Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu 266 TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại KIỀU PHÁT (Trang 98)

trách nhiệm hữu hạn Thương mại Kiều Phát

Qua quá trình thực tập tìm hiểu thực tế và qua việc phân tích đánh giá

tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương Mại Kiều Phát, em nhận thức được phần nào tình hình tài chính của công ty cả những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế. Trong phạm vi luận văn của mình, cùng với những mục tiêu công ty đề ra trong giai đoạn tới, để góp phần khắc phục những hạn chế, đạt được mục tiêu đề ra, em xin đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của công ty cụ thể như sau:

3.2.1 Các giải pháp nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

a) Doanh thu

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của DN

Tăng cường đầu tư các mẫu mã sản phẩm mới để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.. Để nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải trang bị TSCĐ, quá trình tổ chức sản xuất đảm bảo thiết kế, quy trình. Đồng thời, trong quá trình thi công phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm giúp công ty tăng uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trường khoáng sản không chỉ , giúp cho việc đầu tư, ký hợp đồng dễ dàng hơn.

- Mở rộng thị trường hoạt động, tìm kiếm khách hàng tiềm năng

b) Chi phí giá vốn hàng bán

Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quan trọng hàng đầu làm tăng lợi nhuận trưc tiếp cho doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ doanh nghiệp nào cũng không ngừng phấn đấu để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải quản lí chặt chẽ hơn nữa chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Để giảm giá vốn công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Cần thực hiện công tác xây dựng giá thành kế hoạch, thường xuyên theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện giá thành thực tế có sát với giá thành kế hoạch hay không từ đó có những biện pháp xử lí đúng đắn, kịp thời.

- Lựa chọn nguồn nguyên liệu, khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn nguyên liệu, có thể tính phương án nhập khẩu nguyên liệu, tổ chức thu mua cho tiết kiệm, hiệu quả.

- Chi phí quản lý DN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí, do đó cần rà soát và phân bổ lại các khoản chi trong khoản mục này (đặc biệt là chi phí cho cán bộ quản lý, chi phí cho đồ dùng văn phòng, các khoản phí và lệ phí) sao cho hợp lý, tránh lãng phí vốn, không đem lại hiệu quả

Công ty cần tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng chi phí theo từng kỳ từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hoặc các biện pháp phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong kỳ tới.

3.2.2 Các giải pháp tăng cường hiệu suất ,hiệu quả quản trị VKD

Đối với vốn lưu động: Các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.

+Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn...

3.2.3. Điều chỉnh tình trạng mất cân đối tỷ trọng và giải phóng hàng

tồn kho của doanh nghiệp

- Trong TSNH, các khoản mục HTK và phải thu khách hàng vẫn chiếm quy mô và tỷ trọng cao, do đó cần quản lý thực hiện việc thúc đẩy thu hồi các khoản phải thu khác hàng vừa là để thu hồi vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh; giảm phóng bớt lượng HTK hiện tại vừa là để gia tăng số vòng quay HTK của công ty. Với HTK, công ty cần có một số biện pháp để tăng cường quản trị HTK như:

Cụ thể:

- Qua phân tích, ta thấy HTK của công ty chủ yếu là công cụ dụng cụ và thành phẩm chưa bán được. Để giảm bớt lượng vốn tồn đọng này, công ty cần kiểm tra và đôn đốc các đại lý tăng cường công tác quảng cáo rộng rãi hơn đến công chúng.

- Bên cạnh đó, công ty cần tiến hành kiểm kê HTK, kiểm tra nguyên liệu đầu vào, thành phẩm, công cụ dụng cụ, thanh lý thành phẩm, nguyên liệu và công cụ hết hoặc giá trị còn lại thấp nhằm giảm chi phí tồn kho.

- Thực hiện các biện pháp bảo quản chất lượng đối với HTK còn lại. DN cần tiến hành kiểm kê và kiểm tra HTK định kỳ, do chi phí cho HTK là không hề nhỏ, nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho DN.

- Công ty cũng nên lập dự phòng giảm giá HTK đối với những vật tư mà công ty dự trữ nhiều. Việc lập dự phòng giảm giá HTK sẽ làm cho bảng cân đối kế toán của công ty phản ánh được chính xác hơn giá trị thực của tài sản mà DN hiện có. Về mặt tài chính, việc lập dự phòng sẽ làm giảm lợi nhuận của báo cáo nhưng ngược lại, nó lại tạo ra nguồn tài chính để bù đắp cho các khoản thiệt hại có thể xảy ra.

Trong năm tới, công ty có thể xem xét, tìm giải pháp giải phóng bớt

10,061.64 triệu đồng HTK, tiếp đó giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng đi 9.000 triệu đồng, dùng tiền thu được đầu tư 15.000 triệu đồng để mua thêm máy móc, phương tiện mới và dùng 6,581.58 triệu đồng để tiến hành mua bán đầu tư thêm vào máy móc thiết bị cũng như tạo môi trường tốt hơn cho nhân viên công ty. Bằng việc thay đổi cơ cấu tài sản như vậy, công ty có thể điều chỉnh tăng nhẹ tỷ lệ đầu tư vào TSNH là 30% và cân đối tỷ lệ đầu tư vào TSDH lên 70%. Nhờ việc điểu chỉnh này vừa có thể giảm bớt được lượng vốn ứ đọng nhưng đồng thời tăng nhẹ khoản bị chiếm dụng vừa để tạo cơ hội làm việc cùng bên đối tác cũng như là sự tin cậy từ đôi bên sẽ có nhiều hợp đồng hơn, vừa đảm bảo lượng vốn cố định, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất cho công ty.

3.2.4. Thu hồi công nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Đối với công nợ phải thu

Muốn quản trị tốt các khoản phải thu, công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu… Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Vì thế, khi công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, giữa lợi nhuận mà công ty có thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.

Năm 2020, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản ngắn hạn (32.37% vào cuối năm) mà trong đó khoản tăng

đáng kể và chủ yếu là phải thu của khách hàng. Hầu hết các khoản phải thu này đều là ngắn hạn và chưa đến hạn thanh toán qua đó thấy được nguồn vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng rất lớn và làm giảm vòng quay của tổng vốn từ đó làm giảm hiệu suất hoạt động của công ty. Do đó để quản lý tốt công tác thu hồi nợ tránh vốn bị ứ đọng quá lâu ảnh hưởng đến hoạt động SXKD công ty cần có một số biện pháp như:

+ Trong hợp đồng công ty ký với chủ đầu tư phải ghi rõ ràng, ghi rõ thời gian, phương tiện thanh toán và các điều khoản về thanh toán, quy định thời hạn trả tiền cụ thể, hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

+ Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản nợ phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nợ nào sắp đến hạn để có biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản nợ phải thu rơi vào nợ khó đòi.

+ Công ty cần phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi và cuối năm cần xem lại mức trích lập sao cho cân đối, phù hợp với tình hình thực tế không để tình trạng khoản trích lập này là rất nhỏ trong khi nợ phải thu ngắn hạn lại rất lớn và ngược lại.

+ Đối với các hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng công ty cần xem xét đến khả năng thanh toán và thái độ của khách hàng, bên cạnh đó công ty cũng nên thực hiện chính sách chiết chấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán sớm. Tuy nhiên nếu vì một lý do khách quan nào đó mà khách hàng chưa có khả năng thanh toán được ngay khoản nợ thì công ty cũng nên xem xét cụ thể để đưa ra được cách giải quyết hợp tình, hợp lý.

b) Đối với công nợ phải trả

Công nợ phải trả năm 2020 tăng 22.94% so với năm 2019, trong công nợ phải trả thì các khoản mục chiếm tỷ trọng cao vẫn như năm 2019, đó là, phải trả nhà cung cấp.Vì vậy để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đi chiếm dụng công ty nên:

- Đối với các nhà cung cấp

+ Công ty cần có kế hoạch thanh toán sớm và đầy đủ các khoản nợ cho người bán ngay khi có điều kiện để tạo được lòng tin lâu dài với họ. Đặc biệt, với nhiều nhà cung cấp việc công ty thực hiện thanh toán sớm sẽ được hưởng chính sách chiết khấu thanh toán, nhờ đó giảm được chi phí mua hàng.

+ Trong trưởng hợp công ty chiếm dụng được vốn của các nhà cung cấp thì cần tiến hành phân loại các khoản nợ đi chiếm dụng được này một cách thường xuyên và chi tiết cụ thể đối với từng nhà cung cấp để từ đó thấy được khoản nợ nào cần thanh toán ngay, khoản nào sắp đến hạn thanh toán và thanh toán đúng theo thời hạn đã cam kết.

+ Đối với các khoản nợ sắp đến hạn công ty cần tìm nguồn nguồn tài trợ chứ không nên dùng nợ dài hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn vì làm như vậy chỉ làm giảm đối tượng thanh toán chứ không giảm bớt được các khoản nợ. Bên cạnh đó, công ty nên xem xét tình hình tài chính hiện nay và điều kiện hợp đồng cụ thể để từ đó được hưởng chính sách thương mại hợp lý.

- Đối với thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước: Công ty cần ưu tiên thanh đẩy nhanh tiến hành thanh toán đúng hạn theo quy định của pháp luật.

3.2.6. Đối với VCĐ sử dụng TSCĐ

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

- Tiến hành phân loại và đánh giá lại tài sản: hiện tại công ty có nhiều loại tài sản, máy móc thiết bị có đặc điểm sử dụng và tuổi đời khác nhau, do vậy cần phải xem xét và đánh giá lại công suất, chất lượng của các tài sản, máy móc thiết bị này theo giá trị còn lại và có sự phân loại chúng một cách khoa học để thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tránh hư hỏng, thất thoát vốn.

- Tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong công ty: công tác này giúp cho mỗi bộ phận riêng biệt sử dụng tài sản có trách nhiệm hơn và hoàn thành chỉ tiêu sản xuất xuất sắc hơn. Theo đó cũng có chế độ thưởng phạt tùy theo việc quản lý và chất lượng sử dụng tài sản được giao.

- Ngoài ra, còn có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định bằng cách tăng cường đầu tư có chiều sâu vào TSCĐ để tăng tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản, đồng thời lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý.

3.2.7. Một số giải pháp khác

Bên cạnh các giải pháp chủ yếu như trên, công ty còn có thể thực hiện một số giải pháp sau để để cải thiện tình hình tài chính:

a, Tăng cường công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động

Công tác quản lý, tổ chức hoạt động có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý phù hợp sẽ phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, cấp quản lý tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm làm hạn chế năng lực kinh doanh của công ty. Để làm được điều này, công ty nên xem xét một số các giải pháp sau:

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân làm việc tại các công trình khai thác nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phầm và đảm bảo đời sống cảu người lao động tại khu vực mỏ khai thác.

+ Tăng cường hiệu quả hoạt động của các phòng ban chức năng của công ty theo chuyên ngành để giải quyết tốt các nghiệp vụ phát sinh, tránh tình trạng quản lý chồng chéo, không phân rõ trách nhiệm. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành, tinh giảm, sắp xếp lại lực lượng gián tiếp nhằm đảm bảo gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả.

+ Công ty cần tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý. Cần xây dựng môi trường kinh doanh thích hợp, tạo cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân nhằm phát huy khả năng sáng tạo, cải thiện kỹ thuật mang lại lợi ích cho công ty.

+ Công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với công sức, khả năng của người lao động. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng bằng vật chất đối với cán bộ, công nhân viên có những đóng góp tích cực cho công ty.

+ Cử cán bộ đi học tập, nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực toàn diện. Có biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần như: quan tâm, động viên hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em cán bộ công nhân viên, nhằm để họ tập trung vào công việc.

b, Tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán tài chính trong công ty và thực hiện tốt việc phân tích tình hình tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phân tích tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Công tác kế toán tài chính tại doanh nghiệp còn đơn sơ, các cán bộ kế toán vẫn thực hiện công tác kế toán thủ công, quy trình phân tích và phương pháp sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của công ty vẫn còn nhiều bất cập chưa rõ ràng. Để thực hiện được tốt giải pháp này cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về các văn bản, về mặt pháp lý hay các chương trình lãi suất nhằm cứu giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện

khó khăn của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, để đảm bảo cho sự hoạt động

Một phần của tài liệu 266 TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn THƯƠNG mại KIỀU PHÁT (Trang 98)