Sản phẩm dở dang là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công việc xây lắp trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách hợp lý trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang trong xây dựng cơ bản phụ thuộc vào phương thức thanh toán giữa người giao thầu và người nhận thầu và tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành mà doanh nghiệp xây lắp đã xác định.
Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các cách sau:
1.3.3.1 . Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
- Theo “Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
nguyên vật liệu” thì:
+ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (cả chính và phụ).
+ Các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
– Theo “Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu” thì Sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau : Gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Gía trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL trực tiếp X Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm
hoàn thành trong kỳ
dở dang cuối kỳ
Phương pháp này áp dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi
phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65% đến 80% trở lên)
1.3.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương .
Đối với DN có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau >>> Thì áp dụng cách đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương tính toán phức tạp nhưng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính tương đối chính xác, phù hợp với nguyên tắc giá gốc trong tính giá vốn sản phẩm sản xuất
. Theo “Cách đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành
tương đương” thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau : Gia trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theo NVLTT + Gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theo chi
phí NCTT
+
Gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theo chi
phí SXC
Đối với DN T&T hiện nay khi DN xác định đối tượng tính giá
thành là khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành thì trong trường hợp này sản phẩm xây lắp dở dang là khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp chưa
hoàn thành. Do vậy, chi phí sản xuất tính cho sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được tính toán trên cơ sở phân bổ chi phí xây lắp thực tế đã phát sinh cho các khối lượng hay giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và chưa hoàn thành trên cơ sở tiêu thức phân bổ là giá trị dự toán hay chi phí dự toán:
Gía trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ x
Gía trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Gía trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán + Gía trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán 1.4. Tổ chức kế toán Tính giá thành sản phẩm 1.4.1. Các phương pháp tính giá thành
Tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng số liệu về chi phí sản xuất mà kế toán đã tổng hợp để tính ra giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ,...đã hoàn thành theo khoản mục và yếu tố đã định.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau
- Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất có thể sản xuất ra 1 nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách phẩm chất khác nhau .
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau .
- Tính giá thành theo đơn đặt hàng
Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đặc điểm của phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết theo từng đơn đặt hàng.
- Tính giá thành theo phương pháp giản đơn
Phương pháp tính giá thành phổ biến nhất hiện nay là phương pháp giản đơn thường được áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm giản đơn, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn .Đây cũng chính là phương pháp mà T&T đang áp dụng để tính giá thành công trình xây lắp hoàn thành .
Với phương pháp này giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức sau đây: Gia thành thực tế khối lượng hạng mục CT hoàn thành = CP thi công xây lắp DDĐK + CP thi công xây lắp phát sinh trong kỳ
- công xâyCP thi lắp DDCK
- Khoản điềuchỉnh giảm giá thành
Trong trường hợp CPSX được tập hợp cho cả công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì giá thành từng hạng mục công trình được tính như sau :
Gía thành thực tế từng hạng mục
công trình
=
Gía dự toán của từng hạng mục
công trình
x Hệ số phân bổ giá thành thực tế
Hệ số phân bổ giá thành thực tế =
Tổng giá thành thực tế công trình
Tổng giá trị dự toán của tất cả các hạng mục công trình
1.5. Kế toán chi phí sản xuất trong điều kiện thực hiện giao khoán1.5.1. Phương thức giao khoán trong xây lắp 1.5.1. Phương thức giao khoán trong xây lắp
Bên cạnh phương thức quản lý trưyền thống, trong sản phẩm xây lắp có một phương thức quản lý mới, rất thích hợp đối với các doanh nghiệp xây lắp trong nền kinh tế thị trường, đó là phương thức giao khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị trực thuộc, các tổ đội thi công. Các đơn vị nhận khoán (tổ, đội, …) có thể nhận khoán theo hai phương thức: khoán gọn theo công trình, hạng mục công trình ( khoán toàn bộ chi phí) hoặc khoán theo từng khoản mục chi phí.
Khi giao khoán và nhận khoán, hai bên phải lập Hợp đồng giao khoán trong đó quy định rõ công việc, trách nhiệm, quyền lợi mỗi bên và thời hạn thực hiện hợp đồng. Khi công trình nhận khoán bàn giao, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng.
1.5.2. Phương pháp kế toán theo phương thức giao khoán
1.5.2.1. Kế toán theo phương thức giao khoán gọn theo công trình, hạng mục công trình
Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng
Tại đơn vị giao khoán:
Ngoài các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kế toán còn sử dụng thêm TK141- Tạm ứng. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán, đồng thời phải mở sổ chi tiết theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán theo từng công trình, hạng mục công trình, trong đó phản ánh theo cả giá nhận thầu và giao thầu, chi tiết theo từng khoản mục chi phí.
Tại đơn vị nhận khoán:
Tại đơn vị nhận khoán nếu không có tổ chức bộ máy kế toán thì chỉ có nhân viên thực hiện công việc ghi chép ban đầu và mở sổ chi tiết theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí.
Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng
Tại đơn vị giao khoán:
Kế toán sử dụng TK 1362- Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ để phản ánh toàn bộ giá trị mà đơn vị ứng về vật tư, tiền, khấu hao TSCĐ,… cho đơn vị nhận khoán nội bộ. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán.
Tại đơn vị nhận khoán:
Ngoài việc sử dung TK 154 – Chi phí sản xuất , kinh doanh dở dang kế toán còn sử dụng TK 3362- Phải trả về khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ với đơn vị giao khoán
1.6. Tổ chức kế toán Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩmtrong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán
Uứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT) vào tổ chức công tác kế toán thực chất là việc áp dụng phần mềm kế toán trên máy tính vào tổ chức công tác kế toán . Phần mềm kế toán là toàn bộ chương trình dung để xử lý các công việc kế toán một cách tự động , từ khâu vận dụng hệ thống chứng từ kế toán , tổng hợp số liệu kế toán , ghi sổ và lập báo cáo.
Hiện nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ứng dụng công nghệ hỗ trợ công tác kế toán ngày càng rộng rãi và hiện đại hơn. Các phần mềm kế toán giúp công tác kế toán được nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn.
Tổ chức chứng từ sử dụng:
- Các loại chứng từ như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản giao
nhận hàng hóa,... thường được kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng
- Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng các lại chứng tử
như bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các tài khoản khác...
- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công sử dụng các loại chứng từ như
hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương,...
- Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng các loại chứng từ như bảng
kê chi phí, phiếu xuất, bảng phân bổ khấu hao, các phiếu chi,...
Tổ chức tài khoản sử dụng :
Ngoài việc sử dụng các loại tài khoản như theo chế độ kế toán tài chính hiện hành quy định thì tùy vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán quản trị có thể tổ chức chi tiết hơn nữa các tài khoản đến các cấp 3, 4, 5,...
Khi áp dụng kế toán máy , các tài khoản phải được mã hóa theo quy luật nhất định để máy có thể nhận dạng và phân loại các đối tượng kế toán , từ đó mới có thể tập hợp được CPSX và tính giá thành sản phẩm cho tưng đối tượng kế toán đã xác định.
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
- Khai báo danh mục:
Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm liên quan đến hầu hết các danh mục. Các danh mục liên quan trực tiếp như danh mục đối tượng chi phí, danh mục công trình hạng mục công trình, danh mục sản phẩm vật tư,...
- Xử lý nghiệp vụ
Phân loại chứng từ là việc phân ra một cách có hệ thống các loại chứng từ có đặc điểm giống nhau như phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu...
Định khoản là cách thức tính toán, xem xét nghiệp vụ kế toán phát sinh để quyết định đúng đắn nghiệp vụ ấy cần sử dụng tài khoản nào và tài khoản được sử dụng như thế nào, bên Nợ, bên Có ra sao... Nguyên tắc định khoản tạo ra mối liên hệ đối ứng giữa các tài khoản.
- Nhập và xử lý dữ liệu
Các tài liệu gốc được nhập vào máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu giữ trên thiết bị nhớ
- Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kì
+ Các phần mềm có thể thiết lập menu kết chuyển cuối kì hoặc thiết kế
một chứng từ để tiến hành từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154
+ Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng
danh mục công trình.
Trình tự ghi sổ, hệ thống sổ sách trong kế toán máy
Tất cả các thông tin phải được mã hóa và chú trọng vào khâu chứng từ ban đầu . Mỗi một doanh nghiệp thì có hình thức chứng từ khác nhau và mỗi hình thức chứng từ ghi sổ có nhiều đặc điểm thích hợp và thuận lợi cho quá trình thực hiện kế toán máy
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kì
Các phần mềm kế toán có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kì hoặc thiết kế chứng từ kế toán để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154. Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục công trình, hạng mục công trình. Khi nhập dữ liệu, các chi phí phát sinh phải chia ra các khoản mục chi phí để chương trình tập hợp.
Kế toán giá thành sản phẩm
- Quá trình thực hiện tính giá thành:
+ Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kì (hoặc máy tự động chuyển từ cuối
kì trước sang)
+ Tập hợp chi phí: máy tự động tập hợp.
+ Cập nhật sản xuất sản phẩm trong kì và sản phẩm làm dở cuối kì.
+ Tổng hợp số liệu.
Ưu điểm và hạn chế
Tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính phải tuân thủ các nguyên tắc sau
- Phù hợp với đặc điểm,, tính chất, mục đích, quy mô và phạm vi hoạt
động của doanh nghiệp
- Trang bộ đồng bộ về cơ sở vật chất, trính độ cán bộ kế toán, và cán
bộ quản lí doanh nghiệp
- Đảm bảo tính đồng bộ và tự động hóa cao: việc tính toán, hệ thống
hóa và cung cấp thông tin phải được thực hiện tự động và đồng bộ trên máy tính theo phần mềm đã cài sẵn.
- Ưu điểm :
+ Về khối lượng công việc : Nếu sử dụng kế toán máy thì khối lượng
công việc sẽ giảm đi đáng kể .
+ Về tốc độ và độ chính xác : Ở kế toán thủ công thực hiện phép toán
và ghi chép bằng tay nên chậm , độc chính xác toán học còn thấp còn ở kế toán máy thì tốc độ nhanh và độ chính xác cao hơn .
+ Về tính kịp thời : Kế toán máy luôn cung cấp thông tin kịp thời ,
chính xác và có thể cung cấp được tất cả các báo cáo theo yêu cầu của DN , đáp ứng nhu cầu của kế toán quản trị .
+ Về việc lưu trữ , bảo mật thông tin : Lưu trữ được khối lượng thông tin lớn , tìm kiếm thông tin nhanh , tính bảo mật cao .
- Nhược điểm : Đòi hỏi kế toán viên phải có trình độ để sử dụng được
các phần mềm kế toán. Doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống máy tính và tốn chi phí mua bản quyền phần mềm kế toán. Đôi khi phần mềm bị lỗi sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
PHỤ LỤC CHƯƠNG I
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 154
Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 1.4: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
TK 155 TK 154
CP hoàn thành ( Chờ bán )
CP hoàn thành , bàn giao TK 632
Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 632 TK 154
TK 631 TK 154
Chi phí NVLTT TK 632
Chi phí NCTT SP hoàn thành
Chi phí SXC
. Sơ đồ 1.6: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định