Phân tích công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN

Một phần của tài liệu 169 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước TỈNH NINH BÌNH (Trang 36 - 43)

Ninh Bình.

2.2.2.1Cơ chế, chính sách kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN

Theo cơ chế kiểm soát chi thường xuyên quy định tại Thông tư số 62/2020/TT-BTC có một số điểm mới, mang tính cải cách hành chính cao, bước đầu thực hiện cải cách công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2025, đó là:

Đối với hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau

Thanh toán trước, kiểm soát sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với từng lần thanh toán của các hợp đồng thanh toán nhiều lần, trừ lần thanh toán cuối cùng; trong đó, Kho bạc Nhà nước tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp; đồng thời, gửi 01 chứng từ báo Nợ cho đơn vị để xác nhận đã thực hiện thanh toán, gửi 01 chứng từ báo Có cho đơn vị (nếu đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước).

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ theo chế độ quy định.

Trường hợp sau khi kiểm soát phát hiện khoản chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, Kho bạc Nhà nước có văn bản thông báo kết quả kiểm soát chi (theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này) gửi đơn vị sử dụng ngân sách; sau đó thực hiện xử lý thu hồi giảm trừ giá trị thanh toán vào lần thanh toán liền kề tiếp theo, trường hợp lần thanh toán liền kề tiếp theo không đủ khối lượng hoàn thành/dự toán để giảm trừ thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này.

Đối với hình thức kiểm soát trước, thanh toán sau

Kiểm soát trước, thanh toán sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với tất cả các khoản chi; trong đó, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán

trong thời gian 02 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

Thông tư quy định, đơn vị sử dụng ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước Giấy nộp trả kinh phí để nộp trả kinh phí theo đúng quy định. Trường hợp khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước theo kết luận, kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thấm quyền, đơn vị gửi kèm Văn bản của các cơ quan nhà nước có thấm quyền và có trách nhiệm nộp NSNN kịp thời, đầy đủ theo Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kho bạc Nhà nước thực hiện thu hồi giảm chi NSNN (trường hợp chưa quyết toán ngân sách) hoặc thu hồi nộp NSNN (trường hợp đã quyết toán ngân sách) theo quy định và thực hiện hạch toán kế toán theo đứng mục lục NSNN, năm ngân sách.

Việc thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN của các đơn vị với KBNN thực hiện theo sơ đồ sau:

(1) (2)

F (4) (3)

Hình 2.2. Sơ đồ Quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên

(1) Đơn vị sử dụng ngân sách gửi hồ sơ, chứng từ chi cho bộ phận kế toán KBNN

(2) Bộ phận kế toán kiểm tra, kiểm soát các yếu tố của hồ sơ nếu hợp lệ trình lãnh đạo ký duyệt.

(3) Lãnh đạo kho bạc kiểm tra và ký duyệt, trả hồ sơ, chứng từ cho bộ phận kế toán

(4) Bộ phận kế toán làm thủ tục cấp phát, chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Bộ phận kế toán Đơn vị sử dụng

Như vậy, quản lý chi NSNN nói chung và cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN đã từng bước được quy định và hoàn thiện đặc biệt là từ khi Luật NSNN được ban hành. Luật NSNN ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn Luật đã tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho công tác tổ chức chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chi NSNN được quy định rõ ràng. KBNN từ chỗ chỉ đơn thuần xuất, nhập quỹ NSNN theo lệnh chuẩn chi của cơ quan tài chính hoặc đơn vị Bộ phận kế toán Lãnh đạo Kho bạc Đơn vị sử dụng ngân sách dự toán đã chuyển sang thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo thực chi, đảm bảo đúng định mức, tiêu chuẩn và dự toán được duyệt, tăng cường phương thức cấp thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, góp phần đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng NSNN hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, tham nhũng ...

2.2.2.2 Kiểm soát hồ sơ, chứng từ

Hồ sơ đơn vị gửi KBNN: khi có nhu cầu chi, ngoài hồ sơ gửi 1 lần vào đầu năm (dự toán chi NSNN; Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công; bảng đăng ký biên chế quỹ tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí,...) thì đơn vị sử dụng NSNN phải gửi cơ quan KBNN nơi giao dịch các loại giấy tờ sau:

Một là, lệnh chuẩn chi (giấy rút dự toán của đơn vị ghi rõ nội dung nguồn kinh phí; lệnh chi tiền của cơ quan tài chính với trường hợp cấp bằng lệnh chi tiền); séc, uỷ nhiệm chi đối với trường hợp đơn vị rút chi từ tài khoản tiền gửi.

Hai là, các hồ sơ, chứng từ có liên quan đến từng khoản chi đã được nêu trên.

- Đối chiếu các khoản chi đó với dự toán, đảm bảo khoản chi đó phải có trong dự toán năm được duyệt, tương ứng theo từng nguồn kinh phí.

- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ của từng khoản chi, đảm bảo các khoản chi phải có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ theo quy định.

- Kiểm tra đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi. Tuỳ theo nội dung khoản chi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND tỉnh hoặc đơn vị tự ban hành trong quy chế chi tiêu nội bộ về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi, thì KBNN thực hiện đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, đảm bảo số đề nghị thanh toán không được vượt quá tiêu chuẩn chế độ chi cho phép.

- Kiểm tra các yếu tố hạch toán: tuỳ theo nội dung chi thì đơn vị phải hạch toán đúng theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục NSNN đã ban hành.

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ: đảm bảo hồ sơ, chứng từ phải được lập đúng mẫu biểu quy định; có đầy đủ dấu, chữ ký của những người có liên quan (thủ trưởng, kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền thủ trưởng, kế toán trưởng); mẫu dấu, mẫu chữ ký phải đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với cơ quan KBNN.

- Sau khi kiểm tra, kiểm soát hồ sơ của đơn vị thấy phù hợp, thì KBNN thực hiện chi cho đơn vị (thanh toán hoặc tạm ứng) theo quy định; nếu không đủ thủ tục thì trả lại hồ sơ và thông báo cho đơn vị biết lý do từ chối thanh toán.

Qua kiểm soát chi từ năm 2018-2020, KBNN Ninh Bình đã không chấp nhận 1.368 món với số tiền 50.061 triệu đồng do chưa đủ thủ tục thanh toán; từ chối thanh toán 99 món do chi sai quy định với số tiền 4.577 triệu đồng (theo bảng 2.2. dưới đây)

Bảng 2.2: Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Ninh Bình giai đoạn 2018-2020

m

Chưa đủ thủ tục yêu cầu bổ sung

Từ chối thanh toán

Số món (món) Số tiền (triệu đồng) Số món (món) Số tiền (triệu đồng) 2018 342 11.588 40 484 2019 380 11.024 19 235 2020 646 27.449 40 3.858

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN hàng năm của KBNN Ninh Bình)

Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù quy định thực hiện về kiểm soát chi NSNN theo Luật NSNN, nhưng việc chấp hành thủ tục thanh toán và các quy định về chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN vẫn còn nhiều sai sót; số lượng (món sai) và số tiền không giảm. Đây là yêu cầu đặt ra cho các cấp quản lý đặc biệt là các đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN trong việc chấp hành các quy định về sử dụng NSNN đảm bảo đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả…

Số tiền từ chối thanh toán từ 2018-2020 (ở bảng 2.3) được chi tiết theo bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Số tiền từ chối thanh toán qua kiểm soát chi từ 2018-2020

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Vượt dự toán

Vượt định

mức Sai chế độ Sai khác

Món Tiền Món Tiền Món Tiền Món Tiền

2018 24 164 6 42 10 278

2019 11 101 8 134

2020 35 3.810 4 31 1 17

Tổng 70 4.075 18 207 1 17 10 278

(Nguồn: Báo cáo kiểm soát chi KBNN Ninh Bình)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN còn chưa chấp hành triệt để quy định về kỷ cương, kỷ luật tài chính trong chi tiêu NSNN đặc biệt là quy định về định mức chi tiêu, chế độ chi tiêu của nhà nước quy định; chi vượt dự toán chiếm số lượng lớn, đòi hỏi cần được các cơ quan quản lý, cấp chủ quản quan tâm chỉ đạo để việc sử dụng NSNN hiệu quả, đúng quy định.

2.2.2.3 Kiểm soát thanh toán các khoản chi

Kho bạc Tỉnh kiểm tra việc đăng ký cam kết chi của đơn vị theo quy định. Phương thức cấp phát như sau:

a) Trường hợp cấp tạm ứng

Đối tượng cấp tạm ứng: chi quản lý hành chính; chi nghiệp vụ chuyên môn chưa đủ điều kiện thanh toán; chi mua sắm tài sản, sửa chữa, xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn tài sản cố định chưa đủ điều kiện cấp phát, thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng kinh tế; tạm trích thu nhập tăng thêm đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ tự chủ.

Mức cấp tạm ứng: tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản chi theo đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN và phù hợp với tiến độ thực hiện. Mức cấp tạm ứng tối đa không vượt quá 30% dự toán năm đã được phê duyệt cho đơn vị tương ứng theo từng khoản chi.

Trình tự, thủ tục cấp tạm ứng: khi có nhu cầu tạm ứng, đơn vị gửi KBNN đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định kèm theo giấy rút dự toán để KBNN có căn cứ cấp tạm ứng và theo dõi tạm ứng. KBNN kiểm tra, kiểm soát, nếu đủ điều kiện quy định thì thực hiện cấp tạm ứng cho đơn vị.

Thanh toán tạm ứng: khi có đủ điều kiện thanh toán, đơn vị gửi KBNN giấy đề nghị thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ có liên quan để KBNN kiểm soát.

Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số tạm ứng: căn cứ đề nghị của đơn vị, KBNN kiểm tra, nếu phù hợp thì làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh toán và yêu cầu đơn vị lập giấy rút dự toán để cấp thanh toán bổ sung cho đơn vị (đối với phần chênh lệch giữa đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng).

Nếu số đề nghị thanh toán nhỏ hơn số tạm ứng: căn cứ đề nghị của đơn vị, KBNN kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh toán (số tiền đúng bằng số đề nghị thanh toán).

Trường hợp số tạm ứng chưa đủ điều kiện thanh toán, các đơn vị có thể thanh toán trong tháng sau, quý sau. Tất cả các khoản tạm ứng sau 31/12 chưa đủ thủ tục thanh toán được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước; nếu sau thời gian chỉnh lý quyết toán, đơn vị phải đề nghị cơ quan tài chính cho phép chuyển tạm ứng sang năm sau và quyết toán vào niên độ năm sau; nếu không đề nghị hoặc đề nghị không được chấp thuận thì KBNN thu hồi tạm ứng bằng cách trừ vào dự toán năm sau của đơn vị.

b) Trường hợp cấp thanh toán:

Đối tượng cấp thanh toán: các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, học bổng, sinh hoạt phí,...), các khoản chi đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, các khoản tạm ứng đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán.

Mức cấp thanh toán: căn cứ hồ sơ, chứng từ chi và theo đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN. Mức cấp thanh toán tối đa (bao gồm cả số chi tạm ứng chưa được thu hồi) không được vượt quá dự toán năm đã được phê duyệt.

Trình tự thanh toán: khi có nhu cầu cấp phát, thanh toán, đơn vị gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan. KBNN kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ của đơn vị, nếu phù hợp thì làm thủ tục thanh toán chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc cấp chi trả qua đơn vị sử dụng NSNN để đơn vị chi trả cho người thụ hưởng (trường hợp chi trả cho đơn vị, cá nhân không có tài khoản,...)

2.2.2.4 Tổ chức hạch toán các khoản chi theo Mục lục NSNN

Tất cả các khoản chi NSNN khi thực hiện đều được KBNN phản ảnh, hoạch toán vào mục lục NSNN theo đúng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo chế độ kế toán hoạt động nghiệp vụ KBNN và theo niên độ ngân sách. Qua đó cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho công tác điều hành, quản lý, kiểm soát NSNN; đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ việc đề ra các quyết định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu 169 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước TỈNH NINH BÌNH (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w