Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 53 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà

Thành phố Huế là thành phố Festival và là trung tâm chính trị văn hóa xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi tập trung số lượng lớn các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, các cơ sở tôn giáo và là tâm điểm của khách du lịch trong và ngoài nước, tập trung nhiều sinh viên từ các nơi đến học tập.

Với đặc điểm như trên nên tại địa bàn thành phố Huế bên cạnh sự gia tăng của các án hình sự thì các tranh chấp về dân sự cũng khá phổ biến. Theo số liệu báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Huế qua các năm đã khẳng định rằng: Hàng năm Tòa án nhân dân thành phố Huế phải giải quyết một số lượng lớn các loại vụ án; trong đó, chiếm hơn 50% số lượng án của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiều vụ án phức tạp, nổi cộm được dư luận quan tâm. Mặc dù vậy, Tòa án nhân dân thành phố Huế vẫn hoàn thành xuất sắc khối lượng công việc rất lớn như vậy. Bảng số liệu sau đây đã nói lên điều đó:

Bảng 2.2: Tổng số vụ án Tòa án nhân dân thành phố Huế giải quyết từ năm 2005 đến năm 2010 Năm Vụ án 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Tổng số vụ án đang thụ lý 615 740 850 807 806 839 4.657 Tổng số vụ án đã giải quyết 598 722 836 714 696 784 4.350 Tỷ lệ giải quyết 95,6% 97,56% 98,35% 88,47% 86,35% 93,4% 93,40% (Nguồn: Rút từ báo cáo hoạt động Tòa án nhân dân thành phố Huế) Theo Bảng số liệu (Bảng 2.2) tổng hợp các loại án từ năm 2005 đến 2010 mà Tòa án nhân dân thành phố Huế thụ lý,giải quyết, qua đó có thể thấy lượng án mà Tòa án thụ lý rất lớn và tăng theo từng năm (trong 6 năm thụ lý 4.657 vụ án). Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo, quan tâm của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho tăng cường Thẩm phán và Thư ký từ Tòa án các huyện lên Tòa án thành phố Huế.Đặc biệt, là sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ Thẩm phán, Thư ký và cán bộ của Tòa án nhân dân thành phố Huế nên công tác xét xử luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra (trong 6 năm đã giải quyết được 4.350 vụ án). Tỷ lệ giải quyết vụ án trung bình qua các năm đều đạt trên 90%

so với vụ án đã thụ lý, từ năm 2005 đến 2010 tỷ lệ giải quyết đạt 93,40% (năm cao nhất là 98,56% và năm có tỷ lệ giải quyết thấp nhất là 86,35%).

Về giải quyết án dân sự, hàng năm Tòa án nhân dân thành phố Huế đã thụ lý và giải quyết một khối lượng khá lớn các vụ án dân sự mà chủ yếu là về các lĩnh vực nhà đất, thừa kế, hợp đồng vay tài sản. Cụ thể ở Bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.3: Số vụ án dân sự Tòa án nhân dân thành phố Huế giải quyết từ năm 2005 đến năm 2010

Năm

Vụ án 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Tổng số vụ án dân sự thụ lý 156 241 346 268 246 235 1.492 Tổng số vụ án dân sự giải quyết 139 229 338 217 190 214 1.327

Tỷ lệ 89% 95% 98% 81% 77% 91% 89%

(Nguồn: Rút từ báo cáo hoạt động Tòa án nhân dân thành phố Huế)

Căn cứ bảng thống kê chúng ta thấy số lượng vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân thành phố Huế đã thụ lý trong 6 năm là 1.492 vụ và Tòa án đã giải quyết được 1.327 vụ, đây là một tỷ lệ giải quyết khá cao. Có thể nói rằng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Huế đã có sự phấn đấu, nổ lực rất lớn để hoàn thành nhiệm vụ. Án dân sự có chiều hướng giảm so với những năm gần đây. Cụ thể: Năm 2008 thụ lý 268 vụ, năm 2009 thụ lý 246 vụ, năm 2010 thụ lý 235 vụ. So với những vụ án Tòa án đã thụ lý thì số lượng vụ án mà Tòa án đã giải quyết có chiều hướng gia tăng, điều đó đã chứng minh sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, Thư ký của Tòa án nhân dân thành phố Huế.

Số vụ án dân sự trong 6 năm chiếm 32% của tổng số vụ án mà Tòa án thụ lý giải quyết, án dân sự thường phức tạp như đơn kiện không đúng chủ thể, chứng cứ không đầy đủ nên tỷ lệ giải quyết án cũng thấp hơn so với các loại án khác, từ năm 2005 đến 2010 tỷ lệ giải quyết án của Tòa án nhân dân

thành phố Huế đạt 93,40%,riêng án dân sự giải quyết chỉ đạt 89%,năm 2009 chỉ giải quyết đạt 77%.

Đặc biệt, năm 2010, Tòa án nhân dân thành phố Huế đã giải quyết án dân sự khá cao: Thụ lý 235 vụ việc, giải quyết 214 vụ việc đạt tỷ lệ 91,06%. Trong đó: Hòa giải thành: 35 vụ việc, đạt tỷ lệ: 16,3% trên số án giải quyết. Thực hiện các ủy thác tư pháp: 4/4 việc, đạt 100%. Các quan hệ pháp luật tranh chấp chủ yếu về nhà đất, thừa kế, hợp đồng vay tài sản. Số vụ án, quyết định bị hủy: 2 bản án, 1 quyết định. Trong đó: số án bị hũy do sai: 1 vụ; số quyết định bị hũy do sai: 1 quyết định. Số bản án và quyết định bị hũy do sai: 1,5 vụ, chiếm tỷ lệ 0,7%; số bản án, quyết định bị sửa do sai là: 7 vụ, tỷ lệ 3,27%; án quá hạn luật định: 4 vụ, chiếm 1,7%. Nguyên nhân án bị hủy sửa là do bản thân các vụ việc phức tạp, việc nhận thức các quy định của pháp luật không đầy đủ hoặc sai nên vận dụng không chính xác. Về nguyên nhân án quá hạn luật định là do đương sự cố tình trốn tránh không đến tham gia tố tụng theo giấy triệu tập của Tòa án, một số bị đơn bỏ đi không rõ địa chỉ, việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn do một số cơ quan liên quan thiếu sự quan tâm phối hợp, một số vụ việc cần chờ đợi kết quả giải quyết trước của các cơ quan khác, một số vụ án phức tạp trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ cần xin ý kiến của cấp trên.

Trong số các vụ án dân sự mà Tòa án đã thụ lý thì các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở, nhà ở gắn liền với đất cũng chiếm một tỷ lệ khá cao, được thể hiện qua bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.4: Số vụ tranh chấp thừa kế nhà,đất Tòa án nhân dân thành phố Huế giải quyết từ 2005 đến 2010

Năm

Vụ án 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng

Tổng số vụ án dân sự thụ lý 156 241 346 268 246 235 1.492 Số vụ án tranh chấp thừa kế

nhà,đất 105 170 253 187 198 129 1.042

Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất hiện nay là loại việc khó, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung. Vì quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ở là những tài sản có giá trị lớn về kinh tế, đồng thời còn là chốn cư trú của các gia đình, theo phong tục của người Việt Nam thì “an cư mới lập nghiệp”. Theo qui định của pháp luật về đất đai thì cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất ở lâu dài. Đất ở là đất được sử dụng vào việc xây dựng nhà ở, theo đó quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất là những loại tài sản có giá trị không những về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội và thuộc quyền sở hữu của người có nhà ở trên diện tích đất ở. Cũng như các loại tài sản thông thường khác, người có tài sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất có quyền lập di chúc định đoạt nhà ở và diện tích đất ở cho người khác thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo qui định của pháp luật thì người thừa kế không cần phải thỏa mãn các điều kiện thừa kế các loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp… Vì vậy, tranh chấp về các loại di sản thừa kế này thường phát sinh những vấn đề phức tạp giữa những người thân thích của người để lại di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo di chúc với những người không có bất kỳ mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng nào với người lập di chúc định đoạt các loại tài sản này. Về thừa kế theo pháp luật nhà ở và đất ở cũng thường phát sinh tranh chấp nhưng ở mức độ không bị tác động mạnh về mặt tâm lý dẫn đến bức xúc giữa những người có quyền thừa kế theo pháp luật những loại tài sản này.

Trong thực tế xét xử, giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất đều đạt tỷ lệ không cao như giải quyết các loại án khác là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:

đất đai, dẫn đến đường lối giải quyết các tranh chấp thừa kế liên quan đến nhà, đất không ổn định. Mỗi lần pháp luật có sự sửa đổi lớn gây ra những lúng túng và sự khác biệt trong quan điểm giải quyết giữa các ngành, giữa các thẩm phán. Hậu quả của sự lúng túng, không thống nhất là một số bản án bị cải, sửa, hủy. Mặt khác, pháp luật nhất là pháp luật tố tụng chưa đầy đủ, cụ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến sai sót khi xét xử.

Trên địa bàn thành phố Huế ngoài các quy định pháp luật chung về dân sự, đất đai, nhà ở thì việc quy định riêng về quy hoạch nhà -vườn, về diện tích cho phép tách thửa, quy định về 4 phường nội thành không cho tách thửa dưới 200m2... cũng là một trong những khó khăn khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất. Khi di sản thừa kế được chia nhưng nằm trong quy hoạch nhà vườn thì không được tách thửa và như vậy chỉ có thể chia thừa kế khi bán di sản đó, nhưng việc bán một di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất được quy hoạch làm nhà vườn thì có giá trị rất lớn do đó không dễ dàng bán được, nên dù bản án có hiệu lực pháp luật nhưng thực thi lại rất khó. Trường hợp di sản quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nằm trong khu vực 4 phường nội thành cũng tương tự như vậy.

Ví dụ: Ông A và bà B có hai người con là C, D; ông A, bà B để lại di chúc cho hai con là C, D 300m 2

nằm trong khu vực nội thành, trong di chúc có ghi cho C 150m2, D 150m2 quyền sử dụng đất ở và chỉ được làm nhà ở không được bán. Trong trường hợp này để chia thừa kế theo di chúc gặp khó khăn vì đất ở khu vực này không được trách thửa có diện tích đất ở dưới 200m2. Dẫn đến C, D chỉ được làm nhà ở chung trên diện tích 300m2 đã được thừa kế.

Ngoài ra, khi giải quyết những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất gặp không ít khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, lấy lời khai của các đương sự. Tuy vậy, trong quá trình thụ lý các Thẩm

phán đã kiên trì hòa giải, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên đương sự, tạo điều kiện cho tự thỏa thuận theo đúng quy định pháp luật nên đã hạn chế phần nào các mâu thuẫn trong nội bộ gia đình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (Qua thực tiễn tại thành phố Huế) (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)