Dựa vào phƣơng thức chiếm hữu (kiểm soát thực tế, kiểm soát hành vi các chủ thể, có thể cảm nhận, nắm bắt đƣợc hay không) tà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân loại tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 26 - 28)

soát hành vi các chủ thể, có thể cảm nhận, nắm bắt đƣợc hay không) tài sản đƣợc phân loại thành tài sản vô hình và tài sản hữu hình

Phân biệt tài sản thành tài sản vô hình và tài sản hữu hình là một trong các cách phân loại tài sản truyền thống được áp dụng ở pháp luật nhiều quốc gia.Điều 448 Bộ luật Dân sự của Tiểu bang Louisiana Hoa Kỳ quy định: "Tài sản được phân chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; tài sản hữu hình và tài sản vô hình; động sản và bất động sản".

Ngay tên gọi vô hình, hữu hình đã thể hiện đặc điểm phân biệt hai loại tài sản trên. Theo đó, tài sản hữu hình khác tài sản vô hình ở đặc điểm "vật chất". Nhắc đến tài sản hữu hình là nói đến những dạng tài sản con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan, có thể nắm bắt được trên thực tế và kiểm soát được hành vi của bản thân đối với chúng. Ví dụ, tài sản hữu hình là một chiếc bút. Với chiếc bút ta có thể nhìn thấy; cảm nhận về màu sắc, hình dáng, kích thước thông quan thị giác hay cũng có thể cảm nhận được kích thước, hình dáng thông qua xúc giác. Chủ sở hữu thể hiện hành vi chiếm hữu thực tế bằng cách giữ gìn, sử dụng và có toàn quyền chống lại hành vi chiếm hữu, sử dụng trái phép của người khác. Rõ ràng với đặc điểm "vật chất" của mình, tài sản hữu hình dễ dàng được chứng minh thuộc sở hữu của chủ thể nào đó dựa trên căn cứ có sự chiếm hữu thực tế. Ngược lại với tài sản hữu hình, tài sản vô hình không thể cảm nhận được bằng các giác quan: thị giác, xúc giác... mà "phải thông qua những ý niệm về những mối quan hệ pháp luật giữa người có quyền khai thác lợi ích của tài sản với người thứ ba" [9, tr. 72]. Tài sản vô hình thường được hình thành trên một tài sản hữu hình gọi là quyền tài sản hoặc là sản phẩm của các hoạt động sáng tạo như tài sản sở hữu trí tuệ. Do không có thuộc tính vật chất nên người ta không thể chứng minh được tài sản vô hình thuộc sở hữu của mình bằng phương thức đơn giản là thực tế đang nắm giữ chúng. Cách thức chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản vô hình rất phức tạp, thông thường cần có sự công nhận của một chủ thể thứ ba mà đại diện tiêu biểu là nhà nước.

Phân loại tài sản dựa trên phương thức chiếm hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập quy chế pháp lý điều chỉnh đối với mỗi loại tài sản đặc thù:

- Về các quyền của chủ sở hữu: Quan niệm của nhiều hệ thống luật trong đó có Việt Nam cho rằng chủ sở hữu là người có đầy đủ ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tuy nhiên trên thực tế chủ sở hữu chỉ có đủ ba quyền này đối với các tài sản hữu hình. Vai trò quan trọng của quyền chiếm hữu thể hiện ở chỗ tài sản hữu hình thực tế đang do ai nắm giữ và quản lý. Còn với tài sản vô hình không có khái niệm chiếm hữu. Ngay sau khi tài sản vô hình là các tài sản sở hữu trí tuệ như phát minh, sáng chế, tác phẩm văn học, nghệ thuật… được công bố bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận và khai thác mà chủ sở hữu không thể kiểm soát được. Chủ sở hữu chỉ có thể bảo vệ được quyền chiếm hữu bằng cách giữ bí mật kết quả sáng tạo của mình. Khả năng này gần như không thể thực hiện được trên thực tế do tài sản vô hình nếu không được bộc lộ, khai thác thì cũng sẽ không đem lại giá trị hay thành quả gì. Từ điểm khác biệt cơ bản này luật dân sự các nước đều xây dựng quy chế thích hợp để bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp đối với mỗi loại tài sản là vô hình hay hữu hình.

- Về quyền sử dụng: Với tài sản hữu hình, chỉ khi có sự chiếm hữu thực tế, chủ thể mới có thể thực hiện được quyền sử dụng. Điều đó có nghĩa hành vi chiếm hữu là cơ sở của hành vi sử dụng, nó nối tiếp nhau theo thứ tự tất yếu đương nhiên. Tại cùng một thời điểm, với một đối tượng tài sản hữu hình, không thể có hai chủ thể cùng sử dụng (sử dụng ở đây được hiểu theo nghĩa trực tiếp khai thác). Đặc điểm lớn nhất của loại tài sản này chính là tính hữu hình về mặt vật chất và tính cá biệt hóa về quyền chủ thể. Ngược lại, với tài sản vô hình do đặc điểm phi vật chất nên cùng một thời điểm nhiều chủ thể có thể trực tiếp khai thác mà không cần hành vi chiếm hữu. Đây là nguyên nhân đẩy giá trị của tài sản vô hình tăng lên theo cấp số nhân và khiến quyền sử dụng trở thành quyền quan trọng nhất trong các quyền liên quan đến sở

hữu tài sản vô hình là tài sản trí tuệ. Việc sử dụng, khai thác nhiều lần tài sản vô hình là các tài sản trí tuệ chẳng những không làm giảm mà còn làm tăng thêm giá trị của tài sản đó. Do đó pháp luật các quốc gia đều quy định thời gian bảo hộ quyền sở hữu tài sản vô hình dài hơn nhiều lần so với tài sản hữu hình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân loại tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)