Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Một phần của tài liệu QT07081_Nguy_n Th_ Hoàng Quyên K7QT3 (Trang 44 - 48)

6. Kết cấu luận văn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng thể hiện qua sơ đồ 2.1 (trang sau)

Trong đó, chức năng và nhiệm vụ của các cấp là:

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định.

ĐẠIIHỘIIĐỒNGCỔĐÔNG

HHỘỘIIĐỒNGNGQUẢẢNNTRỊỊ BANB KIỂỂM SOÁTSOÁT

BBAN TTỔỔNGNG GIÁIÁM ĐỐC VVĂĂNN PHÒNGP HHỘỘII ĐỒNNG QUẢẢNN TRỊỊ BANBAN NHÂNNHN SSỰỰ BANBAN TÀITÀI CHÍNHCHÍ KKẾẾ TTOÁN BANBAN KKỸỸ THUTẬẬ TT CHẤẤTT LLƯỢỢNN GG BBAN KẾẾ HOẠCC H PPHÁTT TRITỂỂN BANB QUẢ NNLLÝ DỰ ÁN BBAN VẬTT TTƯ-- XNK BANBAN CÔNGC NGHỆỆ BANBAN NGHHIÊNNGÊN CCỨỨUUVÀVÀ PTPTTHỊỊ TRƯỜNGNG CCHII NHÁNH VĂNN PPHÒNG ĐẠIIDIỆỆN CÁCCÁCCÔNGCTYTY TNHHTMỘỘTT THÀNHT VIÊNVN CCÁCC NHÀ MÁY,,ĐƠNNVỊỊ TRỰCCTHUTỘỘCC CÁCCÁC CCÔNG TTY LIÊIÊNDOANH,, LIIÊLNKKẾẾTT

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam

Nguồn: Ban nhân sự Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam

Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hằng năm của công ty và ngân sách tài chính cho những năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của công ty.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu.

- Tổng giám đốc: Là người phụ trách tổng điều hành toàn bộ tập đoàn. - Các Phó Tổng giám đốc: Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Công ty theo phân công của Tổng giám đốc.

Bộ máy quản lý điều hành của Công ty gồm: - Hội đồng quản trị : 09 người

- Ban kiểm soát: 03 người

- Ban lãnh đạo: Tổng giám đốc và 5 phó tổng giám đốc

- Các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị thành viên và các phòng nghiệp vụ - Văn phòng Hội đồng quản trị: Thực hiện các công việc văn phòng, văn thư, thư ký thuộc HĐQT, BKS; ghi chép biên bản và lưu trữ các nghị quyết, quyết định, các văn bản khác của Đại hội đồng Cổ đông, HĐQT, BKS. Tham mưu, đề xuất với HĐQT và Chủ tịch HĐQT trong việc đưa ra những đường lối, chính sách, quyết định của HĐQT về những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT và Chủ tịch HĐQT.

- Ban nhân sự: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo và thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo lao động; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, kiện toàn tổ chức, nhân sự; quản lý hồ sơ, lao động của Công ty.

- Ban Tài chính - Kế toán: Tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động kế toán, tài chính, thống kê trong toàn công ty; thực hiện việc trả lương, thưởng và các chế độ đối với người lao động; huy động, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của công ty; kiểm tra theo dõi việc thực hiện và quản lý hoạt động kế toán, tài chính của các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị SXKD thành viên.

- Ban kỹ thuật chất lượng: Thực hiện công tác kiểm tra giám sát về kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, quản lý chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường theo các tiêu chuẩn công ty qui định.

- Ban Kế hoạch phát triển: Xây dựng, tổng hợp, quản lý, triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty.

- Ban quản lý dự án: Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện, quản lý các dự án của công ty.

- Ban vật tư xuất nhập khẩu: Thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu, công tác quản lý, cấp phát vật tư, hàng hoá, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ SXKD.

- Ban công nghệ: Quản lý và duy trì tính ổn định của thiết bị, máy móc trong các dây chuyền sản xuất và nhà xưởng; Đề xuất và thực hiện cải tiến liên tục trong công nghệ và thiết bị.

- Ban nghiên cứu phát triển thị trường: Nghiên cứu thị trường nhằm mục đích phát triển bền vững, gia tăng thị trường thị phần góp phần nâng cao doanh số bán hàng cho tập đoàn. Thực hiện việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm của công ty ra thị trường; phân tích môi trường, dự báo.

- Các phòng Thị trường: Bao gồm các phòng thị trường cho từng loại thức ăn chăn nuôi; thực hiện việc tiêu thụ các sản phẩm, duy trì, phát triển, mở rộng các thị trường tiêu thụ.

- Các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị SXKD thành viên: Trực tiếp thực hiện các hoạt động SXKD theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty.

Với mô hình tổ chức quản lý trực tuyến chức năng như trên giúp công tác bố trí nhân sự, công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh, công tác vận hành sản xuất hàng năm của Công ty cổ phần DABACO Việt Nam được chỉ đạo phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, thống nhất và hợp lý từ trên xuống, giữa các phòng ban, nhà máy, xí nghiệp, đơn vị thành viên để hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu QT07081_Nguy_n Th_ Hoàng Quyên K7QT3 (Trang 44 - 48)

w