Quan niệm triết học Mác về Giai cấp, dân tộc 1 Khái niệm giai cấp

Một phần của tài liệu Bài giảng Khái quát sự hình thành và phát triển của triết học Mác Lê – Nin (Trang 40 - 42)

1. Khái niệm giai cấp

a. Định nghĩa về giai cấp

Theo Mac “Giai cấp là một phạm trù lịch sử chứ không phải vĩnh viễn (trước Mac thì cho rằng vĩnh viễn); đấu tranh giai cấp sẽ là chuyên chính vô sản => chuyên chính vô sản (sẽ là giai cấp thống trị về kinh tế) => xóa bỏ giai cấp (khi chuyên chính vô sản thành công sẽ giữ vai trò thống trị và nắm về kinh tế). Giai cấp xuất phát từ phạm trù kinh tế.

Lê - nin trong bài báo “Sáng kiến vĩ đại- 1919” định nghĩa về giai cấp: “là những tập đoàn người to lớn có địa vị kinh tế xã hội trong hệ thống sản xuất vật chất xã hội được xác định bằng 3 mối liên hệ (sở hữu tư liệu sản xuất; tổ chức, quản lý; là người được hưởng thụ của cải vật chất do xã hội làm ra) và có thể tước đoạt lao động của tập đoàn người khác”.

nhưng định nghĩa về đấu tranh giai cấp lại viết năm 1903 gửi cho những người nông

dân (có trước giai cấp vì do yếu tố lịch sử cần phải thực hiện đấu tranh giai cấp cho cách mạng Nga năm 1917)

b. Nguồn gốc và điều kiện tồn tại của giai cấp

Để giải quyết vấn đề phải xuất phát từ sản xuất vật chất (vì có sản xuất vật chất mới tách cong người ra khỏi động vật)

Có tư liệu sản xuất xuất

Không có tư liệu sản xuất sản xuất Làm chủ, hưởng nhiều, gc bóc lột làm thuê, hưởng ít, gc bị bóc lột

Bắt đầu phát triển từ lực lượng sản xuất => sản phẩm thặng dư => xã hội nảy sinh những người chiếm hữu giá trị thặng dư này => sự ra đời của chế độ tư hữu, điều này dẫn đến việc phân chia giai cấp trong xã hội; có 2 giai cấp đầu tiên trong lịch sử (chủ nô, nô lệ) => giai cấp nó chỉ là phạm trù lịch sử chứ không phải vĩnh viễn (chỉ ra

đời ở những điều kiện lịch sử nhất định).

Như vậy khi lực lượng sản xuất phát triển đến một giai đoạn là ra được sản phẩm thặng dư tuyệt đối khi đó sẽ không còn tư hữu và sẽ không còn giai cấp (theo quy luật phủ định của phủ định- sẽ quay về xã hội ban đầu nhưng phát triển cao hơn).

- Kết cấu giai cấp:

Không có kết cấu giai cấp chung; phải có 2 giai cấp chính đại diện cho xã hội đó và đối lập nhau về lợi ích cơ bản và những giai cấp tàn dư của xã hội trước để lại và mầm móng của xã hội tương lại, những tầng lớp trung gian.

- Đấu tranh giai cấp:

+ Là một tất yếu khách quan: xuất phát từ bản chất của quan hệ giai cấp (tước

đoạt và bị tước đoạt);

+ Là đấu tranh của những tập đoàn người to lớn đối lập nhau về lợi ích cơ bản; + Là động lực cơ bản thúc đẩy xã hội có giai cấp đối kháng phát triển.

2. Khái niệm về dân tộc

a. Định nghĩa về dân tộc

Những cộng động người trong lịch sử gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc

+ Khái niệm dân tộc nghĩa hẹp: là 1 tộc người, là 1 bộ phận của quốc gia.

+ Khái niệm dân tộc nghĩa rộng: 1 quốc gia, một đất nước, một cộng đồng người có chung lãnh thổ, cộng đồng về kinh tế , văn hóa, ngôn ngữ (theo Mac Lê - nin ) + Nhà nước và pháp luật (thêm vào).

. Cộng đồng về lãnh thổ: chủ quyền về đất (là cái thiêng thiêng của mỗi người

trong cộng đồng), biển và bầu trời

. Cộng đồng về kinh tế: Rất bền vững (chung tài nguyên khoáng sản, lãnh thổ và cùng chung phương thức sản xuất) – là cộng đồng quan trọng nhất;

. Cộng đồng về ngôn ngữ: Phải có ngôn ngữ chính thống của quốc gia;

. Công đồng về văn hóa: Thể hiện rỏ nhất là tâm lý, tính cách của cộng đồng dân tộc hay còn gọi là bản sắc của dân tộc đgl yếu tố đơn nhất (người Anh: lạnh lùng;

b. Sự hình thành dân tộc

Có 3 con đường hình thành dân tộc (2 con đương ở Châu âu và 1 ở Châu Á) - Được hình thành trên cở sở đồng hóa các bộ tộc: gắn liền với giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản gọi là quốc gia dân tộc (diễn ra ở Anh, Ý, các nước Châu âu); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ở các nước Đông âu chủ yếu phát triển từ 1 bộ tộc đi lên, nó gắn liền với nhà nước phong kiến phân quyền cơ sở liên kết của các bộ tộc này trên việc đấu tranh chống sự xâm lược của các thế lực ở bên ngoài (Nam Tư, LX,);

- Diễn ra các nước Châu Á gắn liền với đặc trưng phương thức sản xuất là nông nghiệp, công hữu về ruộng đất của nhà nước phong kiến tập quyền và tính cống nạp cao. Nên đủ sức liên kết lại thành nền kinh tế và đặc điểm do có chiến tranh triền miên nên phải liên kết chống giặc ngoại xâm, ngoài ra liên kết để chống lại thiên tai => tạo thành công đồng người rất vững chắc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khái quát sự hình thành và phát triển của triết học Mác Lê – Nin (Trang 40 - 42)