Phong tục các dịp lễ tết

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo môn Kỹ năng mềm 2 (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC ĐA VĂN HÓA

2.4.8.6 Phong tục các dịp lễ tết

Tết cổ truyền Seollal: Seollal là ngày

đầu tiên của năm mới theo âm lịch. Vào ngày này, toàn bộgia đình người Hàn Quốc sum họp. Họ mặc bộ Hanbok và tiến hành những nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau các nghi lễ đó, những thành viên trẻ trong gia đình sẽ cúi chào các bậc cao niên theo truyền thống (gọi là phong tục Sabae).

NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 44

Sebae là phong tục người trẻ tuổi hơn cúi lạy các bậc cao niên đáng kính để

chúc mừng năm mới. Câu chúc tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là “Sae hae bok mani bak tu sae yo”, có nghĩa “cầu chúc năm mới nhiều phúc lành”.

Tết Đoan ngọ Dano (05/5):Dano là một trong ba lễ hội truyền thống lớn nhất của Hàn Quốc cùng với Tết Nguyên Đán Seollal và Tết trung thu Chuseok. Dano diễn ra vào thời điểm bắt đầu của mùa hè và là Ngày cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu. Trong lễDano người phụ nữthường gội đầu bằng một loại lá

đặc biệt mà người ta gọi là lá mống mắt (gọi là Changpo) với ý nghĩa là hy vọng tránh

được tai ương, rủi ro.

Tết Trung thu Chuseok (15/8): Lễ hội Trung thu Chuseok cũng là dịp nghỉ lễ

lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc. Đó là lễ hội tạơn đối với những vụ mùa bội thu. Lễ hội thường được kéo dài 3 ngày. Theo thông lệ, mọi người thực hiện các nghi lễ thờ cúng cổ xưa vào sáng sớm. Một trong những món ăn chính được chế biến và

thưởng thức trong lễ Chuseok là Song-py-eon, một loại bánh làm từ gạo có hình lưỡi liềm, được hấp cùng lá thông.

2.4.9 Văn hóa MYANMAR

Người Mynamar coi đỉnh đầu là nơi thể hiện sự tôn trọng, vì vậy người khác

NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 45

không nên xoa đầu chúng. Với đồng nghiệp, không thể bá vai bá cổ một cách suồng sã. Khi biếu, tằng đồcho người già, không được dùng tay phải vì tay phải bịxem là nhũng người không sạch sẽ.

Phong tục xa xưa của người Minamaquy định trong khoảng thời gian ba tháng, kể từngày 15 tháng 4 đến 15 tháng 7 hằng năm là thời gian đểcác nhà sư tu thiền, do

đó người Mianma không được tổ chức hôn lễ. Trong các tháng 9, 10, 12 không được kết hôn. Họ cho rằng, kết hôn trong tháng 9 sẽ không có tình yêu, tháng 10 sẽ bị phá sản, tháng 12 chồng vợ sẽ ly biệt. Hiện nay các phong tục đó đã phai nhạt dần, nhất là

ở những thành phố lớn.

Sát sinh cũng cũng là điều kiên kỵởMyanmar, điều này càng được tôn trọng

đối với các tín đồ Phật giáo. Người Myanmar đi chợ không mua gia cầm, tôm, cá, gia súc,.. còn sống mà đều mua thịt,cá, gia cầm đã được làm sẵn. Khá nhiều người

Myanmar kiêng ăn thịt trâu, bò, vì họ cho rằng trâu, bò là bạn thân thiết của con người, cùng con người vất vảlàm ra lương thực. Ăn thịt chó là điều tối kỵ và ghê sợđối với

người Myanmar.

Myanmar có thủđô là Naypyidaw. Đất nước Myanmar được chia thành 7 vùng với 7 bang. Quốc giáo của Myanmar là Phật giáo với hơn 80% dân sốtheo đạo này. Tư tưởng Phật giáo cũng ảnh hưởng đến nhiều phong tục tập quán nơi đây. Ví dụ như người phụ nữkhông được đến gần đụng chạm vào những vật linh thiêng trong Chùa hay Tháp Phật hoặc chổdành riêng cho các Sư cầu nguyện tụng kinh. Du khách không

NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 46

được mặc áo quần cọc, sóc ngắn khi đến thăm các Chùa, Tháp Phật và phải thành kính với đối với các vịSư. Ngoài ra người phụ nữkhông được đụng chạm đến các VịSư tu hành, khi cúng dường nên để 1 chiếc khăn trên tay mình vào đồ vật để tay mình không chạm vào được các Sư Thầy.

Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanmar, đây là một trong những quốc gia có đa số Phật giáo tiểu thừa trên thế giới. Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá. Các nhà sư được sùng

kính và người dân luôn quỳtrước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ.

2.4.10 Một sốđiểm khác biệt giữa các nền văn hóa cần lưu ý khi giao tiếp

Ngôn ngữ cử chỉở một số nền văn hóa khác nhau

Ý nghĩa

Gật đầu “ Tôi đồng ý” ở hầu hết các quốc gia

“ Tôi không đồng ý” ở một sốnơi tại Hy Lạp, Yugoslavia, Bungari, và ThổNhĩ Kỳ. Hất đầu ra sau “ Đồng ý” ở Thái Lan, Philippines, Ấn Độ

và Lào

Nhướng lông mày “ Đồng ý” ở Thái Lan và một sốnước khác

ở Châu Á.

“ Xin chào” ở Phillipines.

Nháy mắt “ Tôi có bí mật muốn chia sẻ với anh nè!” ở Mỹvà các nước Châu Âu.

Là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới ở

một số quốc gia khác

Mắt lim dim “Chán quá!” hay “Buồn ngủquá!” ở Mỹ.

“ Tôi đang lắng nghe đây “ ở Nhật, Thái Lan và Trung Quốc.

Vỗ nhẹ (bằng ngón trỏ) lên mũi “Bí mật đó nha!” ở Anh

NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 47

Khua tay Người Ý thường xuyên khua tay khi trò

chuyện .

Ở Nhật, khua tay khi nói chuyện bị xem là rất bất lịch sự.

Khoanh tay Ở một số quốc gia, khoanh tay có nghĩa là “Tôi đang phòng thủ!” hoặc “Tôi không đồng ý với anh đâu.”

Dấu hiệu “O.K” “Tốt đẹp” hay “Ổn cả” ở hầu hết các nước.

“Số 0” hoặc “vô dụng!” tại một số nơi ở

Châu Âu.

“Tiền” ở Nhật Bản

Là sự sỉ nhục người khác ở Hy Lạp, Braxin, ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga và một số quốc gia khác.

Chỉ trỏ Ở Bắc Mỹ hay Châu Âu, dùng ngón trỏđể

chỉ là chuyện bình thường Ở Nhật Bản, Trung Quốc chỉ người khác bằng ngón trỏ bi xem la bất kính và vô cùng bất lịch sự. Người ta thường dùng cảbàn tay để chỉai đó hoặc vấn đềgì đó. Ngón cái Hầu hết là thể hiện ý ca ngợi

Iran và Trung Đông mang nghĩa “ Câm

miệng, xéo đi”.

Húp đồăn xì xụp Ởcác nước Châu Âu đây là sự bất lịch sự.

Ở Nhật, nó lại là một phong tục thể hiện bạn đang rất thích thú và thưởng thức

NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 48

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo môn Kỹ năng mềm 2 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)