Hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN và chất lượng kiểm soát

Một phần của tài liệu 169 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước TỈNH NINH BÌNH (Trang 58 - 60)

chi đối với các đơn vị

3.1.1.1 Đối với kiểm soát chi thường xuyên theo dự toán

Tiếp tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản nhà nước về chi NSNN; ban hành các quy định về quy trình kiểm soát chi phù hợp, đáp ứng với tình hình thực tế của xã hội và từng địa phương. Ban hành các quy định cụ thể về quy trình, thủ tục chi ngân sách theo dự toán được duyệt đối với kinh phí uỷ quyền, các khoản chi cho các chương trình khoa học, chi ngân sách xã, phường, thị trấn... vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách vừa đảm bảo quản lý ngân sách một cách chặt chẽ, hiệu quả.

Phân định rõ thẩm quyền, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách. Cụ thể: Sở Tài chính, phòng kế hoạch - tài chính các huyện có trách nhiệm xây dựng dự toán, giám sát, kiểm tra việc chấp hành dự toán của các đơn vị thụ hưởng, chủ động bố trí nguồn đáp ứng các nhu cầu chi của các đơn vị được kịp thời, đầy đủ và chính xác; KBNN tỉnh và các KBNN huyện, thị thực hiện kiểm tra, kiểm soát và thực hiện thanh toán kịp thời, chính xác và đầy đủ cho các đơn vị thụ hưởng, đảm bảo các khoản chi phải có đủ các điều kiện chi theo quy định; các đơn vị thụ hưởng ngân sách thực hiện chi tiêu NSNN theo đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Cần có quy chế bắt buộc đối với các cơ quan chủ quản trong quá trình giao dự toán cho đơn vị cấp dưới phải đảm bảo công khai, minh bạch. Trong

quá trình kiểm tra, kiểm soát thực tế cho thấy, các đơn vị chủ quản cấp trên khi xét duyệt dự toán của đơn vị cấp dưới gửi lên thường không đảm bảo chặt chẽ các tiêu thức, vẫn còn tình trạng buông lỏng. Nhiều khoản chi không gắn với nhiệm vụ chi của đơn vị dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh hoặc đơn vị sử dụng cố tình lập khống chứng từ, hoá đơn để chi hết các khoản kinh phí được cấp đó, như các khoản chi hội nghị, chi tiếp khách, chi sửa chữa tài sản cố định, vật tư văn phòng...

3.1.1.2 Đối với hoạt động kiểm soát chi các cơ quan, đơn vị khoán

- Tăng cường khâu thẩm tra, thẩm định phương án khoán chi của các cơ quan, đơn vị đảm bảo kinh phí khoán vừa phù hợp với nhu cầu chi tiêu thực tế, vừa kích thích đơn vị sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả. Nhà nước cần ban hành cũng như sửa đổi bổ sung kịp thời các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu làm căn cứ cho việc xác định mức khoán chi của các đơn vị; tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định để xác định mức độ tiết kiệm hay lãng phí của việc sử dụng kinh phí trong những năm trước là cơ sở cho việc xây dựng hệ số điều chỉnh tăng, hoặc giảm đối với kinh phí khoán; quy định cụ thể và thống nhất hệ số điều chỉnh sao cho phù hợp với từng loại hình cơ quan; thường xuyên rà soát, phân loại, sắp xếp nhằm xác định số lao động cần thiết trong từng khâu công việc cụ thể để từ đó xác định chính xác số biên chế khoán chi cho từng cơ quan, đơn vị.

- Phân định vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị thực hiện khoán chi trong các khâu. Đơn vị thực hiện khoán tự rà soát xác định lại nhu cầu lao động phù hợp và thủ trưởng đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các khoản chi tiêu của đơn vị mình; Cơ quan Kho bạc thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo đề nghị của chủ tài khoản và các điều kiện chi theo quy định.

- Đối với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc cấp quản lý, phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại các đơn vị. Về phía đơn vị xây dựng phương án thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để chủ động sử dụng kinh phí tiết kiệm hiệu quả làm căn cứ kiểm tra, giám sát chi tiêu. Các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện quy chế dân chủ, công khai trong việc sử dụng biên chế, kinh phí đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và pháp luật về công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí được giao.

Một phần của tài liệu 169 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước TỈNH NINH BÌNH (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w