Bối cảnh kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu 176 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 99 - 101)

I Các khoản phải trả

7. Quỹ khen thưởng,

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hộ

Đại dịch COVID-19 làm thay đổi xu hướng tiêu thụ ở các thị trường, giảm tiêu thụ các kênh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, tăng tiêu thụ tại các siêu thị, các kênh bán lẻ. Cùng đó, ảnh hưởng liên đới từ đại dịch khiến chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có thủy sản đứt gãy. Có những giai đoạn (như từ thàng 3 đến tháng 5), sản phẩm nuôi như tôm và cá tra không xuất được, lượng tồn kho tăng nhưng hệ thống kho lạnh ở Việt Nam không đủ, thuê kho giá cao.

Biến động thị trường cũng tác động mạnh mẽ đến thủy sản, khi mà Trung Quốc, một trong những thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam không còn “dễ tính” nữa, việc tăng cường kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu của nước này những tháng cuối năm 2020 đã minh chứng cho điều này. Cùng đó, hàng loạt các thị trường lớn đều đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm phải đạt chứng nhận, có truy xuất nguồn gốc…

Có thể thấy, việc thiếu nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu, giá thành sản xuất các mặt hàng nuôi trồng chủ lực còn cao so với các quốc gia có mặt hàng cạnh tranh, thiếu lao động và khó khăn về nguồn nhân lực, không ít doanh nghiệp và chuỗi sản xuất bị suy yếu sau tác động nhiều tháng “đứt sản xuất, đứt dòng tiền, đứt khách hàng” của đại dịch COVID-19… là những thách thức nội tại của ngành thủy sản Việt Nam.

Để phát triển, các doanh nghiệp ngành thủy sản phải hóa giải rất nhiều thách thức, khó khắn cả nội tại lẫn khách quan như đã đề cập ở trên; tuy

nhiên, thủy sản vẫn là mặt hàng có được nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2021.

Trước hết, đó là lợi thế cạnh tranh từ những sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, các loại thủy sản và thực phẩm thủy sản Xu thế cá tra tăng giá trị và sản lượng xuất khẩu đang nhen nhóm nhiều hy vọng lạc quan ccho việc xuất khẩu cá tra trong năm 2021. Mới đây, Bộ NN&PTNT và VASEP cũng cho biết đẩy mạnh việc quảng bá giới thiệu về cá tra trên thị trường thế giới trong năm 2021 và xem hoạt động nà là một trong những trọng tâm chính của năm 2021 và những năm tiếp theo. Còn với ngành hàng tôm, đây vốn được coi là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu thủy sản nhiều năm qua. Minh chứng, năm 2020, cả thế giới lao đao vì dịch bệnh, các cường quốc nuôi tôm cũng khốn đốn, nhưng ngành tôm Việt Nam vẫn đừng vũng và phát triển vớ kim ngạch dự kiến đạt 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019. Việc chủ động, linh hoạt và nỗ lực trong xuất khẩu tôm đã giúp tạo ra môi trường nuôi trồng, chế biến tôm sôi động cũng như các vấn đề an sinh xã hội đảm bảo dù COVID-19 xảy ra toàn cầu. Cùng đó, theo VASEP trong mục tiêu đưa xuất khẩu thủy sản quay lại đà tăng trưởng 10 với tổng kim ngách xuất khẩu đạt trên 9,44 tỷ USD trong năm 2021 và đạt 12 tỷ USD vào năm 2025, dự báo có sự đóng góp quan trọng của xuất khẩu tôm.

Tiếp đó là những lợi thế có được từ các FTA. Khi Hiệp định UKVFTA được ký kết sẽ cùng với Hiệp định EVFTA sẽ là “bệ phóng” cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bứt tốc trong năm 2021. Với UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguễn liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10 – 20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với EVFTA, triển vọng năm 2021 khi các mặt hàng xuấ khẩu chính thức như cá tra, hải sản và tôm chế biến tiếp tục được giảm thuế thì xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU sẽ duy trì tăng trưởng tốt hơn những tháng cuối

năm 2020. Ngoài EVFTA, CPTPP, các FTA khác với các thị trường lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN đều đang có những tác động tốt đối với xuất khẩu của Việt Nam; góp phần nâng cao tính cạnh tranh của thủy sản Việt trên thị trường toàn cầu.

Các chuyên gia y tế thế giới đều nhận định diễn biến đại dịch COVID-19 vẫn khá phức tạp trong năm 2021. Mới đây, dịch bệnh lại bùng phát ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, hay những biến thể gây lo ngại tại Anh; dịch bệnh cũng đang hoành hành tại Mỹ, Ấn Độ… Song, thực tế thị trường năm 2020 đã cho thấy, tiêu thụ thủy, hải sản vẫn là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Theo dự báo của VASEP xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2021 sẽ tăng 10% đạt trên 9, tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm vẫn có mức tăng trưởng mạnh nhất: tăng 15%, đạt 4,4 tỷ USD, cá tra sẽ hồi phục với mức tăng 5%, đạt khoản 1,6 tỷ USD, xuất khẩu các mặt hàng hải sản dự báo sẽ tăng 6% đạt 3,4 tỷ USD.

Một phần của tài liệu 176 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w