Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 138 xây DỰNG và HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN QUỐC VIỆT (Trang 26 - 28)

Nhân tố khách quan là nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố về chính trị, luật pháp, văn hóa - xã hội, công nghệ, kỹ thuật, mức độ cạnh tranh trong ngành,… đều là những yếu tố tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường.

+ Yếu tố chính trị và luật pháp: sự ổn định của hệ thống chính trị của một quốc gia sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp do có sự ổn định hoặc rõ ràng trong việc đưa ra các chính sách giám sát, điều tiết và thực hiện pháp luật. Một quốc gia thường xuyên có bạo động, biểu tình hoặc tranh chấp giữa các phe phái, đảng đối lập sẽ đưa đến rất nhiều nguy cơ cho các doanh nghiệp. Hay sự thay đổi về chính sách ngoại giao của một quốc gia cũng có thể tạo cơ hội thâm nhập thị trường của quốc gia này hay đóng cửa hoàn toàn thị trường trong nước. Sự thay đổi của hệ thống chính trị, luật pháp sẽ dẫn đến những biến động cuả môi trường kinh doanh, tạo cơ hội hoặc thách thức cho các doanh nghiệp.

+ Thực trạng nền kinh tế bao gồm các yếu tố như lạm phát, tỷ giá hối đoái, giá cả, lãi suất, sức mua, tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế,… đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại giảmgiảm chi phí, hạ giá thànhlợi nhuận, khả năng cạnh tranh tăng, ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Các yếu tố văn hóa xã hội: bao gồm các yếu tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan điểm sống, quan điểm thẩm mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức,… ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nắm bắt các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp có sự thích ứng nhanh chóng với yêu cầu của khách hàng, có hoạt động sản xuất hoặc Marketing phù hợp. Ví dụ: trình độ học vấn gia tăng sẽ có thể làm tăng chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, một trong các yếu tố tạo nên lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trên thị trường quốc tế.

+ Mức cạnh tranh trong ngành: Tính chất và mức độ cạnh tranh được quyết định phần lớn bởi đối thủ cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ tốt hơn chắc chắn sẽ giành được lợi thế cao hơn, đồng thời phát triển thị phần hiện có với mức lợi nhuận cao nhất. Tóm lại, sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào thời gian, không gian và việc thực hiện chiến lược. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các nhân tố khách quan khác như yếu tố công nghệ kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 138 xây DỰNG và HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN QUỐC VIỆT (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w