Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN ĐIỆN TỬ (Trang 47 - 48)

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khả năng tính toán hầu như không bị hạn chế (có nhiều phần mềm rất mạnh hỗ trợ tính toán), nên chủ yếu khi chọn và lập mô hình thường căn cứ vào mục tiêu và đặc điểm kết cấu của đối tượng. Về mục tiêu nghiên cứu có thể bao hàm các vấn đề sau:

 Nghiên cứu khảo sát, tối ưu hệ thống treo. Đối với mục tiêu này thì chỉ cần khảo sát mô hình ¼ .

 Nghiên cứu về dao động liên kết, thường dùng mô hình phẳng; mô hình phẳng cũng còn dùng để nghiên cứu ảnh hưởng của đường.

 Nghiên cứu sự trượt và lật dưới tác động của ngoại lực như đường mấp mô, gió bên nên thường sử dụng mô hình ½ hoặc mô hình full.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào mô hình ¼

Hình 4.5: Mô hình ¼

Mô hình ¼ bao gồm khối lượng được treo (thay thế cho khối lượng thân xe) và khối lượng không được treo (thay thế cho khối lượng bánh xe, cầu xe và các thành phần liên kết). Phần treo và không được treo liên kết với nhau thông qua các phần tử đàn hồi và giảm chấn, có độ cứng là k, hệ số cản giảm chấn c. Để có thể chuyển mô hình vật lý thành mô hình động lực học hệ dao động ô tô, cần phải có một số giả thiết nhằm đơn giản cho việc tính toán nhưng vẫn đảm bảo tính đúng đắn của kết quả. Quá trình nghiên cứu trong mô hình ¼ chỉ

xét dao động của một trong bốn bánh xe, dao động của hệ là nhỏ, bánh xe lăn không trượt và luôn tiếp xúc với đường,...

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN ĐIỆN TỬ (Trang 47 - 48)