Các nhân tố chủ quan là toàn bộ các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được trong một mức độ nào đó. Các yếu tố chủ quan bao gồm: khả năng tài chính, trình độ quản lý, thiết bị sản xuất công nghệ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, sản phẩm và công nghệ, danh tiếng, thương hiệu, mục tiêu, thái độ của nhà quản trị cấp cao và trình độ chuyên môn,…
+ Khả năng tài chính: Tiềm lực tài chính bao giờ cũng là cơ sở quan trọng để triển khai các chiến lược giải pháp cũng như các kế hoạch triển khai chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược đã xác định. Khi hoạch định chiến lược không thể không chú ý đánh giá và dự báo tiềm lực tài chính. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn và dễ chuyển đổi sẽ có khả năng theo đuổi các chiến lược tăng trưởng khác nhau. Doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp hoặc khó chuyển đổi sẽ ít có khả năng tận dụng các cơ hội xuất hiện trong thời kì chiến lược cụ thể.
+ Nguồn nhân lực được thể hiện qua trình độ chuyên môn, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp biết tận dụng và khai thác cơ hội kinh doanh,… cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến việc đưa ra lựa chọn chiến lược kinh doanh.
+ Nguồn lực vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị do chủ tài sản nắm giữ để sử dụng phục vụ mục đích của
mình, nó bao gồm: kỹ năng quản lý, bí quyết Marketing, danh tiếng, uy tín, thương hiệu, biểu tượng doanh nghiệp và việc sở hữu các quyền và công cụ hợp pháp (quyền sử dụng đất, quyền sáng chế, bản quyền, quyền kinh doanh hay các hợp đồng), có thể là các mỗi quan hệ giữa cá nhân với doanh nghiệp hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội,… tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Hệ thống công nghệ: Kinh doanh là tìm cách thỏa mãn nhu cầu của thị trường, nhưng nhu cầu của thị trường lại thay đổi liên tục cho nên các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngày nay không có một doanh nghiệp sản xuất nào muốn tồn tại và phát triển lại không dựa vào việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển thì càng cho phép các doanh nghiệp sản xuất được nhiều loại hàng hóa phù hợp hơn với những nhu cầu của con người hiện đại. Sự thay đổi của công nghệ ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm, phương pháp sản xuất, nguyên liệu cũng như thái độ ứng xử của người lao động. Yếu tố công nghệ là một trong những yếu tố chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp.
+ Danh tiếng, thương hiệu: Danh tiếng trong thời đại 4.0 chính là vũ khí giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Vì vậy, xây dựng chiến lược danh tiếng bài bản là điều hết sức quan trọng. Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình.
+ Thái độ của nhà quản trị cấp cao và trình độ chuyên môn: Thái độ của nhà quản trị cấp cao ảnh hưởng trực tiếp đến việc chiến lược được hoạch định theo hướng nào. Điều này tác động trực tiếp đến việc thông qua chiến lược đã soạn thảo. Khi nghiên cứu thường tập trung vào thái độ của nhà quản trị cấp cao đối với sự thay đổi quyết định của bản thân họ cũng như thái độ của họ đối với các rủi ro. Trình độ năng lực thực hành và quản trị điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến lựa chọn chiến lược. Nếu đội ngũ các nhà quản trị có chuyên môn cao sẽ có nhận thức sắc bén, nhanh nhạy với lựa chọn chiến lược, ngược lại, nếu họ có chuyên môn kém thường sẽ không quan tâm, không có đủ năng lực phân tích và lựa chọn chiến lược phù hợp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TNHH MTV QUỐC VIỆT