Đánh giá tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động của công ty thông qua nhóm tỷ số hiệu suất sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu 176 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 81 - 89)

I Các khoản phải trả

7. Quỹ khen thưởng,

2.2.6.1 Đánh giá tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động của công ty thông qua nhóm tỷ số hiệu suất sử dụng vốn.

Bảng 2.11.Nhóm tỷ số hiệu suất sử dụng vốn năm 2019 và 2020 Đơn vị tính: Đồng Tỷ số ĐVT 2019 2020 1.Số vòng quay HTK=GV/HTKbq Vòng 5,59 6.81 2.Kỳ luân chuyển HTK=360/(1) Ngày 64,42 52,84 3.Số vòng quay các khoản phải thu=DTBH/PTbq Vòng 2.70 1.43 4.Kỳ thu tiền bình quân=360/(3) Ngày 133,33 251,74 5.Số vòng quay vốn lưu động=DTT/VLĐbq Vòng 0,75 0,76 6.Thời gian 1 vòng VLĐ=360/(4) Ngày 480 473,68 7.Hiệu suất sử dụng vốn cố định=DTT/VCĐbq Vòng 1,61 0,91 8.Thời gian 1 vòng quay vốn cố định=360/(7) Ngày 223.60 395,60 9.Số vòng quay vốn=DTT/TTSbq Vòng 0,41 0,32 10.Thời gian 1 vòng quay vốn=360/(9) Ngày 878,04 1125

Dựa vào bảng 2.11, ta thấy :

+ Số vòng quay hàng tồn kho năm 2020 so với năm 2019 tăng 1.22 vòng, tương ứng là kỳ luân chuyển giảm 11.58 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên là do trị giá HTK bình quân giảm đi và giá vốn hàng bán tăng lên. Đây là dầu hiệu tốt trong hoạt động sử dụng và quản lý HTK của công ty, công ty tiết kiệm được một lượng vốn HTK, mặc dù vậy chi phí giá vốn tăng lên cũng báo hiệu doanh nghiệp cần cải thiện hoạt động kiểm soát chi phí hiệu quả hơn.

+ Trị giá HTK bình quân năm 2020 là 3,453 triệu đồng, giảm đi 462 triệu đồng tương ứng giảm 11.81% so với năm 2019.

+ Giá vốn hàng bán năm 2020 là 23,527 triệu đồng, tăng lên so với năm 2019 là 1,645 triệu đồng với tốc độ tăng 7.52%. Giá vốn hàng bán tăng lên do giá mua nguyên vật liệu tăng lên, ngoài ra giá vốn hàng bán tăng lên do sự gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh kéo theo sự gia tăng chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc tăng tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho đã khiến một phần vốn bị ứ đọng được giảm bớt trong khâu tồn kho, làm tăng hiệu quả kinh doanh và giảm bớt chi phí cho việc sử dụng vốn. Công ty cần phát huy hơn nữa để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị HTK doanh nghiệp cần ra soát, theo dõi một cách chi tiết lượng hàng tồn trong kho tránh để ứ đọng vốn nhiều giúp giảm gánh nặng cho chi phí lưu kho, chi phí bảo quản kho, đồng thời có thể tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu vốn tồn kho dự trữ hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Các số liệu phân tích đều chỉ ra dầu hiệu tích cực trong tốc độ luân chuyển hàng tồn kho với số vòng luân chuyển tăng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm. Với số lượng như vậy, có thể đảm bảo cho quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, quản trị hàng tồn kho cũng đã có những sự tiến bộ nhất định. Tuy vậy, công ty vẫn cần chú ý hơn nữa đến công tác quản trị HTK trong tương lai.

+ Số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh thời gian hàng hóa nằm trong khô trước khi được bán ra, nó thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ. Năm 2019 chỉ tiêu này là 5.59 vòng, năm 2020 đã tăng lên 6.81 vòng, điều này cho thấy hiệu quả luân chuyển trong năm 2020 này có sự chuyển biến.

+ Số vòng quay nợ phải thu: cho biết tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp và khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt. Số vòng quay các khoản phải thu đã giảm xuống từ 2.70 vòng trong năm 2019 xuống còn 1.43 vòng. Đồng nghĩa với chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình tăng từ 133.53 ngày lên 251.24 ngày. Như vậy, tốc độ các khoản phải thu thành tiền và khoản tương đương tiền giảm xuống. Trong giai đoạn này công ty đã nới lỏng chính sách bán hàng và gia tăng các khoản chiết khấu để thu hút khách hàng làm cho khoản phải thu khách hàng tăng lên, dẫn đến vòng quay các khoản phải thu giảm. Điều này mặc dù làm giảm hàng tồn kho, tuy nhiên vẫn có thể gây ra tình trạng thu hồi nợ khó đòi.

- + Số vòng quay vốn lưu động: trong năm 2019, 2020 lần lượt là 0.75 vòng; 0.76 vòng và không có sự thay đổi nhiều. Kỳ luân chuyển vốn lưu động cũng lần lượt là 477,75 ngày trong năm 2019 và giảm xuống 473.71 ngày trong năm 2020 này. Đây cũng được xem là có một chút tích cực trong hoạt động sử dụng vốn hiệu quả.

- + Hiệu suất sử dụng vốn cố định: năm 2019, hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1.61 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản dài hạn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1.61 đồng doanh thu thuần. Năm 2020, hiệu suất sử dụng vốn

cố định là 0.91 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản dài hạn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 0.91 đồng doanh thu thuần. Mức giảm của chỉ tiêu này do hai nhân tố doanh thu thuần và tài sản dài hạn cũng giảm sút mạnh, nhưng tốc độ giảm của doanh thu thuấn lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của tài sản dài hạn.

+ Vòng quay tài sản: phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ vốn hiện có của công ty. Hiệu suất sử dụng tài sản hiện có trong năm 2020 là 0.41 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0.41 đồng doanh thu thuần giảm so với năm 2019

Bảng 2.12. Bảng hệ số hiệu quả hoạt động của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức năm 2019, 2020.

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch lệ(%)Tỷ

1.Lợi nhuận trước

thuế và lãi vay Đồng 1,987,934,705 2,481,570,935 493,636,229 24,84% 2.Lợi nhuận sau

thuế Đồng 1,574,669,170 1,950,222,109 375,552,939 23,85% 3.Doanh thu thuần Đồng 28,734,247,890 32,278,479,145 3,544,231,255 12,33% 4.VCSH bình quân Đồng 70,222,189,304 70,864,495,136 642,305,832 1% 5.Vốn kinh doanh Đồng 80,206,922,653 81,104,360,200 897,437,547 1,12% 6.ROS=(2)/(3) % 5,48 6,04 0,56 10,22 7. ROA=(2)/(5) % 2.00 2.42 0.42 21.00

8.ROE=(2)/(4) % 2,24 2,75 0.51 22,77

9.BEP=(1)/(5) % 2.48 3,06 0,58 23,39

(Nguồn: BCTC năm 2019 và 2020 của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): cho biết 1 đồng doanh thu thuần thực tế cho được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, thông qua ROS ta có thể thấy được khả năng kiểm soát chi phí hoạt động cũng như hiệu quả của quá trình kinh doanh. RÓ năm 2019 là 5.48%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 5.48 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, ROS tăng lên là 6.04%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 6.04 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này được xem là tích cực trong năm 2020 đấy biến động này mặc dù doanh thu đã giảm, tuy nhiên hoạt động thu hồi nợ trong năm tiếp theo sẽ là thách thức cho doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA): Để xem xét 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, người ta quan tâm đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Trong giai đoạn 2019, 2020 tỷ suất này cũng tăng lên từ 2% lên 2.42% cho thấy hoạt động đầu tư tài sản của công ty có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Đây là chỉ tiêu mà các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời và mức thu nhập của chủ sở hữu. Có nghĩa là trong kỳ cứ đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Cũng giống như ROS và ROA, biến động của ROE trong giai đoạn này là tăng lên vào năm 2019, 2020 lần lượt là 2.24% và 2.75%. Sự biến động này chủ yếu phụ thuộc vào sự

thay đổi của vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế, do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế vẫn lớn hơn tốc độc tăng của vốn chủ sở hữu.

Việc phần tích các hệ số hiệu quả hoạt động cho ta thấy trong năm 2020 công ty đã có những thành công nhất định, cơ bản các hệ số đều tăng lên. Công ty nên tích cực duy trì và phát huy các lợi thế và điểm mạnh hơn nữa.

Nhìn chung, qua việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức ta thấy VLĐ tập trung chủ yếu ở các khoản phải thu ngắn hạn và khoản tiền và tương đương tiền. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cần phải có biện pháp quản trị tốt nợ phải thu khách hàng trong khi duy trì mức doanh thu đặt ra, tăng tỷ trọng tiền gửi ngân hàng, giảm tỷ trọng tiền mặt tại quỹ. Công ty đã có những thành công trong công tác quản trị vốn lưu động tuy nhiên vẫn cần tiếp tục phát huy các biện pháp rút ngắn kỳ luân chuyển vốn, tăng vòng quay vốn lưu động, từ đó tạo điều kiện để có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững công ty trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay.

Một phần của tài liệu 176 TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w