Tần suất xuất hiện triệu chứng chảy dịch viê mở chó bị viêm tử cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó (Trang 90 - 93)

Đối với chó bị viêm tử cung, hiện tượng chảy dịch viêm ngoài âm đạo gặp nhiều nhất khi tử cung viêm và tích nhiều mủ. Bảng 4.9 cho thấy tần suất xuất hiện triệu chứng chảy dịch viêm ở chó bị viêm tử cung.

Trong tổng số 136 chó theo dõi về dấu hiệu chảy dịch viêm trên chó bị mắc bệnh viêm tử cung (Bảng 4.9), tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung dạng đóng và dạng mở lần lượt là 42,65% (58/136) và 78/136 chó (57,35%).

Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh theo từng dạng ở nhóm chó không có triệu chứng chảy dịch, tỷ lệ viêm tử cung dạng đóng cao hơn so với dạng mở (75% và 25%). Trong khi nhóm chó có triệu chứng chảy dịch thì chủ yếu mắc bệnh dạng mở (93,75%).

Trong trường hợp viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có mủ gây cho con vật khó chịu, có thể chảy thành dòng hoặc từng giọt một. Sự tiết dịch thường làm con vật khó chịu quay lại liếm. Nguyên nhân trực tiếp của việc tiết mủ thường là nhiễm

trùng nội mạc tử cung. Do teo cộng với nhiễm trùng, các tuyến của nội mạc tử cung biến mất hoặc bị phá hủy, và niêm mạc chuyển thành dạng mô hạt không hoạt động, nhưng rất ít có xu hướng lành lại và đóng vảy. Niêm mạc tử cung có màu nâu và có các vòng mao mạch nhỏ, thâm nhiễm bạch cầu. Trên thực tế, sự xuất hiện thông thường của mô hạt, một số trường hợp mủ không được thải ra ngoài mà vẫn bị dồn ứ lại trong tử cung. Nó thường được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và kết hợp với siêu âm.

Giai đoạn đầu của viêm tử cung, con vật thường biểu hiện bệnh chưa rõ ràng, có thể con vật vẫn ăn uống, chạy nhảy bình thường nên người nuôi không phát hiện ra bệnh. Chỉ đến khi con vật có một số biểu hiện bất thường như bụng to hơn bình thường, chảy dịch nhiều ở âm hộ, bỏ ăn, uống nhiều nước... mới cho đi khám và phát hiện ra bệnh viêm tử cung. Vì vậy, số lượng phát hiện viêm tử cung dạng đóng ở các phòng khám vẫn còn ít. Nhưng trong thực tế, có thể có rất nhiều trường hợp bị bệnh nhưng chưa phát hiện ra. Kết quả tương tự cũng được Jitpean & cs. (2017) ghi nhận tại Thụy Điển, tỷ lệ chó mắc viêm tử cung dạng mở được ghi nhận cao hơn so với chó mắc viêm tử cung dạng đóng (65% so với 35%). Trong khi đó, nghiên cứu của Lika & cs. (2011) cho kết quả ngược lại khi chó viêm tử cung dạng đóng được ghi nhận với tỷ lệ cao hơn (20/35), có thể do chó tại địa điểm nghiên cứu được khám sức khoẻ định kỳ, nên dù chưa có biểu hiện lâm sàng nhưng bằng các kỹ thuật chẩn đoán như siêu âm, X-quang dễ dàng chẩn đoán sớm và chính xác viêm tử cung dạng đóng.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm tử cung phụ thuộc vào dạng viêm. Dấu hiệu chung được tìm thấy ở những chó cái dạng viêm mở là thấy chảy dịch, nặng mùi, có mùi hôi do dịch tiết ra, đặc diểm màu và mùi của dịch tiết ra phụ thuộc vào loại vi khuẩn, dịch nhày mủ màu trắng đục (liên quan nhiều đến

Streptococcus spp.) hoặc màu nâu đỏ có máu tương tự như súp cà chua (thường liên quan đến E.coli).

Đối với chó bị viêm tử cung, hiện tượng dịch rỉ viêm chảy ra ngoài âm đạo chảy nhiều nhất là do khi tử cung viêm tích mủ, phản xạ mở tử cung trong thời kì động dục, giao phối ở chó sẽ tạo điều kiện dịch viêm thoát ra ngoài. Mặt khác, khi tử cung tích quá nhiều dịch rỉ viêm sẽ tạo ra một áp lực làm mở cổ tử cung khiến dịch rỉ viêm cũng thoát một phần ra bên ngoài âm đạo.

Bảng 4.9. Tần suất xuất hiện triệu chứng chảy dịch viêm ở chó biểu hiện viêm tử cung

Triệu chứng Tỷ lệ (%) Viêm tử cung dạng đóng Viêm tử cung dạng mở Tổng giữa các dạng viêm Không chảy dịch viêm Tần suất 54 18 72 Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung 75 a 25b 52,94I Tỷ lệ (%) trong dạng viêm tử cung 93,1 I 23,08I Tỷ lệ (%) so với toàn bộ 39,71A 13,24B Chảy dịch viêm Tần suất 4 60 64 Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung 6,25 a 93,75b 47,06I Tỷ lệ (%) trong dạng viêm tử cung 6,9 II 76,92II Tỷ lệ (%) so với toàn bộ 2,94C 44,12A Tổng trong dạng viêm Tần suất 58 78 136 Tỷ lệ (%) 42,65a 57,35b 100

Chú thích: Trong cùng một hàng của tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo triệu chứng không sốt hoặc sốt, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in thường nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng một cột tỷ lệ của cùng dạng viêm tử cung giữa triệu chứng không chảy dịch viêm so với với chảy dịch viêm, nếu các giá trị có ký hiệu chữ số la mã nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng bảng về tỷ lệ từng dạng viêm tử cung theo từng triệu chứng so với tổng thể, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in hoa phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hình 4.2. Hình ảnh viêm tử cung dạng mở

(Mủ và dịch viêm chảy từ tử cung qua âm đạo và ra ngoài)

Hình 4.3. Viêm tử cung dạng mở

(dịch chảy ra ngoài âm đạo)

Hình 4.4. Viêm tử cung dạng đóng

(bụng căng to do tử cung chứa đầy mủ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)