Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền quyết định sáp nhập

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam (Trang 77 - 78)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền quyết định sáp nhập

Quyết định sáp nhập đối với loại hình công ty cổ phần được thông qua bởi ĐHĐCĐ. Quy định về tỷ lệ biểu quyết thông qua việc tổ chức lại đối với một TCTD không thống nhất với các quy định về vấn đề này được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp 2005 đối với công ty cổ phần. Theo quy định của Luật TCTD 2010 về tỷ lệ biểu quyết thông qua vấn đề tổ chức lại TCTD ở mức thấp hơn so với Luật Doanh nghiệp. Trên thực tế, tỷ lệ 65% như ghi nhận trong Luật TCTD có thể không quá khó để một nhóm cổ đông có ý định thâu tóm đạt được mục đích của mình. Pháp luật nên ghi nhận cơ chế giám sát để kịp thời có hình thức xử lý đối với các trường hợp lách luật thực hiện thâu tóm thù địch đối với các chủ thể khác.

Bên cạnh đó, để quá trình thực hiện thẩm quyền đối với việc sáp nhập TCTD diễn ra đúng đắn, pháp luật cũng cần có những quy định chế tài nghiêm khắc hơn nữa. Việc kéo dài thời hạn họp ĐHĐCĐđến tháng 5, tháng 6 năm sau của TCTD có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông cũng như hoạt động của cả bên sáp nhập lẫn bên nhận sáp nhập bởi những vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được quyết định thông qua tại ĐHĐCĐ nhưng bị xử lý chậm trễ. Vì vậy, quy định xử phạt nghiêm khắc các TCTD chậm thực hiện nghĩa vụ trên cần phải được ghi nhận trong Thông tư về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và NH.

Ngoài ra, quy định về việc “Mời họp ĐHĐCĐ cần nói rõ thời hạn trên được tính theo ngày gửi "đi" hay ngày gửi "đến" và không nên cho phép Điều

78

lệ công ty có thể quy định thời hạn ngắn hơn nữa. Việc gửi thông báo tới các NHMTCP lớn có thể lên đến hàng vạn, thậm chí hàng triệu cổ đông, thì việc bắt buộc này lại là điều vô cùng nan giải và bất khả thi. Quy định của luật mang tính hình thức, cứng nhắc sẽ không thể nào phát huy được tác dụng trong việc đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông. Trong những trường hợp trên pháp luật có thể quy định đến phương thức thông báo và gửi tài liệu khả thi hơn thông qua các phương tiện thông tin điện tử như hộp thư điện tử…

Những sửa đổi hoàn thiện về mặt hình thức tiến hành quy trình họp ĐHĐCĐ như trên sẽ trách được hậu quả có thể xảy ra là quyết định của ĐHĐCĐ bị Toà án hoặc Trọng tài huỷ bỏ theo yêu cầu của cổ đông, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 107 của Luật Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)