Các quy định pháp luật về thừa kế theo pháp luật quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Các quy định pháp luật về thừa kế theo pháp luật quyền sử dụng đất

dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất

Pháp luật thừa kế Việt Nam cũng như pháp luật thừa kế các nước trên thế giới đều quy định hai hình thức thừa kế cơ bản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là chia di sản thừa kế cho người thừa kế theo sự định đoạt trong di chúc của người có di sản và người thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai. Còn thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản và hình thức thừa kế do pháp luật quy định.

Tại Điều 764 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Khác với thừa kế theo di chúc, người thừa kế có thể là một hoặc nhiều cá nhân, một hay nhiều tổ chức; nhưng thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân. Theo phương thức này, người thừa kế theo pháp luật về quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất là những người có một trong ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người đã chết. Những người ngày chỉ được hưởngthừa kế với những điều kiện sau:

-Còn sống vào thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết (trừ trường hợp có người thừa kế thế vị).

-Sinh ra và còn sống sau khi người có tài sản chết nhưng đã thành thai trước khi người đó chết.

- Không thực hiện những hành vi mà pháp luật quy định không được hưởng di sản đã được quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005.

Thừa kế theo pháp luật quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất là việc phân chia các loại di sản trên cho người thừa kế theo ý chí của nhà nước do pháp luật quy định. Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo pháp luật cũng phải tuân thủ nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế và phát sinh trong những trường hợp được qui định tại Điều 675 Bộ luật dân sự

năm 2005 là người chết không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Và theo qui định tại khoản 2 Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, thừa kế theo di chúc của quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất là nhằm chuyển tài sản này của người để lại di sản cho người thừa kế theo sự định đoạt ý chí của người lập di chúc, còn thừa kế theo pháp luật của quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất là việc phân chia di sản cho người thừa kế theo ý chí của Nhà nước.

Những người có quyền thừa kế theo pháp luật dựa trên ba mối quan hệ giữa người thuộc diện thừa kế với người để lại di sản. Nhưng theo quy định của pháp luật dân sự thì không phải tất cả những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản của người được nhận di sản thừa kế phụ thuộc vào vị trí hàng thừa kế, mỗi suất thừa kế theo pháp luật của người cùng hàng là ngang nhau.

Về người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005, như sau:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Xác định người có quyền thừa kế hay không có quyền thừa kế theo pháp luật là xác định chủ thể tham gia vào quan hệ thừa kế. Điều kiện người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản. Căn cứ vào mối quan hệ giữa người chết với những người khác, điều luật đã xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật được xác định trên quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ huyết thống với người để lại di sản cho tới thời điểm mở thừa kế và người đó phải là người có quyền hưởng di sản, cụ thể:

Về quan hệ hôn nhân, là quan hệ giữa vợ chồng được xác lập thông qua việc kết hôn hợp pháp hay trong trường hợp kết hôn thực tế được pháp luật công nhận. Đây là sự kiện làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trong đó, quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng được xác định và bảo vệ. Theo mối quan hệ về hôn nhân thì người thừa kế theo pháp luật của người chết là vợ hay chồng của người đó [02;tr 107].

Về quan hệ nuôi dưỡng, là quan hệ được xác lập thông qua việc nhận nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi phải được đăng ký và làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, pháp luật về nuôi con nuôi và pháp luật về hộ tịch. Người được nhận nuôi là con nuôi hợp pháp của người nhận nuôi, khi việc nhận nuôi con nuôi đã hoàn thành các thủ tục theo luật định. Đối với những trường hợp nhận nuôi con nuôi xảy ra trước ngày Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986 có hiệu lực pháp luật thì dù chưa tuân thủ các thủ tục do pháp luật về hộ tịch trước đây quy định nhưng vẫn được thừa nhận và người được nhận nuôi là con nuôi thực tế của người nhận nuôi, nếu giữa người nhận nuôi với người được nhận nuôi yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như con đẻ và được mọi người thừa nhận.

Về quan hệ huyết thống, là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc bàng hệ được xác định thông qua sự kiện sinh đẻ. Những người thừa kế di sản được xác định từ quan hệ huyết thống trực hệ bao gồm: Các cụ, ông, bà, cha đẻ, mẹ đẻ và các con của người chết. Phạm vi những người thừa kế di sản được xác định từ quan hệ huyết thống bàng hệ bao gồm: Anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột gọi người chết là cụ. Phạm vi những người thừa kế di sản được xác định thông qua các mối quan hệ nói trên được quy định thành từng hàng thừa kế theo trật tự người nào có quan hệ gần gũi hơn với người chết sẽ đứng ở hàng thừa kế trước[02; tr 108].

Quan hệ giữa những người trong hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Khi người chết để lại di sản thừa kế, trong đó có quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất thì khi chia di sản này cho các đồng thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất nên chia như thế nào? Trong hàng thừa kế này có hai mối quan hệ

của những người được hưởng di sản thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất của nhau:

Thứ nhất, quan hệ thừa kế giữa vợ, chồng vào thời điểm một bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại, thì người còn sống là người thừa kế di sản của người đã chết. Khi giải quyết di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất giữa vợ và chồng cần chú ý đến một số lưu ý về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác được quy định tại Điều 680 Bộ luật dân sự năm 2005 và một số điểm lưu ý khác sau: nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó được tiến hành trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc (ngày công bố luật hôn nhân gia đình năm 1959) và trước ngày 25/8/1977 ở miền Nam (ngày công bố văn bản pháp luật áp dụng chung trong cả nước), thì khi người chồng chết trước, tất cả những người vợ (nếu còn sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, người chồng cũng là người thừa kế ở hàng thứ nhất của một trong những người vợ chết trước; đối với trường hợp người tập kết tuy không có án ly hôn với người ở trong Nam nhưng họ đã công khai lấy vợ lấy chồng khác, đã chung sống thực sự với nhau, được mọi người thừa nhận kể cả có đăng ký hoặc không có đăng ký kết hôn, nếu có tranh chấp thì cũng được giải quyết theo đường lối, phương châm, phương pháp và thủ tục giống như loại có bản án ly hôn (Thông tư số 60/TATC ngày 22 tháng 02 năm 1978 của Tòa án nhân dân Tối cao về hướng dẫn giải quyết các việc cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác). Trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn, sau đó quay lại sống chung mà cuộc sống chung đó không được đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thì họ không được thừa nhận là vợ, chồng và họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau; trường hợp hôn nhân không có đăng ký kết hôn, nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế, thì quan hệ vợ

chồng vẫn được thừa nhận, và họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau. Thứ hai, quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con: Cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Vì vậy, cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người con của mình. Ngược lại, người con trong hay ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha, mẹ mình. Về cha nuôi, mẹ nuôi của một người là người đã nhận người đó làm con nuôi của mình theo quy định của pháp luật. Cha nuôi, mẹ nuôi là người thừa kế hàng thứ nhất của con nuôi và ngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha, mẹ nuôi của mình. Trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký theo quy định của pháp luật, thì cha, mẹ nuôi, con nuôi chỉ được thừa kế của nhau nếu được công nhận là con nuôi thực tế.

Người để lại di sản thừa kế trong đó có quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nhưng do không có di chúc nên phần di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất không biết chia cho ai? Trên thực tế việc chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất đã gặp rất nhiều khó khăn, vì khi người để lại di sản chết nhưng những người trong hàng thừa kế là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi đều có nhu cầu về nhà ở, nếu đem di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ra để chia thì buộc phải bán để quy đổi thành tiền để chia. Do đó, khi chia loại di sản này cần chú ý đến nhu cầu nhà ở của những người được thừa kế để có phương án chia di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất phù hợp với thực tế đảm bảo được sự đoàn kết, gắn bó các thành viên trong gia đình, giữ được nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất qua thực trạng tại thành phố Huế

2.3.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế -xã hội của thành phố Huế-Về vị trí địa lý: Thành phố Huế (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) nằm ở vị -Về vị trí địa lý: Thành phố Huế (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc -Nam của các tuyến đường bộ, đường

sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quốc..., có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh,thành phố Huế hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên -đô thị - văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.

Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha -Kẻ Bàng) và gần với các thành phố cố đô của các nước trong khu vực.

-Về kinh tế -xã hội của thành phố Huế:

Lĩnh vực du lịch -dịch vụ: Thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, đã tăng về số lượng cũng như về chất lượng. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được tăng cường đầu tư mới. Nhiều khách sạn, khu du lịch được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn liền phong tục tập quán của địa phương để phục vụ du khách trong và ngoài nước đã đưa vào hoạt động. Hàng năm tổ chức lễ hội Festival với nhiều

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)