7. Kết cấu của luận văn
1.3. Quá trình phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam
1.3.1. Pháp luật thừa kế của chế độ phong kiến
Chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại qua nhiều thế kỷ và mỗi triều đại điều xây dựng cho mình bộ máy nhà nước và pháp luật để củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Pháp luật phong kiến Việt Nam mang đậm ảnh hưởng của nho giáo lễ nghi và pháp luật là yếu tố cơ bản kết dính các yếu tố khác của nền quân chủ bao gồm quan hệ vua -tôi, vua quan -dân chúng, cơ cấu bộ máy nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự xã hội. Pháp luật phong kiến Việt Nam tiêu biểu là Bộ luật Hồng Đức (1483),
Bộ luật Gia Long (1815); ngoài các bộ luật, các nhà nước phong kiến còn ban hành các chiếu thư, chỉ dụ, lệnh Vua... nội dung các bộ luật điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội trong đó có những quy định về thừa kế (thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật).
Tại Điều 390 Bộ luật Hồng Đức quy định:“Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hỏa trong chúc thư”, quy định này thể hiện mọi người đều có quyền để lại hương hỏa cho con cháu. Trong luật Hồng Đức quy định con trai, con gái, con nuôi đều có quyền thừa kế của cha mẹ.
Nhưng trong Bộ luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai. Điều 388 Bộ luật Gia Long quy định về thừa kế theo di chúc quy định: “Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”. Xét về mặt nội dung thì các quy định về thừa kế của Bộ luật Gia Long và Bộ luật Hồng Đức tương đối chặt chẽ và đầy đủ. Trong các triều đại phong kiến quan hệ về hôn nhân gia đình và thừa kế bị ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng nho giáo đó là trọng nam khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng trong gia đình.
Khi nói đến tài sản trong gia đình, các quy định của pháp luật phong kiến đề lên hàng đầu là điền thổ. Theo quy định tại Điều 374 và Điều 375 của Quốc triều hình luật chỉ đề cập đến điền thổ, hoàn toàn không nói đến các tài sản khác.
Quan hệ thừa kế được quy định trong Bộ luật Hồng Đức chủ yếu là quy định khi cha mẹ còn sống thì không bao giờ nảy sinh việc thừa kế tài sản, vì trong gia đình con cái không có quyền tài sản. Nếu cha hoặc mẹ chết, người còn sống (mẹ hoặc cha) tiếp tục nắm quyền chủ tài sản, do vậy quan hệ thừa kế vẫn chưa thể nảy sinh. Mục đích sâu xa của quan hệ hôn nhân và gia đình phong kiến là duy trì và bảo vệ sự trường tồn của gia đình phụ hệ, của dòng họ tức là lưu truyền dòng dõi và thờ phụng tổ tiên. Nên nhà làm luật phong
kiến coi thừa kế không chỉ là quyền lợi cá nhân mà quan trọng hơn là vì mục đích sâu xa trên. Bởi vậy, thừa kế chỉ phát sinh khi trong gia đình xảy ra một trong hai trường hợp đó là:
- Nếu vợ chồng không có con khi một trong hai người chết, quan hệ thừa kế phát sinh.
-Nếu vợ chồng có con, thì phải đến khi cả hai người đã chết, mới phát sinh quan hệ thừa kế.
So với Bộ luật Hồng Đức, điểm khác ở pháp luật thừa kế của Bộ luật Gia Long là đề cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyền thừa kế của con trai, con gái chỉ có quyền khi một gia đình tuyệt tự. Bộ luật Gia Long không quy định thừa kế của người vợ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực gia đình và tài sản Bộ luật Gia Long vẫn cho phép căn cứ vào “luật cũ” mà xử sự. Quy định này đã bổ khuyết cho pháp luật triều Nguyễn về thừa kế.
Xét về mặt nội dung, các quy định về thừa kế trong Bộ luật Gia Long tương đối chặt chẽ, đầy đủ và đã thừa nhận hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật:
- Về thừa kế theo di chúc: Bộ luật Gia Long khẳng định “Nếu ông bà, cha mẹ đã di chúc chia của thì tôn trưởng cũng không được đi thưa kiện”. Nhưng Bộ luật lại không quy định về thể thức viết di chúc. Về thời điểm mở thừa kế, luật định rằng: “Đang lúc còn để tang cha mẹ mà anh em tách hộ khẩu, chia hẳn gia sản thì phạt 80 trượng”. Căn cứ vào chế độ để tang gia đình, chúng ta có thể thấy thời điểm phát sinh thừa kế theo Bộ luật Gia Long là sau khi để tang cha mẹ 3 năm.
Quy định này thể hiện sự nhất quán từ chế độ để tang, chia thừa kế đến tranh chấp, kiện tụng về gia sản. Bộ Luật Gia Long ghi rõ là sau 5 năm trở lên mới giải quyết thưa kiện về chia gia tài điền sản; trừ trường hợp có văn bản phân chia nộp lên cùng văn tự bán đất có thật thì phải giải quyết, theo đó
người chủ cũ không được chia, không được chuộc. Nghĩa là tài sản đó đã được chuyển quyền, mọi thưa kiện đều không có giá trị.
-Về thừa kế theo pháp luật:
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Gia Long: “Lễ thờ tổ tiên rất coi trọng. Con lớn, nhỏ, dòng đích, dòng nhánh đều là con. Nhưng trước hết phải lập trưởng tử dòng đích. Nếu người này có sự cố gì đó mới lập con kế dòng đích làm trưởng tử”.
Thừa kế tự sản trong gia đình theo thứ tự ưu tiên của Bộ luật Gia Long là trưởng tử dòng đích, nếu trưởng tử chết thì cháu đích tôn thay cha thờ trọng để thờ cúng tổ tiên, đây là trường hợp thừa kế thế vị; con kế dòng đích; con dòng nhánh; lập đích tử trong “chiêu mục tương đương” nếu không có con trai. Theo qui định tại lệ 2 Điều 83 Bộ luật Gia Long thì nếu trong thân thuộc không có người đáng được thừa kế tự sản thì con gái được thừa kế. Nếu người lập tự không bằng lòng với con lập tự hoặc có hiềm khích thì cho phép trình quan ty để lập người khác.
Bộ luật Gia Long quy định về diện và hàng thừa kế chủ yếu là con trai với phần thừa kế bằng nhau. Theo quy định tại lệ 1, Điều 83 Bộ luật Gia Long thì: “Con trai dòng chính, dòng nhánh từ người làm quan có tập ấm, thì trước hãy để con cháu dòng chính thừa kế tài sản. Khi phân chia gia tài, điền sản thì không cần biết là thê, thiếp, nô sinh mà chỉ phải chia đều cho số con”. Nếu tôn trưởng chia gia tài không đồng đều thì xử từ 20 roi đến 100 trượng.
Như vậy, Bộ luật Gia Long không ghi nhận quyền thừa kế của con gái như Bộ luật Hồng Đức nhưng cũng không có quy định nào cấm con gái được hưởng thừa kế. Việc con gái có được hưởng thừa kế hay không, các nhà làm luật triều Nguyễn để dành cho phong tục tập quán của từng địa phương hoặc sự thỏa thuận trong nội bộ gia đình.
kỳ (1931); Bộ Hoàn Việt Trung kỳ hộ luật (1936). Các bộ luật này đều quy định hai hình thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Theo Điều 310 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “Của thừa kế truyền lại cho ai là do ý muốn của người mệnh một hoặc do pháp luật quy định, sự thừa kế chỉ bắt đầu từ lúc người để lại thừa kế chết”.
Pháp luật cũng tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người để lại thừa kế, nếu không có di chúc thì mới chia theo pháp luật. Chủ thể lập di chúc được quy định tại Điều 321 Bộ Dân luật Bắc kỳ, Điều 313 Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật là người đã thành niên hoặc đã thoát quyền và có trí khôn thì có tư cách lập di chúc. Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế của một hoặc nhiều người được thừa kế tài sản của mình. Về hình thức di chúc được quy định là phải lập thành văn bản có viên chức thị thực và phải có hai người thành niên làm chứng nếu người lập di chúc không tự viết mà đọc cho người khác viết hộ. Bên cạnh các quy định về nội dung di chúc, trong Bộ Dân luật Bắc kỳ và Bộ Hoàng Việt trung kỳ hộ luật còn quy định về việc hủy bỏ di chúc, sự thất hiệu của di chúc hoặc hương hỏa.
Về thừa kế theo pháp luật cũng được quy định trong Bộ Dân luật Bắc kỳ (từ Điều 337 đến Điều 343) và Bộ Hoàng Việt trung kỳ hộ luật (từ Điều 332 đến Điều 338). Theo Điều 388 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: “Những di sản không có chúc thư, thì truyền sang cho con người mệnh một, con trai, con gái đều được chia bằng nhau...”. Một người chết mà không làm di chúc thì di sản được chia cho tất cả các con không phân biệt trai gái và có quy định về hàng thừa kế theo pháp luật.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1958
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Song song với việc củng cố chính quyền còn non trẻ, đối phó với rất nhiều vấn đề phức tạp về chính trị, văn hóa, xã hội... Pháp luật của chế độ
mới cũng được hình thành và phát triển, trong đó quyền thừa kế của nông dân cũng được coi trọng. Pháp luật thừa kế của Nhà nước ta đã xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến trong quan hệ thừa kế và thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình... loại bỏ tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền lợi cho người vợ góa chồng đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản của chồng và người con gái đã kết hôn.
Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945,đã cho phép áp dụng sắc lệnh của chế độ cũ, trong đó có những quy định về quyền thừa kế, ngoại trừ những điều khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do thời điểm lịch sử lúc đó chưa cho phép chúng ta xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản pháp luật. Đặc biệt, Sắc lệnh số 97-SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật (do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, chiếu theo sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 tạm giữ những luật lệ hiện hành ở Việt Nam) để thực thi cho đến khi ban hành những bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh số 97-SL quy định những nguyên tắc cơ bản được coi là nền tảng cho việc xây dựng pháp luật dân sự sau này, trong đó có luật hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản. Các nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận đó là: quyền bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình, vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền hưởng di sản của cha, mẹ; người chồng góa hay người vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thành tài sản chung; quyền nhận hay không nhận di sản thừa kế của người là con cháu hoặc vợ hay chồng của người chết được bảo hộ; các chủ nợ của người chết không có quyền đòi nợ quá số di sản của người đó để lại.
Những nội dung trên của Sắc lệnh số 97-SL đã cụ thể hóa Điều 19 Hiến pháp năm 1946: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương
diện” và Điều 12 Hiến pháp năm 1946, quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Như vậy, những quy định trong Sắc lệnh số 97-SL là tư tưởng chỉ đạo trong pháp luật dân sự nói chung và của pháp luật thừa kế nói riêng trong suốt thời gian dài cho đến khi pháp lệnh thừa kế năm 1990 ra đời.
Trong giai đoạn này, để hướng dẫn Tòa án các cấp giải quyết thống nhất trong việc giải quyết những tranh chấp về thừa kế, căn cứ vào những quy định của Hiến pháp năm 1946 và tinh thần của Sắc lệnh số 97-SL, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1742-BNC ngày 18 tháng 9 năm 1956 quy định rõ vợ hoặc chồng của người chết có quyền thừa kế ngang với các con; vợ lẽ và con nuôi chính thức của người để lại di sản có quyền thừa kế như vợ cả và con đẻ của người đó. Vợ góa của người để lại di sản kể cả vợ lẽ đều có quyền thừa kế di sản của chồng và hưởng phần di sản ngang nhau với các thừa kế cùng hàng khác. Quy định này đã củng cố thêm nguyên tắc “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”.
1.3.3. Giai đoạn từ 1959 đến 1979
Giai đoạn này với sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 đã công nhận vấn đề thừa kế thành nguyên tắc và Điều 19 quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật, bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi”.
Tại Điều 14, Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân đồng thời pháp luật bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhận hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác, quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân được bảo đảm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu xét xử trong giai đoạn này, Tòa án nhân dân Tối cao trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó đã ban hành Thông tư số 594-NCPL ngày 27 tháng 8 năm 1968 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế và đã quy định quyền bình đẳng nam, nữ trong việc hưởng di sản; các con của người chết không phân biệt giới tính, trẻ già, có năng lực hành vi hay không có năng lực hành vi dân sự đều được hưởng phần di sản ngang nhau; vợ hoặc chồng của người để lại di sản được thừa kế ở hàng thứ nhất cùng với các con của người đó. Ngày 02 tháng 8 năm 1973 Tòa án Tối cao đã ban hành Thông tư số 02 TATC để hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản liệt sĩ.
1.3.4. Giai đoạn từ 1980 đến 2004
Điều 27 và Điều 19 Hiến pháp năm 1980 ghi nhận:
“Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” và “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Như vậy, khác với những quy định của pháp luật trước đó, cá nhân không còn quyền sở hữu đối với đất đai, kể từ ngày Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực thi hành. Do đó, di sản thừa kế của công dân trong giai đoạn này không còn tài sản là đất đai. Từ quy định này, quyền sở hữu của công dân chỉ giới hạn trong phạm vi các tài sản như thu nhập hợp pháp, của cải để dành,