Quan điểm của lãnh đạo công ty TNHH MTV Quốc Việt

Một phần của tài liệu 138 xây DỰNG và HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN QUỐC VIỆT (Trang 44 - 58)

+ Sứ mệnh: Lãnh đạo công ty xác định sứ mệnh của Quốc Việt là một công ty sản xuất và xây lắp các thiết bị công nghiệp mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng và giá thành tốt nhất, góp phần vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống điện công nghiệp Việt Nam.

+ Tầm nhìn: Xây dựng Quốc Việt thành một nhà sản xuất chất lượng vượt trội, trở thành một nhà cung cấp phân phối thiết bị điện uy tín, phát triển nghiên cứu, phân tích để đưa ra những sản phẩm sáng tạo đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng, với tiêu chí uy tín và chuyên nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu về thiết bị công nghiệp.

+ Gía trị cốt lõi: là các giá trị bền vững làm nên thành công và quy định tính chất, uy tín, thương hiệu của công ty, đó là: công nghệ đi đầu, đổi mới để phát triển, dịch vụ chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu, nhân lực là sức mạnh của công ty, lợi nhuận và tăng trưởng là thước đo của sự thành công, trung thực, chính trực, đạo đức trên mọi phương diện kinh doanh.

2.3.2. Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH MTV Quốc Việt

2.3.2.1. Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty

+ Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng của công ty. + Chú ý phát triển thị trường bán lẻ và thị trường bán buôn. + Tốc độ phát triển bình quân từ 5-10% /năm.

+ Quan tâm đến việc đào tạo và đãi ngộ cán bộ.

Công ty TNHH MTV Quốc Việt phấn đấu trở thành một trong những công ty sản xuất, xây lắp các thiết bị điện công nghiệp hàng đầu Việt Nam.

2.3.2.2. Phân tích của công ty về môi trường kinh doanh bên ngoài * Phân tích môi trường vĩ mô

+ Môi trường kinh tế: Việt Nam đang thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Vì vậy, các khu công nghiệp và các đô thị phát triển một cách nhanh chóng dẫn đến nhu cầu về các thiết bị điện công nghiệp cũng tăng mạnh, hằng năm tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghệp hoạt động trong ngành cơ khí.

+ Môi trường chính trị - pháp luật: Việt Nam hiện nay được xếp vào những nước có nền kinh tế chính trị ổn định nhất. Điều này cho thấy sự ổn định của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, các nhu cầu sẽ được thoả mãn hơn. Đây là các cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và Quốc Việt nói riêng.

Luật doanh nghiệp đã được sửa chữa và bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn, cơ chế thoáng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Đây là một cơ hội cho ngành cũng như cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO, chính sách mở cửa của nhà nước đã đạt đến một bước quan trọng và việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam sẽ tạo nên nhiều cơ hội và thách thức mới cho tất cả các doanh nghiệp trong nước.

+ Môi trường công nghệ: Việt nam hiện nay đang đi theo hướng công nghiệp hóa, đã có thể tự sản xuất nhiều máy móc hiện đại, có tính năng sử dụng cao song có nhiều loại máy móc vẫn phải nhập từ nước ngoài. Và nhất là các phương tiện máy móc cơ giới chuyên dùng cho ngành sản xuất, hầu hết đều phải nhập từ nước ngoài (Nhật Bản là nước có công nghệ cao về lĩnh vực

này). Vì vậy, giá thành của chúng đã cao nay lại càng cao hơn do phải chịu mức thuế nhập khẩu. Với mức giá cao như vậy, nhiều doanh nghiệp không thể tự mua nổi các loại máy móc hiện đại như vậy, mà chỉ có thể mua các máy móc cũ đã qua sử dụng về sửa chữa lại để sử dụng. Do vậy tính cạnh tranh không cao, do các máy móc này dễ hư hỏng và tiêu hao mức nhiên liệu cao hơn các máy mới. Hiện nay, tuy hệ thống vận chuyển và bóc đỡ của công ty là khá nhiều nhưng chủ yếu là các phương tiên lớn. Với chính sách phát triển bán hàng nhỏ lẻ thì công ty cần phải đầu tư thêm các phương tiện vừa và nhỏ nhưng với giá thành cao cũng gây ảnh hưởng đến.

Với tốc độ phát triển của vi tính và mạng máy tính như hiện nay giúp cho công ty nâng cao được khả năng quản lý, mở rộng được hệ thống bán hàng, thông tin liên lạc đa dạng hơn. Việc nâng cao công nghệ sản xuất để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp quốc tế là điều cấp thiết cần được công ty thực hiện ngay. Đây cũng chính là nỗ lực của công ty Quốc Việt, đó là đạt được chứng chỉ thực hành sản xuất với việc xây dựng cơ sở và dây chuyền sản xuất hiện đại.

* Nhân tố môi trường vĩ mô tạo ra cơ hội và thách thức đối với mục tiêu của công ty:

+ Về cơ hội: yếu tố môi trường chính trị và luật pháp trong nước ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển dài hạn, bền vững, thu hút các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Luật pháp và cơ chế ngành ngày càng hoàn thiện, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Nhu cầu về ngành sản xuất thiết bị điện còn có tiềm năng rất lớn ở các thị trường lân cận là Lào và Campuchia, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng đều là những cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và Quốc Việt nói riêng.

+ Về thách thức: bên cạnh những cơ hội còn có một số thách thức như yếu tố về công nghệ, mặc dù Việt Nam đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa đất nước đã có thể tự sản xuất máy móc hiện đại nhưng các phương tiện máy móc chuyên dùng trong sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao vì vậy nhiều doanh nghiệp không có năng lực tài chính để mua các loại máy móc hiện đại nên chỉ có thể mua máy móc cũ, đã qua sử dụng về sửa lại để sử dụng. Do vậy tính cạnh tranh không cao do các máy móc này dễ hư hỏng và tiêu hao nhiên liệu cao hơn máy mới buộc công ty phải tăng các khoản chi phí vào giá thành sản phẩm điều đó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

* Phân tích môi trường vi mô:

+ Khách hàng: Các khách hàng của công ty là công ty bao gồm năm công ty: Công ty lắp đặt và cung cấp dịch vụ điện Cường An, Công ty TNHH Hòa Hưng, Chủ dự án Khu đô thị Hà Phong, Ông Vũ Văn Nam – cơ sở bá buôn lẻ các loại thiết bị điện, Công ty điện lực PIDI. Nhằm tăng cường các quan hệ hợp tác và phát triển, công ty đã tổ chức các hội nghị khách hàng. Đây cũng là cơ hội gặp gỡ giữa các công ty với nhau giúp họ nhận được các ý kiến đóng góp liên quan đến chất lượng sản phẩm để từ đó hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

+ Đối thủ cạnh tranh: Công ty TNHH MTV Quốc Việt kinh doanh chính là các thiết bị điện, các đối thủ cạnh tranh chính của công ty bao gồm: Công ty TNHH kinh doanh thiết bị điện Tiến Phương, Công ty TNHH Tiền Xuân, Công ty TNHH Hùng Hà, Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị điện An Hòa,… Các công ty này là những công ty nhiều kinh nghiệm kinh doanh các loại mặt hàng thiết bị điện công nghiệp trong địa bàn huyện Mê Linh. Họ có tiềm lực tài chính tương đương công ty TNHH Quốc Việt, cụ thể như công ty TNHH Tiền Xuân có địa chỉ tại Phố Yên-Tiền Phong-Mê Linh-

Hà Nội cũng được đánh giá là một công ty lớn, được coi là đối thủ cạnh tranh của công ty Quốc Việt. Nhu cầu về lĩnh vực điện công nghiệp trên thị trường ngày càng nhiều và đa dạng. Do đó, các công ty trong ngành điện luôn gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ. Công ty Quốc Việt cũng không ngoại lệ. Vì thành phố Hà Nội là một trong thành phố lớn nên công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh.

+ Đối thủ tiềm ẩn: Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện tại thì cùng với sự phát triển của kinh tế trong nước cũng như xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nhiều đối thủ tiềm năng có thể xuất hiện và trở thành mối đe dọa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Quốc Việt. Có rất nhiều công ty với quy mô lớn, vừa, nhỏ cùng ngành với lĩnh vực hoạt động của công ty Quốc Việt tập trung ở Hà Nội. Các công ty này ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm dịch vụ. Các công ty này đưa ra giá cả hết sức cạnh tranh và có thể xem là đối thủ tiềm ẩn đáng phải quan tâm của công ty Quốc Việt. Muốn hạn chế được nguy cơ này, công ty Quốc Việt cần có sự phân tích sâu sắc, tìm hiểu, đánh giá, dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh cho hiệu quả.

+ Nhà cung ứng: Công ty có nguồn cung ứng nguyên vật liệu dồi dào từ các công ty liên kết ngay từ khi thành lập, chủ yếu các nhà cung ứng nguyên liệu hiện nay ở thành phố Hà Nội (chủ yếu là công ty Lộc Phát), số lượng các nhà cung ứng nhiều nên việc bị các nhà cung ứng ép giá là không thể, và việc chuyển sang nhà cung ứng khác là rất dễ dàng, năng lực cung cấp hàng của nhà cung ứng khá tốt.

* Nhân tố môi trường vi mô tạo ra cơ hội và thách thức đối với mục tiêu của công ty:

+ Về cơ hội: có thể nói lượng khách hàng của công ty là tương đối nhiều về số lượng, phong phú đa dạng ở nhiều địa bàn khác nhau. Đây cũng là

thế mạnh của công ty Quốc Việt trong lĩnh vực sản xuất và xây lắp các thiết bị điện công nghiệp. Tìm hiểu danh sách khách hàng của công ty ta có thể thấy công ty chú trọng đến nhóm khách hàng là các công ty trong lĩnh vực lắp đặt và cung cấp dịch vụ điện. Đây cũng chính là những khách hàng tiềm năng mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động của công ty phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó công ty có nguồn nguyên vật liệu dồi dào từ nhiều các công ty liên kết. Số lượng các nhà cung ứng nhiều nên việc chuyển sang nhà cung ứng khác là rất dễ dàng cũng là một trong những cơ hội của công ty Quốc Việt. + Về thách thức: ngành sản xuất thiết bị điện đang có một thị phần rất lớn ở trong nước và được khuyến khích phát triển vì vậy công ty Quốc Việt nhận thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành là cao từ phía các đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn.

* Xác định cơ hội và thách thức của công ty TNHH MTV Quốc Việt

Việc lập ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài được xây dựng trên cơ sở đánh giá các cơ hội và thách thức chủ yếu mà môi trường đem đến cho công ty

Bảng 2.2. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài (EFE)

ST T

Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ quan trọng Trọng số Tổng điểm 1 Chính trị ổn định 0.15 3 0.45

2 Các văn bản pháp luật càng hoàn thiện 0.10 3 0.30

3 Xu hướng hội nhập của nền kinh tế 0.05 2 0.10

4 Nhu cầu lĩnh vực điện ngày càng tăng 0.15 3 0.45

5 Công nghệ thông tin phát triển nhanh 0.10 2 0.20

6 Có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng 0.10 2 0.20

7 Cạnh tranh cao từ đối thủ 0.10 3 0.30

8 Đối thủ tiềm ẩn ngày càng phát triển 0.05 2 0.10

9 Giá thành nguyên vật liệu tăng 0.05 2 0.10

10 Có nguồn cung ứng từ các công ty liên kết 0.15 4 0.60

Tổng 1 1-4 2.80

(Nguồn: từ phiếu điều tra của tác giả)

Nhận xét:

Từ bảng 2.2 ta thấy số điểm quan trọng trong tổng cộng là 2.80 (so với mức trung bình là 2.50) cho thấy phản ứng của công ty đối với môi trường bên ngoài là khá nhạy bén. Xét chiều tác động và điểm đánh giá mức tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài trong bảng 2.5 cho thấy những cơ hội và thách thức đang tác động đến công ty Quốc Việt như sau:

* Về cơ hội:

Công ty Quốc việt nhận thấy môi trường chính trị trong nước đang rất ổn định, các văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới ngày càng tăng, nhu cầu về lĩnh vực điện còn lớn, công nghệ thông tin phát triển nhanh là những cơ hội cho công ty hoạt động kinh doanh.

* Về nguy cơ, thách thức:

Tuy nhiên, cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt hơn công ty cần phải chú ý nguy cơ đến từ phía đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn. Sự cạnh tranh khốc liệt có thể dẫn đến thị phần của công ty bị thu hẹp.

2.3.2.3. Phân tích môi trường nội bộ của công ty * Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được ban lãnh đạo công ty Quốc Việt coi là yếu tố cốt lõi và sức mạnh của công ty để thực thi các chiến lược đề ra. Nguồn nhân lược lúc nào cũng là lực lượng quan trọng của sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân sự của công ty Quốc Việt được cụ thể hóa trong bảng sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm 2017 – 2019

ST T

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Tổng số lao động 38 38 34 2. Phân theo trình độ Trên Đại học 4 4 4 Cao đẳng, trung cấp 10 11 10 Lao động phổ thông 24 23 20

3. Phân theo chuyên môn Cán bộ quản lý

4 5 5

Cán bộ kỹ thuật

8 7 6

Công nhân sản xuất

26 26 23

4. Phân theo giới tính Nữ

10 10 11

Nam

28 28 23

5. Phân theo các phòng ban Phòng tài chính-kế toán 3 3 3 Phòng tổ chức hành chính 2 2 2 Phòng kỹ thuật 4 6 6 Xưởng sản xuất 29 27 23 (Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán)

Nhận xét:

Điểm mạnh:

+ Công ty TNHH MTV Quốc Việt là công ty chuyên về sản xuất và gia công các loại mặt hàng tủ điện nên trong quá trình sản xuất sử dụng chủ yếu là máy móc, do vậy số lượng lao động của công ty không nhiều. Năm 2017 và năm 2018 số lao động của công ty là 38 lao động. Năm 2019 thì cắt giảm đi 4 lao động còn lại 34 lao động.

+ Công ty có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. Lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông lành nghề. Qua các năm có sự thay đổi về số lượng nhưng không đáng kể, công ty luôn duy trì chất lượng của mình. Đây có thể coi là một điều kiện thuận lợi và điểm mạnh của công ty Quốc Việt trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến và trong cải tiến kỹ thuật, có nhiều ưu thế trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và hoàn thành kế hoạch sản xuất đúng hạn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, năng xuất lao động tạo ra sản phẩm sẽ nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Điểm yếu:

+ Mặc dù Quốc Việt có sự quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực nhưng mức độ đầu tư còn chưa cao, vì các khóa đào tạo của Quốc Việt còn ít hoặc chưa đạt hiệu quả cao và chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, có những chương trình đào tạo đạt hiệu quả cao thì chính sách giữ chân nhân viên còn khá lỏng lẻo khó có thể giữ chân nhân viên ở lại công ty lâu hơn nên có một

Một phần của tài liệu 138 xây DỰNG và HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN QUỐC VIỆT (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w