Giai đoạn từ 1959 đến 1979

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 31 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Giai đoạn từ 1959 đến 1979

Giai đoạn này với sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 đã công nhận vấn đề thừa kế thành nguyên tắc và Điều 19 quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật, bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi”.

Tại Điều 14, Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân đồng thời pháp luật bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhận hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác, quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân được bảo đảm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu xét xử trong giai đoạn này, Tòa án nhân dân Tối cao trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó đã ban hành Thông tư số 594-NCPL ngày 27 tháng 8 năm 1968 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế và đã quy định quyền bình đẳng nam, nữ trong việc hưởng di sản; các con của người chết không phân biệt giới tính, trẻ già, có năng lực hành vi hay không có năng lực hành vi dân sự đều được hưởng phần di sản ngang nhau; vợ hoặc chồng của người để lại di sản được thừa kế ở hàng thứ nhất cùng với các con của người đó. Ngày 02 tháng 8 năm 1973 Tòa án Tối cao đã ban hành Thông tư số 02 TATC để hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản liệt sĩ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)