Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của DN

Một phần của tài liệu 266 TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại KIỀU PHÁT (Trang 28)

Có thể nói rằng vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành nên tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuấ kinh doanh của của DN. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của DN mà còn được coi là một loại hàng hóa đặc biệt. Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tài sản nhất định mà doanh nghiệp luôn vận động và gắn với một chủ sở hữu nhất định. Một đồng vốn kinh doanh hiện tại sẽ có giá trị kinh tế khác với một đồng vốn kinh doanh trong tương lai và ngược lại. Nhận thức đúng đắn về đặc điểm của vốn kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp huy động vốn, quản lý sử dụng vốn kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầu quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả người ta thường phân loại vốn kinh doanh như sau:

Căn cứ theo kết quả của hoạt động đầu tư thì vốn kinh doanh được chia :  Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động

Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định

Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính

Theo đặc điểm luân chuyển của vốn thì vốn kinh doanh được chia :  Vốn cố định của doanh nghiệp

Vốn lưu động của doanh nghiệp

Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh số tài sản giữa đầu năm và cuối năm về cả tuyệt đối và tương đối nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản của DN

Số cuối năm > số đầu năm cho thấy tài sản DN được mở rộng và có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh.

Số cuối năm < số đầu năm cho thấy tài sản của DN đang bị thu hẹp, quy mô sản xuất có thể bị giảm sút nếu DN sử dụng vốn không hiệu quả. Khi đánh giá tình hình vốn của doanh nghiệp ta cần chú ý một số chỉ số sau:

Hệ số cơ cấu tài sản.

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn = Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn =

Hai hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

1.2.2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho DN phát hiện ra được những khả năng cũng như là thấy rõ được những tác động tiêu cực tới kết quả sản xuất từ đó sẽ có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Nội dung chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh là các chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận…

Doanh thu: Bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần.

Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất.

Chi phí hoạt động sản suất kinh doanh: Bao gồm toàn bộ chi phí lưu thông và chi phí quản lí.

Lãi ( hoặc lỗ ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DN chúng ta sẽ dùng phương pháp so sánh để đối chiếu sự biến động của các chỉ tiêu trong bảng xác định kết quả kinh doanh về cả số tuyệt đối và số tương đối. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để nghiên cứu sự tác động của các nhân tố tới các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh.

Một số chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích là:

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần đạt được trong kỳ:

cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu %. Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy, việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất chi phí bán hàng ( chi phí QLDN ) trên doanh thu thuần.

Chi phí bán hàng ( CPQLDN )

Tỷ suất chi phí bán hàng( CPQL) trên DTT= --- x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng ( chi phí quản lí doanh nghiệp ). Tỷ suất này càng nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng ( chi phí quản lí doanh nghiệp ) trong quá trình sản xuất.

Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chúng ta cần chú ý một số các chỉ tiêu thuộc bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đi sau chi tiết vào các loại doanh thu và các loại chi phí.

1.2.2.4. Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp

Dòng tiền phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra phát sinh trong một thời kỳ nhất định từ các hoạt động của một DN. Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, lợi nhuận kế toán và dòng tiền là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để giúp cho công tác quản trị dòng tiền một cách hiệu quả, chúng ta cần phải phân biệt rõ hai khái niệm này. Dòng tiền và lợi nhuận kế toán đều là những chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi chỉ tiêu lại cho phép nhà quản trị sử dụng với một mục đích khác nhau trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp. Thông thường dòng tiền để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp và do vậy nó xem xét khả

năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong khi lợi nhuận kế toán được dùng để đánh giá khả năng sinh lời

Dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm:

+ Dòng tiền ra là dòng tiền phát sinh đi ra khỏi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Dòng tiền ra là các khoản chi tiêu tiền của doanh nghiệp để đầu tư mua sắm tài sản, để thanh toán các khoản tiền mua nguyên vật liệu, trả lương, nộp thuế, nộp bảo hiểm, mua dịch vụ bên ngoài cung cấp, trả nợ vay, chi trả lãi vay, chia cổ tức cho chủ sở hữu…

+ Dòng tiền vào là dòng tiền phát sinh đi vào doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Dòng tiền vào là các khoản tiền thu được từ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đi vay vốn, phát hàng cổ phiếu, thanh lý tài sản, rút vốn đầu tư…

+ Dòng tiền thuần là chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

Quản trị dòng tiền một cách hiệu quả là yêu cầu cực kì bức thiết, quyết định trực tiếp đến sự sống còn của cả một DN, vậy nên việc phân tích dòng tiền trong DN cũng là điều vô cùng cần thiết.

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu sau:

 Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý, hàng 6 tháng hoặc hàng năm nhằm giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được. Cách xác định chi tiêu này như sau:

Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh

=

Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu

=

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ. Qua đây đánh giá khả năng thu hòi tiền từ doanh thu.

 Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động

Hệ số này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không.

Cách xác định chỉ tiêu này như sau:

Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay

từ dòng tiền thuần hoạt động

=

 Hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động

Chỉ tiêu này sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thông qua dòng tiền thuần hoạt động. Thông qua đó, đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả nợ hay không.

Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt

động

=

1.2.2.5. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp a) Tình hình công nợ

Phân tích tình hình công nợ sẽ cũng cấp cho DN những thông tin hữu ích về tình hình công nợ giữa DN và các chủ nợ và giữa DN với các khách nợ. Qua việc đánh giá công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà

quản trị có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả tình hình tài chính của bản thân doanh nghiệp đó từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề công nợ của đơn vị mình một cách hợp lý và hiệu quả, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của DN hiện tại cũng như trong thời gian tới.

Tình hình công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình công nợ, các nhà phân tích phải lựa chọn, tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau đây và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để nhận xét:

Để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp chúng ta cần phản ánh qua các chỉ tiêu sau:

 Các chỉ tiêu phản ánh về quy mô công nợ bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nợ phải thu và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán.

 Các nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ như:

+ Hệ số các khoản phải trả = x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

+ Hệ số các khoản phải thu = x 100%

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.

+ Tỷ lệ các KPThu so với các KPTrả =

Nếu tỷ lệ này trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ

hơn số vốn đi chiếm dụng.

+ Số vòng quay NPThu =

Số vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng quay của các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt .

+ Kỳ thu hồi nợ bình quân (trong 1 năm) =

Thời gian thu tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.Tuy nhiên, thời gian thu tiền ngắn quá sẽ gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

+ Số vòng quay nợ phải trả =

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu số vòng quay của các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn nên tạo ra uy tín cao đối với người cung cấp. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải trả nếu quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bởi vì khi đó mức độ chiếm dụng vốn của DN ít, nên DN phải ứng thêm vốn cho hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng hoá, dịch vụ...).

Chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân mà doanh nghiệp thanh toán tiền cho chủ nợ trong kỳ. Thời gian thanh toán tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thanh toán tiền càng dài, tốc độ thanh toán tiền càng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều.

b) Khả năng thanh toán

Khi đề cập đến khả năng thanh toán, người ta sẽ đề cập nhiều tới các khoản nợ ngắn hạn, và các nguồn trả nợ tương ứng có thể. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.

Khi hệ số này thấp (đặc biệt nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này cao chưa chắc đã phản ánh được năng lực khả năng thanh toán cảu doanh nghiệp là tốt. Do vậy, để đánh giá đúng hơn cần xem xét thêm tình hình cảu doanh nghiệp

+ Hệ số thanh toán tức thời =

Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ

tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN. Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và điều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vây phải trả hay không.

1.2.2.6. Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Khi phân tích được tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh sé giúp cho người quản trị thấy được sự so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được, từ đó có thể đánh giá được DN đang ở vị trí

Một phần của tài liệu 266 TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại KIỀU PHÁT (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w