Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia sáp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam (Trang 81 - 84)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia sáp

Thứ ba, hiện tại chúng ta cũng cần xây dựng các quy định hướng dẫn chi

tiết về thủ tục sau sáp nhập để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Như trên đã đề cập, cho đến nay, pháp luật nước ta vẫn chưa hướng dẫn cụ thể các thủ tục sau sáp nhập để bảo vệ quyền lợi của cổ đông bên bị sáp nhập. Cụ thể là sau sáp nhập, vốn cổ phần của NH nhận sáp nhập tăng lên và tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông NH bị sáp nhập giảm xuống dẫn đến tiếng nói của họ tại các kỳ họp ĐHĐCĐ không còn được coi trọng, có tính chất quyết định như trước đây nữa. Vì vậy pháp luật cần ghi nhận thêm điều khoản để hạn chế việc bên nhận sáp nhập có thể đưa ra các điều kiện bất lợi ép cổ đông của NH bị sáp nhập thực hiện để duy trì vị trí cổ đông chiến lược đã từng có của mình.

3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia sáp nhập tham gia sáp nhập

Trước hết, chúng ta có thể thấy được những cần thiết trong việc điều

82

với khách hàng (đồng thời cũng là quyền lợi chính đáng cần được bảo vệ của chủ thể này).

Theo đó cần ghi nhận trong các văn bản hướng dẫn sáp nhập NH về thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay trước khi giao dịch sáp nhập được xác lập.Vấn đề này chưa được hướng dẫn rõ trong cả văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Dự thảo Thông tư. Việc thiếu khung pháp lý hướng dẫn về vấn đề trên sẽ làm các NH khi tham gia sáp nhập không tránh khỏi bị thụ động và lúng túng vì thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng. Khi xây dựng văn bản hướng dẫn chúng ta cần dựa trên cơ sở NH bị sáp nhập đang thực hiện giao dịch với khách hàng trong quan hệ tiền gửi hoặc tín dụng sẽ chấm dứt tư cách pháp lý sau khi giao dịch sáp nhập thành công và hợp đồng sáp nhập có hiệu lực, để có những điều chỉnh cho phù hợp. Bởi lẽ, dù chủ thể nhận sáp nhập cam kết kế thừa tất cả các quyền, nghĩa vụ của chủ thể bị sáp nhập nhưng mỗi NH có một chính sách, kế hoạch kinh doanh khác nhau (lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay… trong phạm vi lãi suất trần do NHNN quy định) và trong mối quan hệ cụ thể (tiền gửi hoặc tín dụng), cần xác định rõ chủ thể tham gia và quyền, nghĩa vụ của từng bên (lãi suất tiền gửi khi kết thúc kỳ hạn gửi tiền, lãi suất không kỳ hạn hoặc lãi suất cho vay bắt buộc, lãi suất cho vay quá hạn được xử lý như thế nào sau khi NH nhận sáp nhập tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ từ NH bị sáp nhập theo các hợp đồng đã xác lập trước đó với người gửi tiền, người vay…).

Hợp đồng được coi là “luật” do các bên tham gia xác lập và có hiệu lực thi hành đối với các bên, nên khi một bên tham gia không còn tồn tại nữa và phải chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên khác thì bên kế thừa đó có thể phải ký lại hợp đồng hoặc ký kết một văn bản có tính chất tương tự như hợp đồng cam kết tuân thủ các hợp đồng đã xác lập với người gửi tiền, người vay với tư cách là một bên thay thế cho NH bị sáp nhập, trừ khi pháp luật có hướng dẫn

83

cụ thể khác. Vì vậy, với quy định hiện hành của pháp luật có tính chất định khung như đã nói ở trên, cần thiết có văn bản hướng dẫn chi tiết, rõ ràng thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay trước khi giao dịch mua bán và sáp nhập được xác lập để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và cổ đông của NH bị sáp nhập.

Thứ hai, cần xem xét điều chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành

liên quan đến vấn đề trách nhiệm đối ứng của các bên chủ thể sáp nhập. Hiện nay pháp luật chỉ ghi nhận chung chung là các bên tham gia sáp nhập phải có trách nhiệm trong việc “phối hợp xây dựng đề án sáp nhập và hoàn thành các quy trình, thủ tục và hồ sơ có liên quan”. Theo đó những quy định về trách nhiệm của bên bị sáp nhập về cung cấp đầy đủ các thông tin, tình trạng pháp lý và hoạt động một cách chính xác và trung thực của mình để bên nhận sáp nhập xem xét và tiến tới thực hiện giao dịch cũng phải được ghi nhận trong luật. Cụ thể là bên NHTMCP bị sáp nhập có nghĩa vụ tạo điều kiện cho bên nhận sáp nhập khảo sát, tiếp cận tài liệu, nghiên cứu hồ sơ, báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, các Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đất đai, các hợp đồng liên quan đến NH.

Bên cạnh đó, khi xây dựng văn bản hướng dẫn sáp nhập chúng ta cũng cần bổ sung thêm quy định về nghĩa vụ giữ bí mật đối với những thông tin có được trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu NH mục tiêu của bên chủ thể nhận sáp nhập. Ngoài ra pháp luật cũng cần đưa ra những dự liệu đối với trường hợp các bên không thoả thuận được bên nào sẽ đảm nhận chi phí phát sinh trong quá trình sáp nhập. Theo đó nên có quy định buộc các bên phải thoả thuận giải quyết vấn đề trênngay từ khi bắt đầu thực hiện giao dịch.

Thứ ba, trong Bộ Luật lao động hoặc văn bản hướng dẫn về sáp nhập NH

nên bổ sung những quy định cụ thể về trách nhiệm của bên nhận sáp nhập, bên bị sáp nhập trong việc giải quyết quyền lợi cho người lao động. Theo đó

84

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)