Quyền và nghĩa vụ của NH đối với bên thứ ba

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam (Trang 63 - 70)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của NH đối với bên thứ ba

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sáp nhập đối với bên thứ ba cũng là vấn đề cốt lõi cần giải quyết trong một giao dịch sáp nhập NH. Bên thứ ba ở đây có thể thấy bao gồm các đối tác, khách hàng, chủ nợ, người lao động- các chủ thể có cả quyền và nghĩa vụ đối với NH tham gia sáp nhập.

64

các nhà đầu tư, người lao động, chủ nợ…nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể này. Bên cạnh đó, theo nguyên tắc của hoạt động sáp nhập thì khi hợp đồng sáp nhập có hiệu lực cũng đồng nghĩa với việc các quyền và nghĩa vụ của NH bị sáp nhập sẽ chuyển giao cho bên nhận sáp nhập. Vì vậy các thoả thuận của bên bị sáp nhập nhập với đối tác sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện dựa trên các hợp đồng đã giao kết trước đó. Việc chuyển giao này cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên thứ ba trên.

Nghĩa vụ công bố thông tin:

Ngoài việc tuân thủ theo pháp luật về sáp nhập nói chung trong thương vụ sáp nhập NH các bên NH còn phải thực hiện những quy định của pháp luật về chứng khoán. Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị cho phương án sáp nhập, vấn đề về minh bạch thông tin đối với cổ đông sẽ được quan tâm hàng đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Một thương vụ gần đây với nhiều chú ý và là vụ sáp nhập đầu tiên của quá trình tái cấu trúc NH - thuộc đề án được đặt ra trước đó của Chính phủ - là vụ sáp nhập giữa NHTMCP Nhà Hà Nội và NHTMCP Sài Gòn Hà Nội. Thương vụ này được chú ý bởi nó đánh dấu sự mở đầu cho quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống NH theo lộ trình được Chính phủ đặt ra trước đó. Đây cũng trường hợp đầu tiên sáp nhập thành công giữa hai NH đều niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo đó nhiều dự đoán đưa ra về việc thành thông của thương vụ sáp nhập sẽ trở thành mô hình mẫu và tiền lệ cho việc sáp nhập những NH niêm yết trong tương lai.

Tuy nhiên, quá trình tiến hành cho những chủ thể tương tự trên trong tương lai cần phải có sự rút kinh nghiệm về bảo mật và minh bạch thông tin. Lo ngại trên được đặt ra sau những hành vi thiếu minh bạch về thông tin cho cổ đông trong quá trình sáp nhập Habubank và SHB. Từ việc công bố thông tin nợ xấu, lỗ lãi thiếu thống nhất của Habubank đến việc công bố tỷ lệ hoán

65

đổi cổ phiếu giữa hai NH theo kiểu “nhả thông tin” đã gây ít nhiều bất bình cho các cổ đông. Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông của Habubank trước khi tiến hành sáp nhập một số cổ đông cảm thấy thực sự bị lừa dối khi từ NHNN cho đến cơ quan kiểm toán đều đưa ra con số tốt đẹp và khác hẳn với tài liệu cổ đông nhận được. Bên cạnh đó tại thời điểm họp đại hội cổ đông Habubank, đề án của NH này hoàn toàn không nhắc đến việc chính cổ phiếu SHB cũng được hoán đổi với tỉ lệ 1,21% chứ không phải là giữ nguyên. Và điều này khiến tỉ lệ lợi ích của cổ đông HBB so với cổ đông SHB trong trường hợp hoán đổi này thực chất là 0,75:1,21 chứ không phải như nhầm tưởng ban đầu là 0,75:1[14].

Có thể thấy minh bạch thông tin đối với cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các chủ thể này nắm bắt và tham gia vào các hoạt động của NH nói chung và các hoạt động liên quan tới sáp nhập nói riêng . Theo quy đi ̣nh của Lu ật Doanh nghiệp 2005, thì công bố thông tin là nghĩa vụ của doanh nghiệp trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền ; đồng thời, người quản lý trong công ty cổ phần còn có nghĩa vụ thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối.

Bên ca ̣nh đó, pháp luật về chứng khoán quy định một cách rõ ràng và cụ thể về vấn đề này . Theo quy đi ̣nh ta ̣i Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 hướ ng dẫn về viê ̣c công bố thông tin trên thị trường chứng khoán , thì công ty đại chúng , công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố đầy đủ , chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất thường về tình hình hoạt động , sản xuất , tài chính và tình hình quản trị công ty cho cổ đông và công chúng ... Ngoài ra, công ty niêm yết còn có nghĩa vụ phải công bố ki ̣p thời và đầy đủ các thông

66

tin khác, nếu các thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá chứn g khoán và ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư .

Trên thực tế, các chủ thể này không bao giờ tự nguyện công bố thông tin hoă ̣c công bố thông tin mô ̣t cách trung thực , viê ̣c công bố thông tin của doanh nghiệp nói chung còn mang nh iều tính hình thức và đối phó , hầu hết các thông tin quan tro ̣ng đều bi ̣ cổ đông lớn che dấu để sử dụng cho mục đích tư lơ ̣i riêng , gây ra những thiê ̣t ha ̣i đáng kể cho các cổ đông nhỏ . Tuy nhiên trong lĩnh vực NH, việc công khai các thông tin nhạy cảm không đúng thời điểm lại có thể gây ra những hiệu ứng dây chuyền không tốt cho cả hệ thống tín dụng. Vấn đề ở đây là cần phải tạo ra được sự cân bằng, tức là việc công khai thông tin sao cho vừa đảm bảo không gây bất ổn cho hệ thống vừa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các cổ đông.

Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các chủ nợ, khách hàng:

Một trong những quyền quan trọng mà bên NH bị sáp nhập chuyển giao cho bên NH nhận sáp nhập đó là quyền yêu cầu, cụ thể là quyền đòi nợ.Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 thì “khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu; Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”, Khoản 2, Điều 309.

Như vậy trong những trường hợp NH và người vay nợ có thoả thuận phải có sự đồng ý của bên vay nợ trong việc chuyển giao quyền yêu cầu thì trước khi chuyển giao quyền này, bên NH cần rà soát và thoả thuận lại với khách hàng của mình. Bởi lẽ nếu NH chuyển giao quyền trên mà thiếu sự đồng ý của người vay nợ cũng đồng nghĩa với việc NH đã vi phạm hợp đồng được giao kết trước đó giữa hai chủ thể này. Sự vi phạm trên rất có thể sẽ ảnh hưởng

67

phần nào đó đến hiệu lực của hợp đồng sáp nhập.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp NH cũng quy định một nguyên tắc quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Theo đó thì việc tổ chức lại TCTD phải đảm bảo không ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt quyền lợi của người gửi tiền tại các TCTD tham gia tổ chức lại. Từ ghi nhận này chúng ta thấy được NH tham gia sáp nhập phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc tiếp tục duy trì quyền lợi cho khách hàng giống như trước khi giao dịch sáp nhập được thực hiện. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các NH trong thương vụ sáp nhập sẽ có tác động tích cực hơn trong việc tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với NH, dù chủ thể này có đang trong tình trạng tổ chức lại. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện về lĩnh vực pháp luật bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động NH cũng sẽ giúp người gửi tiền yên tâm hơn về mặt tâm lý khi có những thông tin về tổ chức lại NH.

Quyền và nghĩa vụ đối với người lao động

Một trách nhiệm quan trọng nữa được đặt trong mối quan hệ của NH đối với bên thứ ba đó là trách nhiệm đối với người lao động của NH tham gia sáp nhập. Vấn đề lao động luôn luôn là một yếu tố quan trọng và cần thiết phải giải quyết. Các quy định của pháp luật về vấn đề trên là cơ sở để các bên có thể căn cứ để thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với người lao động khi tiến hành hoạt động sáp nhập.

Khi nhắc tới việc xử lý các vấn đề liên quan đến người lao động trước khi sáp nhập NHTMCP pháp luật thường phải đề cập đến trách nhiệm của bên nhận sáp nhập, bên bị sáp nhập, các trách nhiệm cần giải quyết cho người lao động, quyền của người lao động…Tuy nhiên các quy định hiện hành liên

68

quan đến người lao động trong giao dịch sáp nhập chỉ thấy được trong các văn bản pháp luật chuyên ngành lao động nhưng vẫn còn rất ít và chưa đi vào cụ thể từng vấn đề trên.

Một số các quy định về vấn đề này có thể thấy được trong Luật số 35/2002/QH10 về sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động và trong Nghị định 44/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động. Theo đó thì trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định và được trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động.

Các quy định trên tạo cơ sở pháp lý nhất định để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được giải quyết đúng đắn và kịp thời khi các vụ giao dịch sáp nhập diễn ra. Tuy nhiên các quy định trên vẫn còn rất sơ sài và chỉ mang tính khái quát. Qua các quy định trên chúng ta thấy được rằng Luật lao động sửa đổi chỉ quy định trách nhiệm của bên nhận sáp nhập NH phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động và nếu không sử dụng hết số lao động trong NH cũ thì phải có phương án sử dụng lao động. Trường hợp bên nhận sáp nhập sử dụng hết hoặc một phần số lao động từ bên NH bị sáp nhập chuyển sang thì người sử dụng lao động kế tiếp phải trả lương và các quyền lợi khác cho những người lao động này.

Quy định như trên có điểm bất lợi cho bên nhận sáp nhập và đã không tính đến trường hợp bên nhận sáp nhập sẽ phải chịu những rủi ro pháp lý liên quan đến lao động do bên kia để lại, trong khi các trách nhiệm này phải thuộc

69

về họ. Chúng ta thấy được rằng không phải cứ sáp nhập xong là mọi trách nhiệm của bên bị sáp nhập sẽ được chuyển sang cho bên nhận sáp nhập nếu như hai bên không có thỏa thuận trong hợp đồng và bên nhận sáp nhập không phải chịu bất cứ nghĩa vụ pháp lý gì với bên thứ ba. Ví dụ như các vấn đề về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ hưu trí, ốm đau…của người lao động chưa được bị sáp nhập xử lý hết thì khi kí kết hợp đồng nếu bên nhận sáp nhập không cân nhắc kỹ lưỡng đương nhiên các trách nhiệm trên sẽ thuộc về họ.

Những quy định này cũng tạo ra sở hở pháp lý cho bên bị sáp nhập có thể thông qua đây mà trốn tránh nghĩa vụ với người lao động trong công ty. Vì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về phương thức sử dụng lao động trong hợp đồng và các nghĩa vụ bên nhận sáp nhập phải tiếp nhận, nhưng khi không thỏa thuận thì trách nhiệm trên cũng đương nhiên thuộc về bên nhận sáp nhập.

Nhìn chung các quy định của pháp luật nước ta hiện nay còn chưa quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề xử lý lao động trước một thương vụ sáp nhập NH. Bên cạnh đó các quy định trên vẫn còn sơ sài, mang tính khái quát và chưa bảo vệ được những quyền lợi chính đáng cho bên nhận sáp nhập cũng như người lao động. Mặc dù thông tư 04/2010/TT-NHNN có ghi nhận trường hợp sau khi sáp nhập nếu phát hiện có những vấn đề ngoài sổ sách hoặc không được bàn giao thì các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc TCTD bị sáp nhập phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên quy định trên không nêu rõ giới hạn khoảng thời gian từ khi NH đã thực hiện xong sáp nhập đến khi phát hiện có sai sót ngoài sổ sách hoặc không được bàn giao là bao lâu thì còn có hiệu lực. Áp dụng thời hiệu theo thủ tục tố tụng dân sự cũng không tránh khỏi vấn đề khó

70

khăn trong việc quy kết và xử lý trách nhiệm sau khi giao dịch thực hiện xong.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)