CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC ĐA VĂN HÓA
2.3.2 Lắng nghe để thành công trong môi trường đa văn hóa
Ngay cả khi mọi người đều cùng nói tiếng Anh, một vài người vẫn nói theo các
phương ngữ và lối diễn đạt khác nhau. Trong một môi trường làm việc đa văn hóa như
thế, cách tốt nhất đểđạt hiệu quả tối ưu là học cách lắng nghe.
Đã bao giờ bạn gặp phải tình huống: trong một buổi hẹn ăn trưa hay một sự
kiện giao lưu, bạn được giới thiệu với một ai đó và trước khi kết thúc cuộc trò chuyện, bỗng nhiên bạn quên mất tên người ấy? Nếu câu trả lời là có thì bạn cũng đừng lo lắng bởi bạn không phải là người duy nhất đãng trí.
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, với đồng nghiệp hay khách hàng, họ chỉ có thể nhớchưa đầy một nửa những
gì đã nghe.
Không phải là chúng ta có trí nhớkém mà đúng hơn là đa sốchúng ta thường không lắng nghe. Thêm vào đó, sự đa dạng của thành phần lao động trong một công sở ngày nay càng khiến cho việc lắng nghe trởnên khó khăn hơn.
Muốn giao tiếp tốt vượt qua những khác biệt vềvăn hóa, bạn cần phải nghe đủ
gần để không chỉ nghe thấy từ ngữ mà còn nắm bắt được ý nghĩa thực sự mà người kia muốn nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nghe hiệu quảhơn và nâng cao khảnăng giao tiếp,
tránh được mâu thuẫn hay hiểu lầm.
Cách giao tiếp đa văn hóa này còn được gọi là "lắng nghe đồng cảm". Janet Reid, một chuyên gia vềđa văn hóa và quan hệđối tác của Global Novations - công ty chuyên
NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 33
tư vấn vềtính đa dạng cho các doanh nghiệp, gọi đó là "lắng nghe để kết nối với cảm
xúc và suy nghĩ của người đối thoại".
Theo Reid, để làm được điều đó, bạn không những phải luyện đôi tai mà còn
phải tập cho cơ bắp cũng mang tính "đa văn hóa". Nghĩa là bạn phải thả lỏng, làm chậm phản xạ xương bánh chè để trò chuyện với mọi người và lắng nghe theo nhịp điệu (của nền văn hóa đó).
Một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới Procter &
Gamble (P&G) đã tổ chức một khóa tập huấn có tên "Văn hóa trong công việc" nhằm giúp nhân viên hiểu được ý nghĩa của việc lắng nghe trong môi trường giao thoa văn
hóa.
Tại đây, nhân viên được tìm hiểu về "các nền văn hóa mang tính ngữ cảnh thấp" (sử dụng ngôn ngữ cụ thể, linh hoạt và ít phụ thuộc vào ngữ cảnh), ví dụnhư văn hóa
của các nước Đức, Italia và Mỹ, nơi mà mọi người nói rất nhiều và chuyện trò rôm rả
với nhau.
Họcũng được tìm hiểu về "các nền văn hóa mang tính ngữ cảnh cao" (sử dụng ngôn ngữ phi trực tiếp và phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh), ví dụnhư văn hóa của các
nước châu Á, nơi mà các cuộc hội thoại mang nét đặc trưng là hòa nhã và tôn kính.
Theo Linda Clement-Holmes, người quản lý vềtính đa dạng của P&G, chẳng có loại hình văn hóa nào là đúng hay sai và các tên gọi này chỉ mang tính công thức với rất nhiều ngoại lệ. Điểm mấu chốt là nhân viên của P&G cần tìm hiểu để biết lắng nghe một cách đồng cảm và kiên nhẫn trong môi trường làm việc đa văn hóa.
Với nhiều nền văn hóa khác nhau, cách tiếp cận của bạn cũng phải rất khác nhau. Chẳng hạn như với một nhóm nhân viên người Mỹ hay Italia, bạn có thể nghe thấy một cuộc chuyện trò "nổ như ngô rang". Với những nền văn hóa ồn ào này, mọi
người thường tuôn hàng tràng vào mạch hội thoại như bắn súng liên thanh, trong đó người này tiếp lời người kia trước khi người kia kết thúc và ngược lại.
Kiểu chuyện trò này đòi hỏi phải có một "đôi tai khác" so với những gì cần cho kiểu chuyện trò một người nói sau đó dừng lại rồi mới đến người kia. Lợi ích của việc học cách lắng nghe các kiểu hội thoại khác nhau từ các nền văn hóa khác nhau là bạn sẽ khép lại cuộc trò chuyện một cách khéo léo hơn. Reid cho biết: "Nghệ thuật lắng nghe là dấu hiệu cho thấy một nhóm đa văn hóa tuyệt vời".
NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 34
Khi chúng ta không chăm chú lắng nghe người khác, chúng ta rất hay suy đoán và thường là đoán mò, không chính xác về ý người kia muốn nói. Erika Walker- Thomas, phó chủ tịch cấp cao về phát triển tại một trung tâm nghiên cứu vềtính đa
dạng cho biết có nhiều công ty đã rất vất vảđể học được kỹnăng này.
Chẳng hạn như trong số các khách hàng doanh nghiệp của trung tâm, có một nhà quản lý da trắng lãnh đạo một nhóm cấp cao, vị này khi tuyển nhân viên đã chọn
toàn người da trắng. Kết quả là một phụ nữ gốc Phi theo dõi quá trình thành lập nhóm
đã cảm thấy bị xúc phạm và cho rằng vịlãnh đạo kia đang phân biệt đối xử với cô. Họ nói chuyện với nhau (đúng hơn là tranh cãi) và cảhai đều tức giận đến mức gửi đơn kiện lên phòng nhân sự. Giá như họ dừng lại và lắng nghe người kia nói bởi nguyên nhân thực sự là do quá trình tìm kiếm và chọn lựa nhân viên chưa được thực hiện đầy đủ chứkhông liên quan gì đến cảm giác của vịlãnh đạo đối với các nhân viên da màu. Nếu như cảhai bên đều vui vẻ lắng nghe và hiểu được quan điểm của người kia, mâu thuẫn có lẽđã không xảy ra.
Dù bạn là sếp hay nhân viên, lắng nghe trong môi trường giao thoa văn hóa đôi
khi là thử thách lớn nhất về kỹnăng giao tiếp mà bạn cần rèn luyện. Tuy nhiên, môi
trường làm việc càng ít có yếu tố ngoại lai thì càng ít thay đổi và sẽ thu được nhiều
thành công hơn.
2.4 Nét đặc trưng trong một vài nền văn hóa
2.4.1 Văn hóa Hoa Kỳ
1. Yêu thích sự tựdo, độc lập và phóng khoáng 2. Thích chan hòa, cởi mở, chia sẻ và vui vẻ
NHÓM KNM – KHOA MÁY TÀU THỦY 35
4. Luôn năng động, tự lập và cầu tiến cho bản thân 5. Không ưa dè dặt, nề nếp kín đáo bề ngoài
6. Thích làm việc thật sự sáng tạo, có năng suất và hiệu quả cao
7. Tiết kiệm thời gian, thích giải quyết công việc dứt khoát và nhanh chóng 8. Làm việc khoa học và trật tự với những khuôn khổđược tiêu chuẩn hóa 9. Phụ nữđược quý trọng và bình đẳng trong công việc và trong cuộc sống 10.Thích được phục vụchu đáo và cởi mở