5. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 7: Kết quả sản xuất kinh doanh nhà máy bia Phú Bài từ năm 2010 – 2012 Nội dung ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Sản lượng Triệu lít Doanh thu thuần Triệu đồng Doanh thu tài chính Triệu đồng Doanh thu khác Triệu đồng Chi phí hoạt động Triệu đồng Chi phí tài chính Triệu đồng Chi phí khác Triệu đồng Lợi nhuận gộp Triệu đồng Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng
Thuế TNDN Triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng
125,943 115,781 151,844 -10,162 -8,07% 36,063 31,15% 781.662 1.085.107 1.278.548 303.445 38,82% 193.441 17,83% 15.448 38.573 23.693 23.125 149,70% -14.880 -38,58% 2.186 977 771 -1.209 -55,31% -206 -21,08% 242.598 262.946 257.168 20.348 8,39% -5.778 -2,20% 6.960 26.385 9.720 19.425 279,09% -16.665 -63,16% 2.784 5.794 1.470 3.010 108,12% -4.324 -74,63% 388.020 456.017 511.061 67.997 17,52% 55.044 12,07% 253.314 282.442 267.166 29.128 11,50% -15.276 -5,41% 63.329 79.611 66.791 16.282 25,71% -12.820 -16,10% 189.985 202.831 200.375 12.846 6,76% -2.456 -1,21%
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy bia Phú Bài, có thể thấy rõ sản lượng của nhà máy tăng giảm khác nhau qua 3 năm. Từ năm 2010 với sản lượng là 125.943 triệu lít đã giảm đi 10.162 triệu lít trong năm 2011, tương đương 8,07%. Đến năm 2012, con số này tăng thêm 36.063 triệu lít so với năm 2011; nâng tổng sản lượng nhà máy lên 151.844 triệu lít. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do trong năm 2012, kết quả của dự án đầu tư mở rộng nhà máy giai đoạn 3 đã đi vào hoạt động. Tuy chỉ mới hoạt động với công suất nhỏ nhưng dây chuyền sản xuất lon đã sản xuất được 36.358 triệu lít.
Doanh thu thuần của nhà máy cũng tăng liên tục qua 3 năm theo quy mô của sản lượng. Năm 2010 con số này là 781.662 triệu đồng; đến năm 2011 tăng lên 1.085.107 triệu đồng, tương đương 38,82%. Năm 2012 do sản lượng tăng mạnh nên doanh thu của công ty lên đến 1.278.548 triệu đồng.
Xét về chi phí hoạt động của nhà máy bao gồm: chi phí phân phối, chi phí nhân công bán hàng, chi phí khấu hao bán hàng, chi phí bán hàng và tiếp thị, chi phí quản lý, khấu hao quản lý, nhân công quản lý. Các chi phí này có sự biến động khác nhau qua 3 năm, dẫn đến tổng chi phí của nhà máy cũng thay đổi theo. Từ năm 2010, chi phí hoạt động của nhà máy là 242.598 triệu đồng; sang năm 2011 tăng lên 262.946 triệu đồng. Đến năm 2012 chi phí của toàn bộ nhà máy giảm xuống còn 257.168 triệu đồng.
Từ năm 2010 đến năm 2012, các chỉ tiêu như chi phí tài chính, thu nhập tài chính, chi phí khác, thu nhập khác có sự biến động khác nhau. Trong đó chi phí tài chính có sự biến động mạnh nhất. Năm 2010 chi phí tài chính của nhà máy là 6.960 triệu đồng; đến năm 2011 tăng mạnh lên 26.385 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2011, nhà máy phải đi vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng và hoàn thiện nhà máy giai đoạn 3. Tuy nhiên đến năm 2012 con số này lại giảm xuống và chỉ còn 9.720 triệu đồng.
Lợi nhuận trước thuế của nhà máy sau khi đã trừ đi chi phí tài chính, chi phí khác và cộng thêm thu nhập tài chính, thu nhập khác tăng giảm không đồng đều tăng qua 3 năm. Từ 253.314 triệu đồng năm 2010; tăng lên 282.442 triệu đồng năm 2011 (tăng 11,50%); nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 267.166 triệu đồng (giảm 5,41%)
Qua đây ta có thể rút ra nhận xét, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy qua 3 năm nhìn chung đều có sự biến đổi mạnh theo hướng tích cực. Để đạt được kết quả này, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên toàn nhà máy.