Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Một phần của tài liệu 176 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 31 - 38)

- Hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động

1.2.2.6. Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Hệ số hiệu suất hoạt động

- Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn: Là chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp.

Vòng quay tài sản =

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng là một phần không thể thiếu. Vốn lưu động bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hang tồn kho…Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp không phải là một vấn đề dễ dàng đối với các nhà quản trị, nhưng nếu quản trị tốt vốn lưu động sẽ là nền tảng giúp công ty có thể quản trị tốt được dòng tiền của mình. Để có được những quyết định mang tính phù hợp, kịp thời và khả thi thì trước hết, các nhà quản trị cần phân tích một số chỉ tiêu sau:

+ Số vòng quay vốn lưu động: Là chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Là chỉ tiêu phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày.

Kỳ luân chuyển vốn lưu dộng =

- Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho

+ Số vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ.

Số vòng quay hàng tồn kho =

.

+ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay HTK.

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =

- Hiệu suất quản lý nợ phải thu

+ Số vòng quay nợ phải thu: Là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh mức độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào.

Số vòng quay nợ phải thu =

+ Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng hóa cho đến khi thu tiền bán hàng.

Kỳ thu tiền trung bình =

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác

Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố định của một doanh nghiệp trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn

dài hạn khác =

Doanh thu thuần trong kỳ VCĐ và vốn dài hạn khác

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Hệ số hiệu quả hoạt động

Là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS – Return on sales) Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

doanh thu (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP – Basic earning point)

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng nguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài

sản (BEP) =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản

(Vốn kinh doanh bình quân)

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh =

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân

sử dụng trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA – Return on assets)

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân

trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity)

Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vớn của vốn chủ sở hữu trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở

hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu sử dụng bình

quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

Thu nhập một cổ phần thường

(EPS) =

LNST – Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi

Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành

Phân tích khả năng sinh lời qua phương trình Dupont

Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn, quản trị nguồn vốn tới mức sinh lời của chủ sở hữu doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ. Sau đây là các phương trình xem xét nhân tố ảnh hưởng thông qua các hệ số tài chính.

- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

ROA = = x = x

Như vậy:

ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn (1)

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Trên cơ sở đó, người quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

- Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE =

= x

Trong công thức trên, tỷ số = được gọi là hệ số vốn chủ sở hữu và thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Từ đó:

ROE = ROA x (2)

Từ công thức (1) và (2) ta có thể xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu bằng công thức sau:

ROE = x x

Như vậy:

ROE = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn x

Qua công thức trên, cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ đó là:

+ ROS: Phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

+ Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiêp.

+ Hệ số nợ bình quân: Phản ánh trình độ huy động vốn của doanh nghiệp. 1.2.2.7. Tình hình phân phối lợi nhuận của DN

Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, kết thúc mỗi thời kỳ nhất định chủ sở hữu quyết định phân chia kết quả kinh doanh đảm bảo tuân thủ quy chế quản lý tài chính nội bộ của doanh nghiệp và phù hợp với đặc thù về quản lý tài chính đối với mỗi loại hình doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm vững chính sách quản lý tài chính của Nhà nước cũng như quy chế quản lý tài chính nội bộ để đề xuất phương án phân phối lợi nhuận vừ

đảm bảo được lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Đồng thời giải quyết được một cách hài hòa lợi ích của Nhà nước, chủ doanh nghiệp, người lao động và các bên có liên quan, tránh xảy ra tình trạng xung đột về lợi ích.

Để đảm bảo cho việc phân chia lợi nhuận có thể hài hòa lợi ích giữa 2 bên, cũng như sự phát triển lâu dài, đòi hỏi nhà quản trị tài chính phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc lợi nhuân đã thực hiện: Lợi nhuận thực hiện phân phối cần phải dựa theo phần lợi nhuận đã làm ra, không dựa vào phần lợi nhuận dự tính. + Nguyên tắc lợi nhuận ròng: Công ty chỉ được phân chia lợi nhuận cho chủ sở

hữu sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

+ Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán: Phân chia lợi nhuận nhưng phải đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như phải đảm bảo khả năng thanh toán cho chủ sở hữu, cổ đông.

+ Phân phối lợi nhuận phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể như: chủ nợ, chủ sở hữu, Nhà nước, người lao động.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và cộng nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập

doanh nghiệp theo luật định, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo từng mục riêng.

Đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty tư nhân: Lợi nhuận phân phối được chia làm hai phần:

- Một phần giữ lại để thực hiện tái đầu tư thông qua việc trích lập các quỹ. - Một phần chia cho các cổ đông dưới hình thức trả cổ tức hay chia cho các

Chỉ tiêu phân tích tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

- Các chỉ tiêu tuyết đối: Tổng lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận chi trả cho các chủ sở hữu…trong đó: Tổng lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong mỗi kỳ cho biết quy mô phân phối kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu tương đối: Hệ số lợi nhuận giữ lại, hệ số lợi nhuận phân phối vào các quỹ, tỷ lệ chi trả cổ tức… cho biết cơ cấu phân phối kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu 176 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w