5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật trong hoạt động sáp nhậpNHTMCP
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP NHTMCP
Hiện nay, sáp nhập NH đã trở thành một kế sách có ý nghĩa chiến lược trong việc tăng cường tiềm lực và sức cạnh tranh cho mỗi chủ thể trong hệ thống tín dụng nói riêng và cả hệ thống nói chung. Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động trên cũng có vai trò quan trọng to lớn trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Các nội dung chính sách về sáp nhập NH dự kiến đưa vào luật phải được xác định rõ ràng. Trong thực tế hoạch định chính sách, nhất là ở nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập, việc xác định chính sách theo quan điểm nào, học tập chính sách của nước ngoài như thế nào cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam là một việc không dễ dàng. Để khắc phục khó khăn này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu chính sách trên cả lĩnh vực lý thuyết và thực tế, dự báo đánh giá tác động kinh tế, xã hội của chính sách, so sánh các chính sách, lựa chọn chính sách phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Các hoạt động thương mại luôn có những thay đổi và biến động. Theo đó các văn bản pháp luật điều chỉnh chúng phải được xây dựng sao cho vừa mang tính áp dụng thực tiễn vừa phải có tính dự liệu để đảm bảo điều chỉnh linh hoạt các hoạt động trên. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải xây dựng chính sách phù hợp với chiến lược và định hướng chiến lược tái cấu trúc NH ở hiện tại cũng như trong tương lai trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân. Có xây dựng chính sách dựa trên nền tảng này thì chính sách mới ổn định. Ổn định ở đây là chính sách có thể dự liệu đáp ứng với tình hình phát triển của nền kinh tế đất nước.
73
Việc xây dựng hệ thống luật điều chỉnh hoạt động tái cấu trúc NH nói chung và sáp nhập NH nói riêng cần phải dựa trên cơ sở phù hợp với quyền lợi chung và sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung. Trên cơ sở này, pháp luật mới tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các đối tượng bị điều chỉnh. Vì vậy, cần thay đổi cách thức xây dựng và phê duyệt chính sách, đó là công khai, tham vấn, trưng cầu ý kiến của những đối tượng bị điều chỉnh có lợi ích liên quan đến hoạt động tái cấu trúc NH trên.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống luật điều chỉnh hoạt động tái cấu trúc cũng cần phải có sự quan tâm và đầu tư thích đáng của các cấp có trách nhiệm. Trên thực tế, các bộ, ngành ít quan tâm đến xây dựng chính sách, kinh phí dành cho xây dựng chính sách để thể chế thành luật còn nhỏ so với kinh phí dành cho các dự án khác, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chính sách chuẩn bị cho các dự án luật không có sức thuyết phục, không đưa được vào luật. Ngoài ra, các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng và phê duyệt chính sách cần có sự hợp tác chặt chẽ trong việc nghiên cứu chính sách nhằm bảo đảm chính sách mang tính liên thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng áp dụng luật [23].
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật điều chỉnh hoạt động này, chúng ta cũng cần hướng tới mục tiêu một hệ thống luật mang tính áp dụng cao và vừa có tính dự liệu nhất định.