Di chúc và thừa kế theo di chúc về quyền sử dụng đất ở và nhà ở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Di chúc và thừa kế theo di chúc về quyền sử dụng đất ở và nhà ở

đất ở và nhà ở gắn liền với đất

2.1.1. Di chúc và thừa kế theo di chúc về quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đấ ở gắn liền với đấ

Di chúc hay còn được gọi là chúc thư do cá nhân còn sống tự nguyện lập ra với mục đích dịch chuyển tài sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của mình cho người còn sống khác sau khi người lập di chúc chết. Người lập di chúc dựa vào ý chí và tình cảm của mình, định đoạt cho người khác được hưởng quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất sau khi qua đời. Việc chuyển dịch tài sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất cho người khác hưởng sau khi chết đã phản ánh tính độc lập và tự định đoạt của người lập di chúc.

Theo Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết. Sự bày tỏ ý chí này được thể hiện, hoặc bằng giấy tờ, hoặc bằng lời nói miệng, thường là lời dặn dò, lời trăn trối khi hấp hối. Hành vi bày tỏ ý chí này bằng giấy tờ, hoặc bằng miệng (bằng lời nói) gọi là lập di chúc. Việc chuyển tài sản của người quá cố cho người khác sau khi người đó chết căn cứ theo di chúc của người đó lập ra khi còn sống gọi là thừa kế theo di chúc.

Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo di chúc được xác định do ý chí của người có di sản, nên phạm vi những người được hưởng di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo di chúc rộng hơn rất nhiều so với phạm vi những người được hưởng di sản theo pháp luật. Người thừa kế theo di chúc có thể là người thừa kế theo pháp luật hoặc không thuộc diện thừa kế theo luật của người để lại di sản. Pháp luật không quy định phạm vi những người được hưởng thừa kế theo di chúc. Việc được hưởng di sản của người chết theo di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ để lại cho những người thừa kế. Phần di sản mà mỗi một người thừa kế được hưởng theo di chúc có thể bằng nhau, nhiều hơn hoặc ít hơn, điều này tùy thuộc vào việc phân định di sản của người lập di chúc. Người được chỉ định thừa kế theo di chúc có thể được hưởng toàn bộ khối di sản quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất của người chết để lại.

Vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005, Luật đất đai năm 2003 và Luật nhà ở năm 2005 thì cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt cho người thừa kế được hưởng quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất của mình sau khi chết. Khi để lại di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể lập di chúc, quyền tự do định đoạt ý chí, nội dung của di chúc không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội và hình thức của di chúc phải tuân theo những qui định của pháp luật.

Đối với thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất, bao gồm:

Thứ nhất, nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, đây là một loại tài sản đặc biệt,là tư liệu sinh hoạt, do đó,việc định đoạt tài sản này cũng tương tự như việc định đoạt các loại tài sản khác.

Nếu vợ hoặc chồng để lại thừa kế nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất, thì có quyền định đoạt một phần hai ngôi nhà gắn liền với đất hoặc giá trị tài sản đó cho một hoặc nhiều người thừa kế. Nếu di chúc hợp pháp thì một phần hai nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất đó là di sản thừa kế,người được chỉ định thừa kế theo di chúc được hưởng và trở thành chủ sở hữu của phần diện tích nhà ở gắn liền với đất. Nếu trường hợp nhà ở gắn liền với đất không thể phân chia được, vì nhà và đất có diện tích quá bé, nằm trong khu quy hoạch không được tách thửa, do cấu trúc xây dựng hoặc để đảm bảo an toàn... nếu chia sẽ không giữ nguyên được tính năng sử dụng ban đầu. Trong trường hợp này cần xác định giá trị nhà ở gắn liền với đất thành tiền và bên thừa kế nào tiếp tục sử dụng nhà ở gắn liền với đất phải thanh toán cho những người thừa kế còn lại giá trị mà họ được thừa kế.

Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì khi người chết để lại di chúc phần di sản hợp pháp của mình cho người thừa kế toàn bộ phần di sản của mình hoặc một phần tùy theo nội dung của di chúc. Trong đó có phần di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, nên khi tiến hành chia di sản thừa kế cần xem xét nhu cầu thiết yếu về chỗ ở; cần chú trọng quyền lợi chính đáng cho vợ hoặc chồng, nhất là quyền lợi của các con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Thứ hai, với tư cách đồng sở hữu chung hợp nhất đối với nhà ở gắn liền với đất (do vợ chồng cùng tạo dựng từ tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, do được thừa kế chung theo di chúc, do được tặng cho chung, do mua), vợ chồng có quyền cùng lập di chúc để định đoạt tài sản chung. Theo qui định tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005, với tư cách đồng sở hữu tài sản chung hợp nhất đối với nhà ở gắn liền với đất, vợ chồng cùng lập di chúc chung để định đoạt cho người thừa kế. Trên cơ sở xác định tài sản chung của

vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung phải dựa trên sự nhất trí của vợ, chồng. Theo đó, vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Tuy nhiên, việc lập di chúc chung cũng phải dựa trên cơ sở tự nguyện, thống nhất ý chí của cả vợ, chồng. Nếu vợ - chồng không thống nhất được ý chí chung, thì họ vẫn có thể lập di chúc riêng. Mỗi người được quyền lập di chúc để định đoạt một nửa khối tài sản chung hợp nhất của vợ - chồng và những tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)