuất hiện như một cấu trúc hình ống giữa bàng quang (UB) và đại tràng. B: Hình ảnh ngang. khối u cơ trơn cơ tử cung (giữa đầu mũi tên)

xuất hiện dưới dạng cấu trúc giảm âm tròn giữa UB và đại tràng.

Nguồn: Rachel Pollard & Silke Hecht (2015) Nếu coi bàng quang như mặt đồng hồ, thân tử cung sẽ được đặt ở vị trí 5 giờ hoặc 7 giờ, ở một bên hoặc bên còn lại của đại tràng (Hình 2.8). Đặt đầu dò theo chiều ngang, bắt đầu ở giữa bụng và trượt theo chiều dọc cho đến khi hình ảnh ngang của bàng quang tiết niệu xuất hiện.

Hình 2.8. Hình ảnh cắt ngang của thân tử cung vị trí nhìn thấy ở giữa bàng quang tiết niệu (UB) và đại tràng

Nguồn: Rachel Pollard & Silke Hecht (2015) Cố gắng định vị chính xác đại tràng đầy khí bên dưới bàng quang ở vị trí 6 giờ. Bây giờ hãy hình dung tử cung như một cấu trúc hình trứng nằm giữa bàng quang và đại tràng. Tiếp tục di chuyển cho đến khi hình ảnh của tử cung bị chặn

bởi bóng nhân tạo do xương mu tạo ra, khẳng định đó là thân của tử cung hơn là sừng tử cung. Phép đo (chiều cao, chiều rộng, chiều dày) của thân tử cung trong hình ảnh ngang nên được thực hiện. Thân tử cung nên được đánh giá theo mặt cắt thẳng đứng. Thân tử cung sẽ được định vị theo chiều dọc giữa thành bàng quang và đại tràng đầy khí. Tiếp tục di chuyển theo chiều dọc, hình ảnh tử cung ở vùng tam giác của bàng quang và vùng lưng của niệu đạo. Đánh giá thân tử cung cho sự có mặt hay không có chất lỏng trong lòng tử cung và đặc điểm của thành nội mạc tử cung, thường là mịn và đồng đều. Các phép đo mặt đối xứng dọc của thân tử cung theo hướng dọc và thành nội mạc tử cung nên được tiến hành (Hình 2.9). Các hình ảnh bình thường sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời kỳ của chu kỳ động dục, tức là tử cung trong giai đoạn động dục khác với tử cung trong giai đoạn sau động dục.

Hình 2.9. Hình ảnhmặt cắt thẳng đứng dọc ở chính giữa của thân tử cung (con trỏ)

Nguồn: Rachel Pollard & Silke Hecht (2015) Cổ tử cung nằm ở vị trí hơi hướng lên trên so với vùng tam giác của bàng quang và được nhìn thấy rõ nhất khi dưới nội tiết tố (estrogen hoặc progesterone) thay vì trong quá trình động dục. Cổ tử cung là cấu trúc hình xiên, giảm âm, dài trong quan sát hình ảnh mặt cắt thẳng đứng theo chiều dọc (Hình 2.10). Đường kính của thân tử cung nhỏ hơn so với cổ tử cung và thường kéo dài đến một phần ba của bàng quang.

Sự phân nhánh của tử cung thành hai sừng tử cung đôi khi có thể nhìn thấy được. Sừng tử cung khó được nhìn thấy trừ khi được phát triển bởi tác động của hormone trong chu kỳ động dục, mang thai hoặc từ bệnh lý, tử cung bao gồm 3 lớp: niêm mạc, cơ và thanh mạc.

Hình 2.10. Hình ảnhmặt cắt thẳng đứng ở chính giữa của cổ tử cung đƣợc mô tả bằng một dòng tăng âm (con trỏ)

Nguồn: Rachele & Silke Hecht (2015) Niêm mạc và cơ tử cung thường không thể phân biệt được ở trạng thái bình thường. Thông thường lòng tử cung thường không được nhìn thấy, mặc dù nó có thể được nhìn thấy như 1 vùng trung tâm sáng, đại diện cho một lượng nhỏ chất nhầy trong lòng ống, hoặc như một chất giảm âm đến vùng không phản xạ nếu có chất lỏng.

Trong giai đoạn nghỉ ngơi, thân tử cung có dạng phẳng không có chất lỏng trong lòng tử cung và không có thay đổi trong nội mạc tử cung (Hình 2.11). Trong thời kỳ tiền động dục và thời kì động dục, tử cung dày hơn do tác động của estrogen, với sự xuất hiện ít dịch trong lòng tử cung (Hình 2.12). Thời kì sau động dục, tử cung dày nhất, với sự phát triển của nội mạc tử cung từ tác động của progesterone (Hình 2.13).

Hình 2.11. Hình ảnhmặt cắt thẳng đứng ở chính giữa của thân tử cung trong giai đoạn nghỉ ngơi (con trỏ)

Chú thích: Tử cung xuất huyết với chất lỏng trong lòng ống.

Nguồn: Rachel Pollard & Silke Hecht (2015)

Hình 2.12. Hình ảnhmặt cắt thẳng đứng ở chính giữa của thân tử cung trong giai đoạn trƣớc động dục và động dục

Chú thích: Dưới tác động estrogen, chất lỏng được nhìn thấy trong lòng tử cung và tăng nhẹ về kích thước tử cung.

Hình 2.13.Ảnhmặt cắt thẳng đứng ở chính giữa của thân tử cung trong giai đoạn sau động dục (con trỏ)

Chú thích: Dưới tác động của progesterone, niêm mạc tử cung dày lên, phản ánh sự phát triển của tuyến, ít chất lỏng có mặt trong lòng tử cung. Tử cung sẽ dày nhất trong thời gian không động dục.

Nguồn: Rachel Pollard & Silke Hecht (2015)

2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở CHÓ TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC

2.5.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung chó trên thế giới

Siêu âm đường sinh dục được ứng dụng chẩn đoán như bệnh viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung có mủ, số lượng và kích thước của thai, phát hiện thai còn sống hay đã chết trước khi sinh qua hình ảnh tim thai, ước định tuổi thai, phát hiện các trường hợp thai giả...

Hui & cs. (2017) đã thực hiện nghiên cứu hồi cứu để phân tích các trường hợp bệnh viêm tử cung trên chó tại bệnh viện Thú y Segar, Kuala Lumpur, Malaysia từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2016 và để điều tra mối quan hệ giữa viêm tử cung với giống và tuổi của chó. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu từ những ca bệnh được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh,

kiểm tra lâm sàng và siêu âm và / hoặc chụp X-quang. Dữ liệu thu thập về giống chó được chia thành 3 nhóm (nhỏ, trung bình và lớn) còn tuổi chó được phân thành chó con, chó trưởng thành và chó già. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm chó nhỏ (72,5%, n=58) và nhóm chó già (62,5%, n=50). Các giống chó như Mongreal, Becgie Đức, Silky Terrier, Toy Poodle, Beagle, Chow Chow, Golden Retriever, Rottweiler, Cocker Spaniel, White Terrier, Siberian Husky và Bắc Kinh trên 5,5 tuổi có tỷ lệ 100% (n=37) chó mắc viêm tử cung dạng mở. Các giống chó nhỏ và chó ở lửa tuổi già có tỷ lệ mắc viêm tử cung dạng mở cao hơn, trong khi các giống chó cỡ vừa hoặc lớn và chó trưởng thành có tỷ lệ mắc viêm tử cung dạng đóng cao hơn. Theo nghiên cứu của Johnston & cs. (2001a), viêm tử cung xuất hiện ở chó trưởng thành khoảng từ 4 tuổi đến 16 tuổi, tuy nhiên bệnh xuất hiện phổ biến nhất nhất ở 7,5 năm tuổi với chu kỳ động dục bình thường. Gần đây, tỷ lệ xuất hiện bệnh được báo cáo là 19% ở nhóm chó cái dưới 10 tuổi và 20% ở nhóm chó già hơn (Jitpean & cs., 2014b). Khả năng mắc bệnh theo giống chó cũng khác nhau (Smith, 2006). Jitpean & cs. (2012) nhận định rằng, hệ gen của giống chó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh.

Maharathi & cs. (2020) tiến hành đánh giá những thay đổi về huyết học cũng như sinh hóa ở những chó cái mắc viêm tử cung. Tổng số 20 chó cái trong độ tuổi từ 6-10 tuổi không phân biệt giống chó đã được kiểm tra lâm sàng và chẩn đoán bệnh viêm tử cung. Kết quả đánh giá huyết học cho thấy số lượng PCV, HGB, tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân thấp hơn (P<0,05), còn số lượng bạch cầu trung tính cao hơn đáng kể (P<0,05) ở những chó mắc viêm tử cung so với bình thường. Ngoài ra, các chỉ số sinh hóa cho thấy sự gia tăng đáng kể (P<0,05) nồng độ glucose huyết thanh, cholesterol, tổng số protein, globulin ở chó mắc viêm tử cung. Nồng độ albumin không có sự khác biệt giữa 2 nhóm chó trong nghiên cứu này. Hơn nữa, Jitpean & cs. (2014b) chỉ ra rằng xét nghiệm sinh hóa cho thấy sự gia tăng đáng kể BUN, creatinine, GOT, GPT, ALP và globulin, còn nồng độ albumin giảm nhiều làm tăng tỷ lệ globulin / albumin ở những chó mắc viêm tử cung.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá hiệu quả điều trị viêm tử cung trên chó bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cắt tử cung buồng trứng được đánh giá

có hiệu quả vượt bậc so với những phương pháp bộc lộ tử cung thông thường (Adamovic-Rippe & cs., 2013; Wallace & cs., 2015). Ngoài ra, nhiều phác đồ điều trị bảo tồn cũng được áp dụng, như sử dụng PGF2alpha (Myhre, 2016), các chất kháng progesterone khác là mifepristone (Hoffman & Schuler, 2000) cho kết quả điều trị tốt hơn. Ngoài ra, Contri & cs. (2015) đã thành công áp dụng phác đồ aglepristone kết hợp kháng sinh trong thời gian ngắn (6 ngày) và cho hiệu quả điều trị cao.

Jitpean & cs.(2014b) kết luận trong 356 chó cái chẩn đoán bị viêm tử cung có 315 trường hợp đã được phẫu thuật điều trị bằng cắt tử cung buồng trứng, 9 trường hợp đã được điều trị bảo tồn và 32 trường hợp chết trước điều trị. Trong phẫu thuật điều trị chó cái, nguy cơ nhập viện kéo dài (≥ 3 ngày) hoặc có dấu hiệu viêm phúc mạc. Các biến chứng thường gặp nhất trong phẫu thuật điều trị chó cái là viêm phúc mạc (40 chó cái), tiếp theo là nhiễm trùng đường tiết niệu (19 chó cái), nhiễm trùng vết mổ (8 chó cái) và rối loạn nhịp tim (5 chó cái). Giảm bạch cầu là điểm đánh dấu quan trọng nhất, kết hợp với tăng nguy cơ viêm phúc mạc và tăng nguy cơ nằm viện kéo dài. Sốt hoặc hạ thân nhiệt, mệt mỏi và niêm mạc nhợt nhạt có liên quan với tăng nguy cơ viêm phúc mạc hoặc nhập viện kéo dài.

Ros & cs. (2014) nghiên cứu, ghi nhận tại bệnh viện thú y của trường đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển trong khoảng thời gian 9 năm, đã nghiên cứu hồi cứu và theo dõi các cuộc phỏng vấn qua điện thoại với các chủ chó cái đã được điều trị bằng aglepristone và tất cả chó cái cũng đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian trung bình 23 ngày, thường xuyên được sử dụng nhất là enrofloxacin. Escherichia coli là vi khuẩn phổ biến nhất được phân lập từ âm đạo. Các kết quả được đánh giá lên đến 6 năm sau khi điều trị. Tỷ lệ thành công được xác định là phục hồi trạng thái khỏe mạnh về mặt lâm sàng, lần lượt là 75,0% (21/28 chó cái), và tỷ lệ tái phát của bệnh là 48,0% (10/21 chó cái). Thời gian trung bình cho đến khi tái phát là 10,5 tháng sau khi kết thúc điều trị. Sau khi điều trị có 69,0% (9/13) chó cái giao phối sinh được chó con. Trong kết luận, điều trị với aglepristone kết hợp với liệu pháp kháng sinh đã cho kết quả thành công trong 75,0% của chó cái nghiên cứu và tỷ lệ tái phát là 48,0%.

Basessar & cs. (2013) đã phân lập vi khuẩn từ dịch âm đạo của 20 chó cái được chẩn đoán bị bệnh viêm tử cung. Trong đó, kết quả có 9 mẫu là vi khuẩn

Escherichia. Coli, 4 mẫu là vi khuẩn Salmonella spp, 2 mẫu là Pseudomonas spp, 3 mẫu là Staphylococcus spp, và 2 mẫu là kết hợp giữa 2 vi khuẩn Escherichia. ColiStaphylococcus spp. Tiến hành lập kháng sinh đồ cho 20 mẫu kết quả cho thấy Gentamicin là kháng sinh nhạy cảm nhất (85%). Kháng sinh tiếp theo Enrofloxacin, Ciprofloxacin và Amoxicillin (65%, 65% và 55%) tương ứng. Các chủng kháng nhất Oxytetracycline (85%), tiếp theo Tetracycline, Ampicillin, Chloramphenicol, Erythromycin và cloxacillin (80%, 80%, 75%, 70% và 70%), tương ứng. Gentamicin được tìm thấy là kháng sinh hiệu quả nhất chống lại các loài vi khuẩn phân lập từ bệnh viêm tử cung tích mủ ở chó.

2.5.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung chó ở Việt Nam

Trước đây do nhu cầu nuôi chó để làm cảnh chưa phát triển nên các đề tài nghiên cứu về các bệnh trên chó còn ít. Mãi đến những năm gần đây, nhu cầu nuôi chó làm thú cưng phát triển mạnh, nên các bệnh về thú cưng mới được quan tâm. Nhưng các đề tài nghiên cứu về các bệnh trên chó còn ít đặc biệt bệnh viêm tử cung. Một vài nghiên cứu của một số tác giả như Sử Thanh Long & Trần Lê Thu Hằng (2015) kết luận cho rằng trong các bệnh sinh sản thường gặp ở chó thì bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,61%. Bệnh gặp nhiều ở những chó không cho đẻ hoặc đẻ không thường xuyên, chó đã đẻ nhiều lứa, chó có tuổi cao, tỷ lệ mắc bệnh giống chó ngoại cao hơn nhiều so với giống chó nội và sử dụng phác đồ phẫu thuật ngoại khoa thú y hiệu quả hơn hẳn khi sử dụng phác đồ điều trị bảo tồn trong bệnh viêm tử cung ở chó, đồng thời bằng phương pháp siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh đã cho kết quả chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó cao hơn hẳn phương pháp khám lâm sàng thông thường. Cũng cùng tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Dương (2012) và tác giả Lê Văn Thọ & cs. (2008).

Khi nghiên cứu về các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tử cung thì các triệu chứng uống nhiều nước, chảy dịch âm đạo, bụng to bất thường hay liếm âm hộ là những dấu hiệu bệnh lý lâm sàng khá tin cậy để định hướng chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó (Nguyễn Phi Bằng & Nguyễn Thị Hạnh Chi, 2019; Lê Văn Thọ & cs., 2008).

Theo Trần Ngọc Bích & cs. (2020) những chó cái có tiền sử tiêm thuốc ngừa thai có tỷ lệ mắc bệnh (16,26%) cao hơn chó không tiêm ngừa thai (6,64%). Nguyễn Phi Bằng & Nguyễn Thị Hạnh Chi (2019) nghiên cứu lâm sàng bệnh viêm tử cung trên chó và ảnh hưởng của thuốc ngừa thai bằng hormone medroxyprogesterone acetate (MPA), kết quả nghiên cứu cho thấy chó mắc bệnh viêm tử cung tại địa bàn khảo sát là 12,76%, trong đó tỷ lệ chó mắc bệnh có tiêm ngừa thai bằng hormone MPA là 60,22%. Trong tổng số ca mắc bệnh có tiêm ngừa thai bằng hormone MPA, tỷ lệ chó đã tiêm ngừa thai 1 lần là 23,21%, 2 lần 26,79% và hơn hai lần có sự gia tăng đột biến về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 50%. Kết quả về mô tả sự tương quan của yếu tố nguy cơ dựa vào nghiên cứu bệnh, bằng tỷ suất chênh OR cũng cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa yếu tố nguy cơ và sự xuất hiện bệnh, nguy cơ mắc bệnh của chó có tiêm ngừa thai bằng hormone progesterone cao gấp 4,29 lần so với chó không tiêm ngừa thai.

Nguyễn Văn Thanh & Nguyễn Thị Thanh Hà (2018) nghiên cứu được tiến hành trên 396 chó cái giống Berger Đức tại một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của giống chó Berger Đức nuôi tại các địa phương nói trên là khá cao, trung bình là 16,42%, biến động từ 13,54% đến 29,63%, tùy theo khu vực khảo sát. Ngoài ra, độ tuổi của chó cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh, thấp nhất là ở chó nhỏ hơn 2 năm tuổi (10,78%) và cao nhất là ở chó trên 6 năm tuổi (23,91%). Bên cạnh đó, tỷ lệ chó bị mắc bệnh cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, tỷ lệ mắc bệnh cao vào mùa hạ và mùa xuân (23,95% và 21,42%), ở mùa đông và mùa thu thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (11,0% và 8,82%). Các bệnh sản khoa như đẻ khó, sát nhau và sảy thai là những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tử cung ở chó. Điều trị bệnh viêm tử cung ở chó bằng phác đồ dùng Ovulprost tiêm bắp, dùng Lugol 0,1% thụt rửa tử cung, dùng cephachlor 5mg/kg thể trọng pha với 50ml nước cất bơm vào tử cung và kết hợp trợ sức, trợ lực bằng vitamin ADE, B.complex cho kết quả cao.

Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung cũng đã được nghiên cứu nhưng chưa nhiều. Đặc biệt, chưa có nhiều các công trình nghiên cứu ứng dụng chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán và điều bệnh viêm tử cung.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Dụng cụ dùng để chẩn đoán lâm sàng: nhiệt kế, ống nghe, bàn khám, cân nặng, găng tay.

Dụng cụ dùng để chẩn đoán phi lâm sàng: Máy siêu âm xách tay Chison Eco1vet, gel siêu âm, tông đơ cắt lông.

Dụng cụ phẫu thuật ngoại khoa: dao mổ, kéo, nhíp, kim, chỉ, pank, găng tay, khẩu trang, mũ đội, xăng mổ, bàn mổ, khay, gạc, bông, dây buộc, dây truyền, xi lanh.

Thuốc gây mê, thuốc gây tê và sát trùng cồn iod 5%, cồn 70oC

Các loại dược phẩm sử dụng trong điều trị:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó (Trang 45)