0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Quan hệ giữa giai cấp và dân tộc 1 Nội dung quan hệ giai cấp và dân tộc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊ – NIN (Trang 42 -47 )

1. Nội dung quan hệ giai cấp và dân tộc

- Giai cấp và dân tộc không tách rời nhau: Đứng ở góc độ DV lịch sử giai cấp đóng vai trò quyết định, chi phối dân tộc (giai cấp nào giữ vai trò quyết định về kinh

tế sẽ quyết định dân tộc và mang bản chất của giai cấp đó); áp bức giai cấp sẽ dẫn

đến áp bức dân tộc.

Dân tộc đóng vai trò tác động trở lại giai cấp: Giai cấp giải quyết vấn đề dân tộc đúng đắn sẽ tồn tại, nếu không đúng sẽ dẫn mất vai trò lãnh đạo.

- Trãi qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử rất khác nhau (Phụ thuộc vào sứ

mệnh lịch sử của giai cấp thống trị):

+ Cách mạng dân chủ tư sản đại diện là giai cấp tư sản xóa bỏ nhà nước phong kiến cát cứ đồng thời thống nhất thị trường cộng đồng kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản tạo thành dân tộc tư sản;

+ Gắn liền với chủ nghĩa tư bản chuyển sảng chủ nghĩa đế quốc :

. Dân tộc cũng bị chi phối bở các nước tư sản biến các nước khác thành thuộc địa gọi là tư sản dân tộc ;

. Sự phát triển của giai cấp vô sản, phòng trào công nhân, giai cấp tư sản dân tộc kết hợp với tư sản ngoại bang àm mất tính dân tộc từ đó mất vai trò quyết định và rơi vào tay giai cấp vô sản bằng phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới và gắn liền với phong trào đấu tranh giai cấp vô sản với giai cấp tư sản;

. Gắn liền với sự ra đời của cách mạng vô sản thành công gắn với dân tộc xã hội chủ nghĩa.

- Trong điều kiện ngày hôm nay mối quan hệ này không tách rời với vần đề nhân loại:

+ Chiến tranh, đói nghèo + Dân số bùng nổ

+ Môi trưởng

+ phát triển bền vững

Để giải quyết vấn đề nhân loại thì phải xóa bỏ áp bức giai cấp hay áp bức dân tộc => phải giao cho giai cấp vô sản thống trị và vấn đề nhân loại không còn trong phạm vi của 1 quốc gia.

2. Những biểu hiện đặc thù trong quan hệ giữa giai cấp và dân tộc ở Việt Nam

(dân tộc Việt Nam lấy mốc 938 – thành lập nước Vạn Xuân làm nền móng, nhưng sau đó thống nhất là năm 1077, Lý Thường Kiệt đọc “ Sông núi nước Nam…” và khẳng định năm 1427 – “Bình ngô đại cáo”)

a. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản

Lý giải tại sao là cách mạng VS mà không là cách mạng Dân tộc dân chủ PK, tư sản mà là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (vì đây là cuộc cách mạng triệt để)?

b. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là vấn đề xuyên suốt toàn bộ đường lối cách mạng Việt Nam

Không có độc lập dân tộc thì không thể có xã hội chủ nghĩa; tại sao có độc lập dân tộc thì phải đi lên chủ nghĩa xã hội? Nếu không đi lên xã hội chủ nghĩa thì không thể có độc lập dân tộc đúng nghĩa. Sứ mệnh lịch sử đang nằm trong tay giai cấp vô sản, dười sự đạo của Đảng Cộng sản.

c. Cách mạng giải phóng dân tộc kết hợp với cách mạng vô sản chính quốc d. Sau khi dân tộc được giải phóng phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội

e. Sự nổi trội của tính dân tộc trong quan hệ giai cấp và dân tộc - Trước khi giành độc lập: Tại sao tính dân tộc nổi trội hơn?

Vì thời điểm này giải phóng dân tộc là trên hết nên cần phải có đại đoàn kết toàn dân tộc;

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản không những xóa bỏ giai cấp, xây dựng xã hội mới nên phải liên kết lại. Giai cấp vô sản ở Việt Nam chưa qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên thiếu về số lượng và chất lượng thì chưa tương xứng với sứ mệnh của mình.

VĂN KIỆN ĐH XI “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của

cách mạng Việt Nam ; là nguồn sức mạnh động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩaquyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp , chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung…để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội ”.

Ngày 07/10/2015 (sáng) Giảng viên:Ths Nguyễn Chí Tâm

Bài 8:

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNGNGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM HIỆN NAY(NQ ĐH XI TỪ TRANG 146-254) (NQ ĐH XI TỪ TRANG 146-254) I. Quan điểm triết học Mác - Lênin:

1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước:

a. Nguồn gốc nhà nước:

Nhà nước là sản phảm lịch sử, phạm trù lịch sử, nói như vậy có nghĩa là trong lịch sử lúc nào cũng có nhà nước. Nhà nước chỉ ra đời, vận động, phát triển và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Sự xuất hiện nhà nước là biểu hiện của những mẫu thuẩn giai cấp không thể điều hòa được.

b. Bản chất nhà nước:

Theo Anghen, nhà nước chẳng qua chỉ là sự áp bức của một giai cấp đối với một giai cấp khác mà thôi.

Lenin kế thừa và phát triển tư tưởng của Anghen cho rằng, nhà nước là cơ quan quyền lực của một giai cấp, giai cấp đó nắm quyền thống trị về kinh tế, vì thế cho nên thống trị cả về mặt chính trị. Không có và không thể có nhà nước của mọi giai cấp,

nhà nước đứng trên mọi giai cấp.

(Lợi ích thống nhất: công nhân, nông dân, trí thức)

Tuy nhiên, quan điểm CNDV lịch sử cho rằng trong chừng mực nào đó, ở các quốc gia có nhiều giai cấp, có nhiều đảng phái họ sẽ đạt được nhiều thỏa thuận nhất định trong việc chia sẽ quyền lực nhà nước.

Mặt khác, CNDV lịch sử cho rằng, khi xem xét bản chất của một nhà nước nào đó thì phải xem rằng đứng đằng sau nhà nước do giai cấp nào, tầng lớp nào, nhóm nào, thậm chí cá nhân nào chi phối, ảnh hưởng đến sức mạnh nhà nước. (CHDCND Triều Tiên, trên 50 năm không có Đại hội: Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật (K.Jangil), Kim Joong Un; CHND Trung Hoa: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân)

Tùy theo gốc độ tiếp cận mà người ta chia chức năng nhà nước thành những nhóm, loại khác nhau. Thông thường người ta chia chức năng nhà nước thành 2 dạng sau:

- Chức năng giai cấp:

Bất cứ một nhà nước nào cũng vậy luôn luôn duy trì sự thống trị của giai cấp mình đối với xã hội. Chức năng này biểu hiện xây dựng, bảo vệ nhất là việc cũng cố cơ quan quyền lực của nhà nước thông qua hệ thống hiến pháp và pháp luật và các công cụ chuyên chính (quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù,…)

Chức năng giai cấp được thể hiện xây dựng đường lối chính trị cũng như mở rộng cơ sở chính trị - xã hội cho sự thống trị giai cấp hoặc lôi kéo, truyền bá cái ảnh hưởng của mình tới các tầng lớp, các giai cấp trung gian đứng về phía mình.

Bất cứ giai cấp nào cũng vậy khi nắm được quyền thống trị chính trị giai cấp đều tìm mọi cách truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp mình đối với toàn xã hội.

- Chức năng xã hội:

Chức năng xã hội thể hiện ở chỗ bất cứ giai cấp nào nắm quyền thống trị xã hội th2i luôn luôn phải duy trì một trật tự hiện hành cũng như quản lý hoạt động chung của xã hội vì sự tồn tại phát triển xã hội, chăm lo những công việc chung của xã hội vỉ lợi ích chung của cộng động và xã hội. Mặt khác, ban hành, điều tiết những chính sách xã hội một cách phù hợp đến lợi ích chung của mọi thành viên. Ngoài ra, chăm lo đến phúc lợi xã hội chung của cộng đồng.

3. Hình thức nhà nước:

Nói đến hình thức nhà nước tức là nói đến cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước có 3 hình thức cơ bản (phương diện) sau:

- Hình thức cầm quyền (chính thể): Có 2 dạng sau:

+ Chính thể quân chủ (nhà nước quân chủ), hình thức này đang xen các hình thức khác, chẳng hạn quân chủ lập hiến (Thái Lan, Campuchia, Malayxia, Nhật Bản, Anh, Hà Lan,…có Thủ tướng, Bộ Trưởng, Vua, Nữ Hoàng) và quân chủ chuyên chế.

+ Chính thể cộng hòa: Bao gồm cộng hòa quí tộc, cộng hòa đại nghị, ngoài ra có cộng hòa tổng thống và cộng hòa lưỡng tính.

- Hình thức cấu trúc lãnh thổ: Hình thức này có 2 dạng sau: + Hình thức nhà nước đơn nhất (Việt Nam, Thái Lan,…)

- Chế độ chính trị: Được thể hiệ 2 dạng: Dân chủ và phản dân chủ

4. Tính tất yếu sự ra đời và tồn tại của nhà nước XHCN

Theo Mác, giai cấp vô sản cũng giống như bất kỳ giai cấp cách mạng nào khác là cũng cần phải có nhà nước – công cụ mạnh mẽ để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới. Mặt khác, trấn áp lại sự phản kháng các giai cấp thống trị bóc lột tuy chúng đã bị đánh đổ rồi nhưng vẫn âm mưu khôi phục lại địa vi kinh tế chính trị đã mất từ chúng, cho nên sự ra đời và tồn tại nhà nước XHCN là một tất yếu khách quan.

Quan điểm của Đảng ta về tính tất yếu và bản chất nhà nước XHCN Việt Nam (VK XI ĐH XI trang 85). Hiện nay Đảng và nhân dân ta đang nổ lực trong việc xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam trên cơ sở là sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo đức, vì vậy ngay sau khi làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến lên CM XHCN. Vì vậy nhà nước nhân chủ nhân dân từng bước tiến dần lên nhà nước XHCN, về bản chất nhà nước này đều thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, hệ thống Hiến pháp, pháp luật cần được xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn và trong thời ký quá độ thì nhà nước ta - nhà nước XHCN Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ những đặc điểm và tính ưu việt nhà nước XHCN. Vì vậy, quá trình này chính là quá trình cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và xác lập đầy đủ 3 quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊ – NIN (Trang 42 -47 )

×