Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 169 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước TỈNH NINH BÌNH (Trang 43 - 47)

Từ khi Luật NSNN được ban hành, qua quá trình thực hiện đặc biệt là từ năm 2018 đến nay đã tạo ra sự chuyển biến căn bản về công tác quản lý quỹ NSNN trên tất cả các phương diện, từ khâu lập, duyệt, phân bổ, chấp hành đến quyết toán và kiểm tra giám sát. Theo đó, công tác kiểm soát chi NSNN cũng được thể chế hoá và trở thành một công cụ không thể thiếu của bộ máy quản lý tài chính nhà nước nói chung và địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng, bước đầu đã giúp cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chủ động trong việc cân đối thu - chi, điều hành NSNN trên địa bàn, phục vụ kịp thời, có hiệu quả

cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đạt được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, thông qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN Ninh Bình đã kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN bằng việc yêu cầu các đơn vị phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi, nguyên tắc chi NSNN theo Luật NSNN. Theo đó, công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán dần đi vào nề nếp, thời hạn gửi dự toán chi đến Kho bạc ngày một kịp thời, đúng hơn; chất lượng dự toán từng bước được nâng cao đáp ứng tương đối chính xác các nhiệm vụ chi của các đơn vị sử dụng kinh phí, giúp cho đơn vị dự toán và cơ quan tài chính, KBNN có căn cứ để quản lý và điều hành NSNN một cách có hiệu quả hơn.

Thứ hai, qua kiểm soát chi của KBNN trên địa bàn Ninh Bình, kinh phí NSNN được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành đúng chế độ về hoá đơn chứng từ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Đặc biệt là việc xây dựng, mua sắm, sửa chữa của các đơn vị đã đƣợc quản lý một cách chặt chẽ bằng cơ chế đấu thầu và việc kiểm tra, kiểm soát chứng từ chi của KBNN.

Từ năm 2018, cơ chế kiểm soát chi ngày càng được hoàn thiện, từng bước cải cách thủ tục hành chính trong kiểm soát chi, phù hợp với tiến trình cải cách của nền kinh tế, tạo tính chủ động cho các đơn vị dự toán trong quá trình sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của các đơn vị sử dụng ngân sách. KBNN Ninh Bình đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi tiêu của các đơn vị bằng việc yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi, nguyên tắc chi theo Luật NSNN. Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp, giúp cơ quan tài chính và các cấp chính quyền có căn cứ để điều hành và quản lý quỹ NSNN có hiệu quả... KBNN Ninh Bình đã tập trung thực hiện việc quản lý và kiểm soát chi trên 2 góc độ: thanh toán kịp thời các

nhu cầu chi trả của các đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi do KBNN trực tiếp cấp phát, thanh toán theo đúng quy định của Luật NSNN.

Nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị trong việc quản lý chi NSNN cũng được quy định rõ ràng hơn. Cụ thể, đối với cơ quan tài chính đã tăng cường được tính chủ động trong việc tham mưu với các cấp chính quyền địa phương trong điều hành NSNN. Đối với đơn vị dự toán, việc tổ chức chi và kiểm soát chi NSNN theo dự toán cũng giúp tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị trong quá trình chuẩn chi. Công tác quyết toán ngân sách, thanh tra, kiểm toán đã được chú trọng, từng bước nâng cao kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Thực hiện kiểm soát chi thực sự là một biện pháp tích cực để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực chi tiêu NSNN. Qua kiểm soát chi của KBNN Ninh Bình, kinh phí NSNN được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành chế độ về hoá đơn, chứng từ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu… Tình trạng chi chạy kinh phí cuối năm, rút tiền mặt về quỹ toạ chi… đã dần được hạn chế.

Thứ ba, đối với các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp có thu đã quan tâm đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy sao cho gọn nhẹ hiệu quả hơn, tránh được độ ì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ. Tạo tính chủ động cũng như tăng cường ý thức tiết kiệm của cả tập thể đơn vị trong quá trình sử dụng kinh phí. Việc sử dụng kinh phí khoán sẽ được minh bạch hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tế, đúng mục đích và hiệu quả. Tăng cường được sự giám sát giữa người sử dụng lao động với lao động và giữa những người lao động với nhau trong cùng một đơn vị. Thông qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức; đồng thời giải quyết chế độ, trợ cấp thêm những lao động dôi dư

trong quá trình sắp xếp lại lao động. Tạo động lực và điều kiện cho từng cán bộ phát huy được hết khả năng của mình, tận tâm, tận lực với công việc...

Thứ tư, thông qua số liệu báo cáo chi NSNN hàng ngày, KBNN Ninh Bình đã giúp cho cơ quan Tài chính địa phương, UBND tỉnh chủ động điều hành Ngân sách. Tiền của NSNN được quản lý đúng chế độ, chi đúng đối tượng, dự toán, hạn chế tình trạng dàn trải của NSNN. Do đó, tồn ngân quỹ của Ngân sách địa phương luôn đáp ứng được nhu cầu chi trả, khắc phục tình trạng căng thẳng giả tạo của Ngân sách.

Chi sự nghiệp kinh tế đã đảm bảo phát triển toàn diện nền kinh tế của Tỉnh, tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, thí nghiệm tạo ra giống cây, con có năng suất đặc biệt là các vùng lúa đặc sản, mở mang các làng nghề và khai thác nuôi tôm vùng ven biển … Công tác khuyến nông, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật, phổ biến giống mới đã mang lại hiệu quả lớn. Những năm qua tỉnh liên tục được mùa lớn cả về diện tích, năng suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước.

Chi giáo dục đào tạo là khoản chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách địa phương đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng giáo dục - đào tạo của tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đều đạt cao, số học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước.

Công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân được chú trọng, đã xây dựng, nâng cấp bệnh viện tỉnh, huyện, thị xã, các trạm y tế, tăng cường trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh … Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tăng dân số giảm nhanh.

Các chính sách xã hội, nhất là đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng được thực hiện tốt. Chính sách với miền núi, vùng cao, những nơi có điều kiện khó khăn đƣợc quan tâm giải quyết tốt hơn…

Một phần của tài liệu 169 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước TỈNH NINH BÌNH (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w