Kinh nghiệm phát triển NNLCLC tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu QT07081_Nguy_n Th_ Hoàng Quyên K7QT3 (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu luận văn

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển NNLCLC tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

Kinh nghiệm thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam đại diện là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); Quan điểm chiến lược cơ bản để PVN phát triển là: “Nhân lực là vốn quý nhất, là yếu tố nền tảng quyết định sự phát triển bền vững của Tập đoàn”. Một số kinh nghiệm nổi bật của PVN về phá triển NNL được thể hiện :

Trước hết, PVN đã tập trung triển khai ngay việc phân cấp quản lý và tổ chức công tác đào tạo, phát triển NNL ở các đơn vị thành viên có tính pháp lý cao, coi đó như một chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ SXKD hàng năm. Song song với đó, PVN đã triển khai xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, các cấp độ chuyên gia, chuẩn đánh giá năng lực nghề nghiệp, quy trình đánh giá để định kỳ kiểm tra, khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng nhân lực phục vụ điều chỉnh, bổ sung Chiến lược đào tạo và phát triển NNL, xác định những giải pháp đột phá phù hợp với thực tiễn hoạt

động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

- Tập trung tạo sự chuyển biến quan trọng về số lượng, chất lượng nhân lực và cơ cấu ngành nghề phù hợp. Cơ cấu nhân lực cũng có nhiều thay đổi lớn, trong đó, số lượng nhân lực tăng nhiều trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật và xây dựng dầu khí. Mặc dù số lượng nhân lực tăng đột biến, nhưng do có quan điểm đúng về vai trò của NNL và sự tích cực, chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nên nhìn chung chất lượng NNL của Tập đoàn vẫn bảo đảm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ nhân lực được đào tạo của Tập đoàn chiếm trên 90%; tỷ lệ nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm khoảng 53%, là một trong những tập đoàn kinh tế có tỷ lệ lao động qua đào tạo, đào tạo ở trình độ cao đứng đầu cả nước. Ngoài việc tập trung vào lĩnh vực chủ yếu là dầu khí, PVN cũng tích cực mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề đa dạng, phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu của các đơn vị trực thuộc. Vì vậy, lao động có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nội bộ của Tập đoàn, đủ nhân lực phù hợp đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi linh hoạt trong sản xuất kinh doanh.

- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển nhân lực đã xác định: PVN đã đẩy mạnh triển khai xây dựng các chương trình đào tạo nội bộ, sử dụng đội ngũ giáo viên nội bộ, kiêm nhiệm. Lãnh đạo PVN rất chú trọng đến xác định nội dung đào tạo sát với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp thành viên, vì vậy đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ, người lao động, giúp tiết kiệm kinh phí đào tạo hàng năm. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, PVN đã tập trung đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn mô hình hoạt động của doanh nghiệp có nhiều thay đổi để phù hợp với những quy định mới. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng chú trọng tới việc đào tạo nâng cao trình độ

lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ thuộc diện quy hoạch. Điều này đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp của cán bộ, góp vào thành công chung của PVN.

- Lãnh đạo PVN đã đặc biệt chú trọng tới công tác tuyển dụng nhân lực, coi đây là khâu quan trọng để phát triển của Tập đoàn: Với đặc điểm là tuyển dụng rộng rãi song có trọng tâm, trọng điểm, trên cơ sở những tiêu chí đã xác định phù hợp với từng đối tượng nên PVN đã từng bước giải quyết thành công những khó khăn, bất cập về số lượng, chất lượng cơ cấu nhân lực của Tập đoàn.

Một phần của tài liệu QT07081_Nguy_n Th_ Hoàng Quyên K7QT3 (Trang 36 - 38)

w