Quyền và nghĩa vụ đối ứng giữa các bên NH tham gia sáp nhập:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam (Trang 60 - 63)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quyền và nghĩa vụ đối ứng giữa các bên NH tham gia sáp nhập:

Trong các văn bản pháp lý điều chỉnh về hoạt động sáp nhập NHMTCP không ghi nhận cụ thể quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể này gồm những gì mà cho phép họ có thể thoả thuận tự giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông thường đây sẽ là nghĩa vụ đối ứng: quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Như vậy một số quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể sáp nhập chúng ta có thể thấy được như sau:

Thứ nhất, quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề sáp nhập

NH chỉ ghi nhận một cách chung chung là các bên tham gia sáp nhập phải có trách nhiệm trong việc “phối hợp xây dựng đề án sáp nhập và hoàn thành các quy trình, thủ tục và hồ sơ có liên quan”.

Trong quá trình này chúng ta có thể thấy bên bị sáp nhập phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, tình trạng pháp lý và hoạt động một cách chính xác và trung thực của mình để bên nhận sáp nhập xem xét và tiến

61

tới thực hiện giao dịch. Tức là NHTMCP bị sáp nhập có nghĩa vụ tạo điều kiện cho bên nhận sáp nhập khảo sát, tiếp cận tài liệu, nghiên cứu hồ sơ, báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, các Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đất đai, các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp...

Việc quy định trên giúp cho bên nhận sáp nhập nắm rõ được cơ cấu, tài sản, tình hình hoạt động của bên kia và bước đầu định hình cho họ một phương án sáp nhập hợp lý. Bên cạnh đó, phía chủ thể nhận sáp nhập cũng cần đảm bảo giữ bí mật đối với những thông tin có được trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu NH mục tiêu. Việc lộ những thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động, bí mật kinh doanh của bên bị sáp nhập trong khi giao dịch chưa hoàn thành có thể dẫn đến những thiệt hại cho chủ thể này, chưa kể đến tình huống giao dịch bị thất bại. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành về sáp nhập NH vẫn chưa chú trọng điều chỉnh vấn đề này. Trong lĩnh vực tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 109/2008/NĐ-CP về giao, bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, vấn đề bảo mật thông tin cũng như việc quy kết trách nhiệm đối với bên mua lại trong trường hợp vi phạm được quy định rất rõ ràng. Nên chăng trong lĩnh vực NH, một lĩnh vực mà các thông tin trong đó thường có tính chất nhạy cảm đối với nền kinh tế thì các quy định về bảo mật thông tin trong quá trình sáp nhập cần phải được ghi nhận.

Cũng như nghĩa vụ của các chủ thể thông thường khác khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, nếu bên bị sáp nhập vi phạm các nghĩa vụ của hợp đồng thì sẽ phải chịu trách nhiệm nhất định. Nhưng trong giao dịch này, có lẽ sự vi phạm nặng các điều khoản trách nhiệm chủ yếu sẽ có nguy cơ dẫn đến sụp đổ thương vụ hơn là phát sinh bồi thường thiệt hại cho bên nhận sáp nhập hoặc phạt vi phạm. Các vấn đề chế tài trong khi thực hiện hợp đồng có yếu tố thương mại được quy định cụ thể tại Chương VII của Luật thương mại 2005 có lẽ sẽ ít được dùng hơn trong hợp đồng sáp nhập NHTMCP;

62

Thứ hai, đề bảo vệ quyền lợi của NH, các bên tham gia sáp nhập cũng

cần phải cam kết về việc không thực hiện chia, tách cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu hay làm tăng, giảm số cổ phiếu đang hiện hữu, pha loãng cổ phiếu dưới bất kỳ hình thức nào.

Thứ ba, bên bị sáp nhập cũng phải có trách nhiệm trong việc phối hợp

với bên nhận sáp nhập giải quyết các vấn đề liên quan đến “hậu giao dịch sáp nhập”. Các vấn đề cần quan tâm đó là vấn đề nhân sự, người lao động, khách hàng, hợp đồng đang thực hiện với đối tác…Những nghĩa vụ phải thực hiện với các bên thứ ba như trên cần phải được thoả thuận giải quyết triệt để giữa hai chủ thể sáp nhập. Các vấn đề tiếp tục thực hiện duy trì mạng lưới khách hàng, hoạt động kinh doanh do bên bị sáp nhập tạo ra cũng cần thoả thuận và chuyển giao cẩn trọng.

Thứ tư, chi phí phát sinh trong quá trình sáp nhập cũng tạo ra trách

nhiệm gách vác cho một trong hai chủ thể hoặc cả hai có thể cùng nhau chia sẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo rõ ràng cũng như tránh tranh chấp các bên cần phải có thoả thuận ngay từ khi bắt đầu thực hiện giao dịch. Pháp luật cho phép các bên được tự thoả thuận mà không chỉ định trách nhiệm này cho bất kỳ bên nào. Chi phí này có thể liên quan đến các khoản phí phải trả cho cơ quan nhà nước, nếu không quy định rõ có thể dẫn đến tình trạng không thoả thuận được hoặc trách nhiệm mập mờ giữa hai bên và không bên nào thực hiện nghĩa vụ thanh toán trên.

Thứ năm, pháp luật có lường trước tình huống “một hoặc một số TCTD

tham gia sáp nhập đơn phương huỷ bỏ thoả thuận sáp nhập” và đòi hỏi các bên cần chuẩn bị trước phương án xử lý nếu tình huống này xảy ra. Vấn đề quan trọng mà các bên cần thoả thuận được ở đây đó chính là những trách nhiệm phải gánh chịu khi đơn phương huỷ bỏ sáp nhập- cũng đồng nghĩa với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

63

Bộ Luật dân sự 2005 có quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự. Đối với phát sinh của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại nếu như pháp luật trong lĩnh vực này không điều chỉnh chúng ta có thể dựa trên những quy định đối với hợp đồng dân sự. Ðiều 426 Bộ Luật dân sự quy định:

“1.Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. 4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.”

Tuy nhiên, trong trường hợp đơn phương chấm dứt sáp nhập mà chủ thể là một NH thì những ảnh hưởng của nó không chỉ nằm trong phạm vi các chủ thể tham gia sáp nhập mà còn có thể lan rộng ra nền kinh tế. Không phải chỉ hoàn lại các nghĩa vụ đối với bên kia và bồi thường thiệt hại là có thể giải quyết mọi vấn đề như ở một hợp đồng có tính chất đơn giản thông thường. Vì vậy các chủ thể cần vạch ra phương án tối ưu và chủ động trong việc xử lý tính huống một bên đơn phương huỷ bỏ thoả thuận sáp nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)