7. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Nội dung vụ án thứ hai
Chia thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo pháp luật Ông Nguyễn Đăng Phước chết năm 1986, không để lại di chúc và bà Nguyễn Thị Liễu (chết năm 2006). Ông Phước và bà Liễu có tạo lập được một thửa đất số 18 tờ bản đồ số 36 tọa lạc tại 34 kiệt 63 Phạm Thị Liên, Huế vào năm 1977. Ông Phước bà Liễu có tất cả 7 người con:
-Nguyễn Thị Thuận, -Nguyễn Đăng Lộc, -Nguyễn Thị Thảo, -Nguyễn Thị Phụng, -Nguyễn Thị Loan, -Nguyễn Đăng Thọ, -Nguyễn Thị Hường.
Sau khi ông Phước chết thì bà Liễu cùng 7 người con đã lập văn bản thỏa thuận ngày 07/01/2004 thống nhất nhượng quyền hưởng di sản thừa kế cho bà Liễu, trên mảnh đất này bà Liễu có xây một ngôi nhà cấp 4 hiện ông Lộc đang quản lý sử dụng. Đến ngày 29/4/2005, bà Liễu được UBND thành phố Huế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 2.194,0m2.
Ngoài ra bà Liễu còn có một ngôi nhà và đất tại 29A, đườngKim Long, thành phố Huế mua từ năm 1954, nhưng do thửa đất này được quy hoạch giải tỏa nên được cấp lại tại Khu quy hoạch định cư ở Kim Long, số 36 đường Nguyễn Phúc Thái với diện tích 105,0 m2
,và được UBND thành phố Huế cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 27/7/2004.
Bà Liễu chết năm 2006. Vì vậy, ngày 02/7/2009 bà Nguyễn Thị Thuận đã làm đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế do bà Liễu để lại.
Tại lời khai ngày 23/12/2009,đơn trình bày ngày 26/11/2009,biên bản đối chất ngày 17/3/2010 và biên bản lấy lời khai ngày 17/11/2010 của bị đơn Nguyễn Đăng Lộc: Về thửa đất tọa lạc tại tờ bản đồ 36, thửa đất số 18, số nhà 34 Kiệt 63 Phạm Thị Liên, phường Kim Long, thành phố Huế. Vào ngày 01/10/1998, bà Nguyễn Thị Liễu đã lập văn bản cho mỗi người con gái lấy chồng (là bà Nguyễn Thị Thuận, bà Nguyễn Thị Phụng, bà Nguyễn Thị Hường) mỗi người 100m2
làm nhà ở; với điều kiện để ở không được bán, chuyển nhượng cho ai. Đồng thời ngày 06/8/2003 bà Liễu cũng đã lập di chúc cho những người con đã lấy chồng mỗi người 100m2
. Phần diện tích đất còn lại là 1.794m2 trong đó có ngôi nhà cấp 4 đã giao cho 3 người con là Nguyễn Đăng Lộc, Nguyễn Đăng Thọ và Nguyễn Thị Thảo (không có chồng) ở và quản lý nhà thờ. Do vậy, việc yêu cầu chia di sản thừa kế phải thực hiện theo di chúc của bà Liễu.
Về thửa đất tọa lạc tại Khu quy hoạch tái định cư Kim Long, số thửa 36, với diện tích 105m2
. Vào ngày 10/12/2004 bà Liễu đã lập văn tự thửa đất này cho ông Nguyễn Đăng Lộc 52,5m2
và ông Nguyễn Đăng Thọ 52,5m2 . Nên ông Lộc cho rằng đất này không còn là di sản thừa kế của bà Liễu và không đồng ý chia di sản này.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận của các bên đương sự, Tòa án đã nhận định và phân chia di sản thừa kế như sau: Diện tích chia theo hiện trạng sử dụng là 2194m2
. Trong đó, ngôi nhà cấp 4 do bà Liễu xây dựng, nay để lại cùng diện tích đất 154,3m2
là tài sản sở hữu chung gồm những người trong hàng thừa kế đồng sở hữu; phần diện tích đất còn lại chia ra 7 phần, mỗi phần có diện tích tương đương 291m2
-Lô 1: Giao cho bà Nguyễn Thị Hường, có diện tích 291,1m2 ; -Lô 2: Giao cho bà Nguyễn Thị Phụng, có diện tích 293,4m2
; -Lô 3: Giao cho ông Nguyễn Đăng Lộc, có diện tích 220,5m2 ; -Lô 4: Giao cho ông Nguyễn Đăng Thọ, có diện tích 221,3m2
; -Lô 5: Giao cho bà Nguyễn Thị Thảo, có diện tích 291,2m2
; -Lô 6: Giao cho bà Nguyễn Thị Loan, có diện tích 290,2m2
; -Lô 7: Giao cho bà Nguyễn Thị Thuận, có diện tích 290,2m2
.
Về chia phần di sản của bà Liễu tại Khu quy hoạch Kim Long tại lô 36, đường Nguyễn Phúc Thái, Kim Long, thành phố Huế. Sau khi xem xét về điều kiện đất ở của các đồng thừa kế, và do phần đất này nằm trong quy hoạch tái định cư, nên chia theo giá trị phần được hưởng tại thời điểm định giá: (105m2
X 1.800.000 đồng: 7 kỷ phần) = 27.000.000đồng. Giao cho ông Nguyễn Đăng Lộc toàn quyền sở hữu sau khi thanh toán giá trị kỷ phần được hưởng cho các đồng thừa kế khác.
Tòa án giải quyết như vậy đúng hay sai?
Thứ nhất, khi bà Liễu chết có đề lại di chúc và hợp đồng tặng cho đất của bà Liễu đối với ông Nguyễn Đăng Thọ, ông Nguyễn Đăng Lộc. Nhưng di chúc và hợp đồng tặng cho này vô hiệu. Do đó, di sản thừa kế của bà Liễu để lại sẽ được chia theo pháp luật. Di sản thừa kế của bà Liễu để lại bao gồm 1 ngôi nhà cấp 4 và 2 thửa đất đó là thửa đất số 36 với diện tích 105,0m2
ở đường Nguyễn Phúc Thái, phườngKim Long thành phố Huế và thửa đất số 18 tờ bản đồ số 36 tọa lạc tại số 34 kiệt 63, đường Phạm Thị Liên, thành phố Huế.
Vì vậy, khi chia di sản thừa kế thì phải chia tất cả các di sản này, nhưng trong quá trình giải quyết Tòa án thành phố Huế chỉ chia di sản là 2 thửa đất chứ không đề cập gì tới ngôi nhà cấp 4 mà bà Liễu để lại là đã bỏ sót.
Thứ hai,vấn đề đáng quan tâm là khi chia di sản thừa kế tại số 34 kiệt 63 Phạm Thị Liên, thành phố Huế chưa đảm bảo sự công bằng giữa các đồng thừa kế làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Cụ thể:
Tòa án nhân dân thành phố Huế đã giao cho các đồng thừa kế sở hữu chung nhà thờ gắn liền với quyền sử dụng đất 154,3m2
. Ngoài ra, các đồng thừa kế là Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Loan mỗi người được chia một lô đất từ trước ra sau có mặt tiền đường kiệt còn các ông Nguyễn Đăng Lộc, Nguyễn Đăng Thọ mỗi người được chia một lô đất nằm phía sau nhà thờ và sử dụng một lối đi chung diện tích là 141,8m2
. Việc phân chia này là không hợp lý vì có người sử dụng đất mặt tiền, có người sử dụng đất mặt sau, nhưng đều tính giá trị quyền sử dụng đất bằng nhau.
Thứ ba, đối với lô đất diện tích 105,0 m2
ở đường Nguyễn Phúc Thái, phường Kim Long thành phố Huế, Tòa án nhân dân thành phố Huế đã quyết định giao cho ông Nguyễn Đăng Lộc toàn quyền quản lý và thanh toán giá trị kỷ phần cho các đồng thừa kế, mỗi người 27.000.000 là không đúng. Vì các đồng thừa kế khác không có sự thỏa thuận là giao cho ông Lộc, hơn nữa Tòa án tuyên thanh toán giá trị kỷ phần là vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 685 Bộ luật dân sự năm 2005 về phân chia di sản thừa kế:
“Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia”.
Như vậy, trong trường hợp này phải để cho những người thừa kế thỏa thuận về việc phân chia di sản, nhưng Tòa án đã quyết định như vậy là không đúng.