Vị trí địa lý và tình hình kinh tế xã hội của thành phố Huế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế xã hội của thành phố Huế

sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quốc..., có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh,thành phố Huế hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên -đô thị - văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.

Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha -Kẻ Bàng) và gần với các thành phố cố đô của các nước trong khu vực.

-Về kinh tế -xã hội của thành phố Huế:

Lĩnh vực du lịch -dịch vụ: Thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, đã tăng về số lượng cũng như về chất lượng. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được tăng cường đầu tư mới. Nhiều khách sạn, khu du lịch được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn liền phong tục tập quán của địa phương để phục vụ du khách trong và ngoài nước đã đưa vào hoạt động. Hàng năm tổ chức lễ hội Festival với nhiều nội dung hoạt động phong phú mang nét bản sắc văn hóa đặc trưng Huế đã tạo nên những hoạt động phong phú đa dạng.

Lĩnh vực thương mại: Các doanh ngiệp đã đầu tư những trung tâm thương mại lớn như: Sài Gòn Coop.Mart, Big C, siêu thị Thuận Thành..., chỉnh trang sắp xếp các cửa hàng, cửa hiệu, hàng hóa phong phú, đa dạng, phương thức kinh doanh được thay đổi, cạnh tranh lành mạnh quan tâm đến tận tay người tiêu dùng.

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố, từ đó các doanh nghiệp phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong 5 năm qua ước đạt 12.020 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 20,9%, giải quyết việc làm cho gần 16.000 lao động.Tổng giá trị hàng xuất khẩu 5 năm ước đạt 155 triệu USD, bình quân tăng hàng năm là 33,0%.

Văn hoá: Đã bảo tồn, phát huy, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đồng thời với việc chăm lo, tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng thụ các giá trị văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng ý thức tự giác giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hóa du lịch, thành phố Festival của Việt Nam, xứng đáng là một thành phố anh hùng, có 02 di sản văn hoá thế giới.

Với những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế xã hội nói trên, thành phố Huế đã trở thành thành phố du lịch nổi tiếng, thu hút được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong nước cũng như quốc tế đến đầu tư, đặc biệt là lượng du khách đến Huế thăm quan ngày một nhiều hơn. Do đó, quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ngày càng có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, tranh chấp quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ngày càng phổ biến và mang tính chất đặc thù.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)