1. Khái niệm
1.1. Kinh tế
Xuất phát từ gốc chử Hy Lạp (economic: tiết kiện, nghệ thuật tiến hành công việc nội trợ, nghệ thuật qlý kinh tế gia đình).
Khái niệm kinh tế có nhiều góc độ hiểu:
- Kinh tế là nói đến cơ cấu kinh tế, các mối quan hệ kinh tế; - Là phương thức sản xuất;
- Bao gồm tất cả các nhành hoạt động kinh tế (kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, GTVT,…);
- Chỉ nền kinh tế quốc dân của 1 nước, bao gồm tất cả các ngành và hình thức sản xuất tương ứng
* Dưới góc độ hình thái kinh tế xã hội (triết học) thì kinh tế là tổng hợp các quan hệ sản xuất tạo thành kết cấu kinh tế của 1 giai đoạn lịch sử nhất định. Luôn có mối quan hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Là cơ sở tồn tại của chế độ chính trị xã hội
1.2. Chính trị
Một số quan điểm: Như nghệ thuật trong nhà hát; là khát vọng tham gia vào trong quyền ực của nhà nước (chỉ có giai cấp nào thống trị về kinh tế mới tham gia vào quyền lực).
- Để chỉ ra được bản chất của chính trị phải xem chính trị trong quan hệ với giai cấp lợi ích giai cấp với nhà nước cùng với các thiết chế chính trị (theo quan điểm DV
của Mac kinh tế sẽ chi phối chính trị).
- Khái niệm chính trị xét về bản chất là quan hệ giữa các giai cấp và hạt nhân là giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
- Kết cấu của chính trị: dưới góc độ hình thái kinh tế xã hội với tư cách là bộ phận của kinh tế thượng tầng, chính trị bao gồm:
+ Ý thức chính trị bao gồm: Hệ tư tưởng (phản ánh chứng minh bảo vệ cho 1 giai cấp nhất định) và tâm lý chính trị (tình cảm, tâm trạng, mong muốn về chế độ chính trị)
+ Thiết chế chính trị: biểu hiện ở hệ thống các tổ chức và thể chế: Chính đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Hiện nay Hội Luật gia (nằm trong UBMT Tổ quốc Việt Nam) đòi tham gia vào tổ chức chính trị - xã hội, nhưng ta chưa cho.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mac Lê - nin về quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Trong hình thái kinh tế và xã hội, kinh tế và chính trị là 2 lĩnh vực cơ bản, sự tác động biện chứng giữa chúng tạo thành động lực chi phối sự vận động và phát triển của xã hội. Chủ nghĩa Mac Lê - nin đã nêu 2 luận điểm cơ bản của quan hệ này:
- Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế;
- Chính trị không thể không chiếm vị trí ưu tiên so với kinh tế (kể cả thời kì hòa bình);
Để xét mối quan hệ này ở mỗi chủ thể có những cái nhận xét khác nhau, ở phương đông thì yếu tố chính trị chiếm vị trị quan trọng hơn (sử dụng chính trị để là công cụ phát triển kinh tế).
* Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị:
- Cơ sở lý luận của quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị là quan hệ giữa CSHT và KTTT, CSHT quyết định KTTT do đó, kinh tế quyết định chính trị;
- Mặt kinh tế, tính tất yếu kinh tế suy đến cùng quy định sự tồn tại và phát triển của chính trị cụ thể:
+ Quan hệ sản xuất thống trị là cơ sở sản sinh giai cấp thống trị và tư tưởng chính trị (quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản thì phục vụ cho giai cấp tư sản…);
+ Quan hệ SX thống trị hình thành nên 1 thiết chế chính trị tương ứng và quy định nội dung hoạt động của nó;
+ Quyền lực chính trị trước hết là quyền lực nhà nước chỉ là sự phản ánh ()tập trung tất yếu kinh tế và được thể hiện ra bằng hệ thống bộ máy và thể chế. Như vậy 2
yếu tố này tác động với nhau về cơ bản là thông qua vật chất.
- Sự thay đổi của kinh tế nhất là quan hệ sản xuất thống tị trực tiếp quy định sự
thay đổi về chính trị.
Chính trị
* Tính độc lập tương đối của chính trị so với kinh tế:
- Chính trị có tính độc lập tương đối: Nó vừa phụ thuộc vào kinh tế lại vừa có quy luật vận động riêng:
+ Chính trị là 1 trong những hình thức biểu hiện của kinh tế, nhưng là hình thức biểu hiện tập trung, cô động và trực tiếp nhất;
+ Chính trị có thể thay đổi nhanh, chậm, song hành thậm chí vượt trước, nhưng nhìn chung là thay đổi chậm hơn so với kinh tế;
+ Chính trị còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như: Điều kiện cụ thể, tương quan lực lượng giai cấp, truyền thống dân tộc, vv…
- Chính trị tác động trở lại kinh tế:
+ Chính trị là nhân tố lãnh đạo kinh tế, vạch hướng đi cho kinh tế tạo những điều kiện chính trị xã hội cho sự phát triển kinh tế;
+ Chính trị có vai trò tổ chức kinh tế như: chính trị tham gia kiểm soát chặc chẽ các vấn đề then chốt của kinh tế (ngân sách, vốn, tài chính, tiền tệ, vv…) để điều tiết kinh tế. Như vậy chính trị quyết định thăng trầm của kinh tế. Mặt khác, bằng sức mạnh vật chất và quyền lực nhà nước chính trị có thể hiện thực hóa một tất yếu kinh tế;
+ Chính trị tác động đến kinh tế bằng nhiều phương thức khác nhau: Ý thức chính trị với các biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục,vv…; thể chế chính trị mà quan trọng là chính đảng với thể chế của nó. Vậy, nhà nước với lập pháp, hành pháp, tư pháp, đặc biệt là luật kinh tế và chế độ chính sách;
+ Chính trị tác động đến kinh tế theo các xu hướng:
Một là, nếu chính trị phù hợp, phản ánh đúng tất yếu kinh tế thì sẽ tác động tích
cực thúc đẩy kinh tế phát triển;
Hai là, nếu chính trị không phù hợp, mâu thuẩn hoặc không phản ánh đúng tất
yếu kinh tế rơi vào chủ quan thì sẽ tác động tiêu cực, cản trở sự phát triển của kinh tế. Như vậy, chính trị không thể không ư tiên so với kinh tế.
* Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, chính trị là nhân tố quyết định sự phát triển của các giai đoạn:
(CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH SỰ THĂNG TRẦM, GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ )
- Quyết định sự phát triển của các thời kì đặc biệt: là thời kì chiến tranh cách mạng mà trọng tâm là vấn đề giành, giữ chính quyền;
- Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính trị đóng vai trò to lớn (giữ gìn đinh hướng xã hội chủ nghĩa cho kinh
tế thị trường, hướng nền kinh tế vào phục vụ lợi ích của nhân dân).
*Ý nghĩa phương pháp luận:
- Phải tìm nguồn gốc, nguyên nhân của chính trị từ trong kinh tế, đồng thời phải khẳng định vị trí ưu tiên của chính trị so với kinh tế;
- Trong hoạt động thực tiễn phải bảo đảm quan điểm chính trị khi giải quyết các vấn đề kinh tế (dự án chân đèo Hải Vân với Trung Quốc – cuối cùng phải dừng
DA).