Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng nhà nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Bài giảng Khái quát sự hình thành và phát triển của triết học Mác Lê – Nin (Trang 47 - 52)

1. Xây dựng nhà nước dưới hình thức nhà nước pháp quyền:

Hiện nay, Đảng nhà nước và nhân dân ta đang hướng tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đầy đủ và bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động một cách có hiệu lực và hiệu quả hơn trên cơ sở là hoạt động theo pháp luật, đảm bảo sự thống nhất và kết hợp 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và có sự phân công rạch rồi 3 quyền đó. Những quan điểm này được xuyên suốt từ Đại hội VI cho đến nay.

2. Phát huy chức năng xã hội phải đảm bảo tính thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước. Xét về bản chất thì nhà nước XHCN có xứ mệnh và thực hiện tốt chức năng xã hội của mình. Tuy hiên trong thời kỳ quá độ xét về mặc lợi ích và vẫn còn nhiều mâu thuẫn, ở chỗ do các thành phần kinh tế quy định lợi ích khác nhau, đối lập nhau

Để nhà nước thực hiện tốt chức năng xã hội của mình thì yêu cầu cơ bản và tối thiểu của mình phải có tiềm năng và tiềm lực về kinh tế và chính sách xã hội rành mạch và trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập là chưa giải quyết đúng đắn cái mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.

3. Xây dựng nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa khắc phục bệnh quan liêu. Quan liêu là căn bệnh xa lạ đối với bản chất nhà nước XHCN nhưng nó lại là căn bệnh phổ biến dễ phát sinh, cho nên để đảm bảo sự trong sạch của nhà nước cần phải chống bệnh quan liêu, cửa quyền, hách dịch.

Ngoài ra, đảng và nhà nước ta đang thực hiện những chủ trương chống tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm.

Ngày 7/10/2015 GV: Nguyễn Văn Tâm

Bài 9:

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MAC LÊ - NIN VỀ CON NGƯỜI VỚI VIỆCXÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM I. Những quan điểm cơ bản của triết học Mac Lê - nin về con người

1. Vị trí, vai trò của vấn đề con người trong triết học Mác Lê - nin

Trước Mac các nhà triết học từ thời cổ đại bàn nhiều về vấn đền con người, chẳng hạn: Khi nói về con người cả triết hoc duy vật và duy tâm, con người là một tiểu vũ trụ, bản chất của con người bà bản chất của vũ trụ; con người là hoa của trời và đất, chúa tể của nuôn loài. Đối với triết học duy tâm cho rằng con người có 2 phần (hồn và xác), con người có linh hồn bất tử “chết chưa phải hết”.

Ngược lại triết học duy vật cổ đại cho rằng không có cái gọi là linh hồn bất tử. Ở phương đông trong triết học Trung Hoa, đặc biệt là triết học nho giáo Khổng Tử cho rằng giữa người và trời có mối quan hệ, đều là tự nhiên sinh ra “thiên nhân hợp nhất”, “vạn vật đồng nhất thể” – tư tưởng này đã trở thành tư tưởng chủ đạo của người Trung Hoa cho đến nay. Ngược lại Khổng Tử lại có mâu thuẩn khi cho rằng con người phải tin vào số phận ông đưa ra thuyết thiên mệnh.

Sau khi Khổng Tử mất triết học nho giáo đã được Tuân Tử, Mạnh Tử tiếp thu và phát triển. Khi bàn về con người Tuân Tử cho rằng con người ác, tham cho nên con người luôm luôn cần phải rèn luyện, tu dưỡng nếu không cái ác, tham sẽ tiếp tục phát triển. Ngược lại Mạnh Tử cho rằng bản tính của con người là thiện. tuy nhiên ông cũng cho rằng nếu không rèn luyện tu dưỡng dễ bị cái ác cảm hóa => tha hóa.

Ở thời kì trung cổ, trong triết học Phương Đông (con người sinh ra để thực hiện tinh thần, ý niệm của thượng đế, số trời. Lịch sử là lịch sử của vua chúa còn quần chúng nhân dân chỉ là người thi hành mệnh lệnh), Phương Tây (triết học duy tâm cho rằng bản chất của con người là nhỏ be, yếu ớt, phụ thuộc vào đấng tối cao – Chúa) vấn đề con người luôn luôn được đặt ra.

Còn triết học duy vật thì có đánh giá cao vai trò con người nhưng rơi vào siêu hình ở chổ cho rằng mọi hoạt động của con người mang tính bắt chước là chủ yếu, mang tính bản năng, thiếu sáng tạo.

Thời kì cận đại: Ở thời kì này khoa học tự nhiên có những bước phát triển mạnh đặc biệt là toán, vật lý, cơ học đã làm chuyển biến quan niệm trong triết học về con người. Đối với triết học DV vẫn rơi vào siêu hình, máy móc, chẳng hạn: các nhà triết học thời kì này cho răng (thế kỉ XV-XVIII) bản chất của con người mang tính cơ học, máy móc cần than và nước giống như con người cần ăn uống cho nên hoạt động

của con người mang tính cơ học là chủ yếu. Đối với chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất của con người nhỏ bé, yếu ớt.

Thời kì triết học cổ điển Đức: có 2 nhà triết học tiêu biểu đại diện cho 2 trường phái DV và duy tâm, đối với Phơ bách là nhà triết học DV lớn nhất trước Mac cho rằng cong người là kết quả của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh như học thuyết Đác Uyn đã chứng minh. Con người là tự nhiên – sinh vật chịu sự chi phối của các quy luật khách quan, sinh học. Con người có thể nhận thức được các hiện tượng của tự nhiên, mưa bảo lũ lụt, triều cường động đất, núi lưa… nhưng không đề ra được biện pháp đề phòng, giảm vthiêu thiệt hại do tự nhiên gây ra (chịu khuất phục trước hiện tượng tự nhiên). Còn xem xét con người về mặt xã hội thì còn rơi vào duy tâm (con người cần phải thương yêu nhau không phân biệt giai cấp , xã hội , lịch sử).

Còn đối với Hegel khi xem xét con người thì triết học cùa ông cơ bản hủ yếu xem xét ở góc độ tinh thần tư tưởng chứ không xem xét hoạt động htực tiễn và cũng cho rằng bản chất của con người nhỏ bé, yếu ớt.

Tóm lại, tất cả các quan điểm trước Mac khi xem xét con người đều rơi vào duy tâm tôn giáo, duy vật siêu hình và tất cả các quan điểm triết học chưa chú ý đến mặt xã hội trong việc hình thành bản chất con người.

Đối với triết học Mac Lê - nin con người là điểm xuất phát đồng thời cũng là mục đích giải phóng con người – đây chính là mục đích cao nhất của triết học Mac Lê – nin.

2. Bản chất của con người

Triết học Mac trên cở sở kế thừa những quan điểm tiến bộ tích cực trong lịch sử tư tưởng triết học trước đó, đồng thời phê phán những hạn chế, thiếu xót đã đưa ra một quan điểm đúng đắn. khoa học như sau: con người là con ngừơi hiện thực, con người hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để phục vụ cho nhu cầu của mình và xã hội. Tư quan niệm trên rút ra 3 điểm sau:

- Con người là sự thống nhất về mặt sinh học và xã hội :

+ Sinh học: Triết học Mac đã kế thừa quan điểm của Phơ bách và cho rằng con người là kết quả của tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Con người là con người tự nhiên, sinh vật cũng chịu chi phối bởi quy luật khách quan, sinh học. Mặt sinh họ được thể hiện, ai cũng vậy đều trãi qua 1 quy luật tự nhiên “sinh. Lão, bệnh, tử”, đến tuổi trưởng thành thì cưới vợ, gã chồng, sinh con đẻ cái, duy trì giống nòi. Mặt khác, con người không những nhận thức được tự nhiên mà còn phòng chống những thiệt hại của tự nhiên gây ra;

+ Xã hội: Đặc trưng riêng của con người và xã hội là lao động (cũng là phân biệt giữa con người và vật). Lao động đã xuất hiện ngôn ngữ (tiếng nói và chử viết)

đến lược nó ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp trước hết là trao đổi kinh nghiệm sản xuất, các quan hệ xã hội khác từ đó dẫn đến con người phát triển tri thức, ý thức.

- Trong tính hiện thực của nó bản tính của con người là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” . Luận điểm của Mac cho thấy mặt xã hội là quan trong nhất, cơ bản nhất trong việc hình thành bản chất con người. Nói như vậy Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, sinh học trong việc hình thành bản chất con người. Quan hệ xã hội là quan hệ chung nhất, sâu sắc nhất chi phối mọi hoạt động của con người trong lịch sử xã hội. Cho nên, khi nói bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội thì Mac cũng đã chú ý đầy đủ về mặt lịch sử trong việc hình thành bản chất con người. Vì vậy, bản chất của con người không những phản ánh hiện tại mà còn phản ánh cả quá khứ và tương lai.

- Con người là chủ thể, sản phẩm của lịch sử: có nghĩa là trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội con người không những làm ra những sản phẩm để duy trì sự tồn tại và phát triển của bản thân và xã hội, con người còn cải tạo môi trường sống xung quanh mình ngày càng phù hợp hơn để không những thỏa mãn mà còn tạo điều kiện cho cuộc sống ngày càng phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần. Điều này còn thể hiện ở việc con người khai thác và sử dụng một cách hợp lý những điều kiện, tài nguyên thiên nhiên cho mục đích lâu dài của xã hội.

Còn nói con người là sản phẩm của lịch sử có nghĩa là trong cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội con người từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình ngày càng hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn, thể chất và tâm hồn phát triển hơn.

3. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Khái niệm cá nhân, xã hội

- Cá nhân: Với tính cách là một chỉnh thể bao gồm một hệ thống các nhân tố, tính cách cũng như: Đặc điểm tâm sinh lý và quan hệ xã hội khác với những cá nhân khác. Từ khái niệm trên, điều khác biệt cơ bản và chủ yếu của mỗi cá nhân chính là mối quan hệ xã hội của mỗi người.

- Xã hội: Theo quan niệm thông thường xã hội có 2 cách (là những tập hợp các cá nhân với nhau; từ thấp đến cao và ngược lại. cách hiểu này xã hội là cộng đồng những con người chẳng hạn: nhóm, tập thể, tầng lớp, giai cấp, dân tộc, chủng tộc và xã hội loài người)

3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội

Là do quan hệ lợi ích chi phối. Có sự thay đỏi qua mỗi hình thái kinh tế xã hội. Chỉ có dưới hình thái xã hội chủ nghĩa thì quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội mới được xác lập một cách hài hòa. Chủ nghĩa xã hội quan tâm đến lợi ích của mỗi cá

nhân và cả cộng đồng, với mục đích là phát huy được tính năng động tích cực và bản sắc của mỗi cá nhân đối vớ việc đóng góp cho công đồng và xã hội. Vì vậy, việc quan tâm và giải quyết thỏa đáng lợi ích cắ nhân nhất là trong gđ hiện nay cũng chính là mục tiêu để khơi dậy tính năng động, tích cực sáng tạo của từng cá nhân đối với công cuộc đổi mới đất nước.

Cần phải chống và tránh 2 thái độ cực đoan sau:

- Chỉ thấy cá nhân mà khong thấy xã hội dẫn tới bệnh sùng bái cá nhân, chủ nghĩa cá nhân, hạ thấp vai trò của tập thể, xã hội;

- Chống thái độ cào bằng, bình quân chủ nghĩa đề cao vai trò của tập thể xã hội dẫn đến không khai thác được, không phát huy được bản sắc và tình năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khái quát sự hình thành và phát triển của triết học Mác Lê – Nin (Trang 47 - 52)