Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu 176 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 78 - 81)

I Các khoản phải trả

7. Quỹ khen thưởng,

2.2.6. Tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Đối với nợ phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, việc tồn tại các khoản phải thu là một điều tất yếu xuất phát từ các mối quan hệ bạn hàng mà doanh nghiệp thường xuyên cho khách hàng của mình được chiếm dụng một khoản nhất định. Điều này đem lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Đối với doanh nghiệp, nếu các khoản phải thu tồn tại ở mức hợp lý, doanh nghiệp có thể thúc đẩy được tiêu thụ, tạo cơ hội mở rộng thị phần, gia tăng được hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu các khoản phải thu quá lớn mà chủ yếu là do sự mất mát khả năng thanh toán của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn để quản lý, giám sát khách hàng thì rõ ràng nó lại có tác dụng ngược lại với doanh nghiệp.

Công ty quản trị các khoản phải thu ở công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức gồm những nội dung sau:

+ Xác định chính sách bán chịu cho khách hàng: Công ty chưa đưa ra những quy định, điều kiện cụ thể như dư nợ tối đa đối với mỗi khách hàng là bao nhiêu, việc bán chịu chủ yếu dựa trên sự tín nhiệm, uy tín của khách hàng; đánh giá của công ty. Việc đánh giá năng lực tài chính, khả năng trả nợ là do cán bộ của công ty đánh giá dựa trên những thông tin thu thập được về khách hàng đó.

+ Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Công ty có bộ phần kế toán chuyên về bán hàng, thanh toán, theo dõi các công nợ thu, phải trả; lập kế hoạch cho các khoản phải thu, phải trả trình giám đốc mỗi định kỳ. Các kế toán viên chuyên theo dõi từng khách hàng trong các sổ chi tiết đảm bảo cho việc theo dõi, quản lý các khoản nợ phải thu cho chính xác, kịp thời.

+ Để hạn chế tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc không thu hồi được nợ thì cuối kỳ công ty có lập bảng cân đối doanh thu và các khoản đã thu tiền và các khoản phải thu còn lại, bảng cân đối giữa các khoản thu quá hạn trong các

định kỳ khác nhau. Từ đó, nắm được tình hình và đưa ra những giải pháp phù hợp

Đối với hàng tồn kho

Các nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho của công ty:

- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua , chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

- Giá trị HTK được xác định theo phương pháp bình quân gia truyền theo tháng.

- HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Công ty không có hàng tồn kho cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán

Bảng 2.10. Cơ cấu HTK của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức năm 2019, 2020. Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Nguyên liệu, vật liệu 297,907,831 8.67 371,521,379 10.70% 73,613,548 24.71 - Công cụ, dụng cụ 577,534,940 16.82 426,118,109 12.27% -151,416,831 -26.22 - Chi phí sản

xuất, kinh doanh dở dang

2,029,451,170 59.09 2,674,544,156 77.03% 645,092,986 31.79 - Hàng gửi đi - Hàng gửi đi

bán 529,714,980 15.42 - 0.00% -529,714,980 -100.00

Tổng cộng 3,434,608,921 3,472,183,644 37,574,723 1.09

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu hàng tồn kho của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức cuối năm 2019 và 2020 (ĐVT: %)

(Nguồn BCTC năm 2019 và 2020 của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức)

Qua bảng 2.11, nhận thấy HTK của công ty thời điểm cuối năm 2020 là 3,472 triệu đồng, tăng 37 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2019, tỷ lệ tăng 1.09%. Trong giai đoạn này hàng tồn kho của công ty không có nhiều biến động. Hàng tồn kho của công ty gồm 4 thành phần: Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ dụng cụ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và Hàng gửi đi bán. Vì hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản nên việc dự trữ hàng tồn kho của công ty luôn ở mức thấp hơn hàng tồn kho của công ty chủ yếu đến từ chi phí sản xuất kinh doanh các sản phẩm dở dang và chế biến nguyên vật liệu.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao nhất, trong năm 2020 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đạt 2,675 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77.03%, tăng lên so với cuối năm 2019 là 645 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 31.79%. Công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng về cơ bản theo chính sách của công ty không có nhiều biến động. Điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu hàng tồn kho của công ty.

Ngoài ra trong năm 2020 công ty cũng không lựa chọn việc gửi hàng đi bán mà tập trung bán hàng trực tiếp tại các chi nhánh phân phối của mình. Điều này là phù hợp với chính sách và tình hình hoạt động kinh doanh hiện thời của công ty.

Một phần của tài liệu 176 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w